Thị Trường Vốn Là Gì? Đặc điểm Và Chức Năng Của Thị Trường Vốn

  1. Định nghĩa thị trường vốn là gì?
  2. Các loại thị trường vốn phổ biến hiện nay
  3. Vai trò của thị trường vốn
  4. Đánh giá tiềm năng thị trường vốn tại Việt Nam
    1. Điểm mạnh
    2. Hạn chế

Trên thị trường tài chính, người ta vẫn thường nghe cái tên quen thuộc thị trường vốn. Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng, chúng giúp cung ứng vốn dài hạn phát triển cho nền kinh tế. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ hết về thuật ngữ này.

Định nghĩa thị trường vốn là gì?

Như đã nói, thị trường vốn là một trong những bộ phận chủ yếu của lĩnh vực tài chính. Thông qua sự sắp xếp theo thể chế để vay và cho vay tiền với những điều kiện và thời hạn khác nhau, chúng có chức năng cung ứng vốn đầu tư dài hạn cho nền kinh tế đi lên.

Cụ thể, chúng cung cấp nợ dài hạn và chứng khoán chủ sở hữu tài chính cho cả chính phủ lẫn các doanh nghiệp.

Đối tượng chính của thị trường vốn bao gồm nhiều thành phần như: các tổ chức tài chính đóng vai trò bên cho vay, các đơn vị kinh doanh, tập đoàn có đặc tính đi vay.

Thị trường vốn kết nối sự dư dả của những người muốn tiết kiệm đến những người có nhu cầu sử dụng nó lâu dài. Chẳng hạn, các công ty mong muốn được vay vốn để đầu tư và sẽ vay vốn của chính phủ sử dụng để đầu tư dài hạn.

Các công cụ của thị trường vốn là gì? Chúng bao gồm các công cụ tài chính đa dạng và phong phú sau đây:

  • Cổ phiếu
  • Trái phiếu công ty
  • Công cụ vay thế chấp
  • Công cụ tài chính vay thương mại và vay tiêu dùng từ sự cung cấp của ngân hàng thương mại và các công ty tài chính.
  • Các chứng khoán của chính phủ cũng như các cơ quan thuộc chính phủ.

Các loại thị trường vốn phổ biến hiện nay

Thị trường vốn bao hàm nhiều loại khác nhau được chia theo nhiều tiêu chí cụ thể như sau:

Căn cứ trên hàng hóa của thị trường:

  • Thị trường cổ phiếu: Đây là nơi giao dịch mua bán, trao đổi các loại giấy tờ xác nhận cổ phần mà các cổ đông đã đóng góp.
  • Thị trường trái phiếu: Là thị trường trao đổi, kinh doanh mà hàng hóa chính là trái phiếu.
  • Thị trường chứng khoán phái sinh: Thị trường vốn này không mua bán tài sản, hiện vật. Chúng là nơi mua bán các quyền, các hợp đồng, các nghĩa vụ được chuyển nhượng quyền sở hữu giữa 2 bên.

Dựa vào sự luân chuyển của nguồn vốn

  • Thị trường sơ cấp: Thị trường này có chức năng đảm bảo nguồn vốn trung hạn và dài hạn. Chúng được huy động thông qua phát hành chứng khoán ra công chúng. Tại đây, các ngân hàng thương mại đảm nhiệm vai trò bảo lãnh việc phát hành chứng khoán cho các đơn vị phát hành.
  • Thị trường thứ cấp: Đây là mảnh đất thu hút các nhà đầu tư mua bán lại chứng khoán giúp nâng cao tính thanh khoản cho các loại chứng khoán trong quá trình giao dịch. Ở thị trường này, việc mua bán, trao đổi các công cụ tài chính hết sức linh hoạt và biến động một cách liên tục, xuyên suốt.

Vai trò của thị trường vốn

Nếu bạn muốn biết vai trò của thị trường vốn là gì, bên nên theo dõi ngay phần thông tin tiếp theo:

  • Thị trường vốn có chức năng huy động tiết kiệm, chúng giúp huy động tiền nhàn rỗi từ người dân, sau đó đầu tư thêm vào các kênh sản xuất của nền kinh tế.
  • Chúng có thể tạo ra nguồn vốn mới, từ đó giúp hình thành vốn thông qua việc huy động các nguồn lực lý tưởng dùng để đầu tư cho các mục tiêu phát triển kinh tế khác nữa.
  • Thị trường vốn cung cấp một kênh đầu tư mới cho những người muốn đầu tư nguồn lực trong một thời gian dài với tỷ suất sinh lời hợp lý . Chúng được thực hiện trên các công cụ tài chính như cổ phiếu trái phiếu, các đơn vị của quỹ tương hỗ, chính sách bảo hiểm.
  • Cung cấp dịch vụ đa dạng loại hình, trong đó bao gồm các khoản vay dài hạn và trung hạn cho ngành tư vấn, tài chính,…
  • Hỗ trợ tăng tính thanh khoản của các quỹ để cả người mua và người bán có thể dễ dàng mua và bán chứng khoán vì chúng luôn có sẵn với số lượng nhiều.
  • Góp phần nâng cao tốc độ phát triển kinh tế, cung cấp vốn tài chính dài hạn đáp ứng các yêu cầu tài chính của các doanh nghiệp. Đồng thời, chúng cũng giúp ích trong việc nghiên cứu và phát triển, tạo công ăn việc làm và phát triển cơ sở hạ tầng. Từ đó tăng sản lượng và năng suất trong nền kinh tế.

Đánh giá tiềm năng thị trường vốn tại Việt Nam

Điểm mạnh

Tại Việt Nam, thậm chí người ta vẫn còn hỏi thị trường vốn là gì. Họ chưa có khái niệm chính xác với hiệu quả tuyệt vời mà chúng mang lại. Hiện tại, ngân hàng vẫn là kênh nắm giữ tỷ trọng lớn nhất trên thị trường vốn.

Sau đó, mới lần lượt đến thứ tự của trái phiếu và cổ phiếu. Nguồn vốn ngân hàng luôn là thứ chủ yếu cung cấp cho nền kinh tế thông qua các hoạt động tín dụng.

Tuy nhiên, những năm gần đây, thị trường vốn này đã có sự dịch chuyển cơ cấu, chúng đi từ các tổ chức tín dụng sang thị trường chứng khoán.

Thậm chí, theo ủy ban chứng khoán nhà nước, thị trường chứng khoán hiện nay đã thực sự trở thành một kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam. Hơn thế nữa, chúng còn có cơ cấu ngày càng vững chắc, hoàn thiện.

Thị trường vốn Việt Nam được dự báo là sẽ còn tiếp tục trên đà tăng trưởng dựa trên chủ trương và kế hoạch cụ thể đẩy mạnh cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước của Chính phủ.

Hạn chế

Bên cạnh sự phát triển đáng kể vừa nói trên, cũng cần phải đề cập đến điểm hạn chế của thị trường vốn là gì mới hoàn chỉnh. Cụ thể, với quy mô nhỏ, ít loại hình sản phẩm, thị trường vốn Việt Nam nằm ở vị trí tương đối thấp trong nhóm các thị trường mới nổi Châu Á – Thái Bình Dương cũng như trên thế giới.

Theo đó, trong bảng chỉ số phát triển thị trường vốn các nước Châu Á do McKinsey tổng hợp, Việt Nam chỉ dừng lại cuối cùng trong số 12 nước thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Nước ta được khảo sát chỉ có 1,2/5 điểm.

Hơn thế nữa, các tiêu chí như quy mô đầu tư, cơ hội đầu tư và hiệu quả chi phí có mức đánh giá cực kỳ thấp. Thấp hơn rất nhiều so với các nước láng giềng như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan lần lượt có số điểm cao là 2,45/5, 2,8/5, 3,25/5 điểm. Trong đó, phải kể đến Nhật Bản với số điểm đứng đầu bảng là 4/ 5 điểm.

Ngoài ra, thị trường vốn sơ cấp của Việt Nam mang tính phát sinh rủi ro cao, sở hữu rất ít lựa chọn đáng tin cậy, ít sản phẩm phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư.

Còn chưa kể, chi phí đầu tư đắt đỏ. Đó là lý do vì sao các nhà đầu tư lớn của Việt Nam thường thích đổ lượng tiền lớn vào các tài sản như vàng, bất động sản hay gửi tiết kiệm ngân hàng thay vì đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu.

Mọi thứ điều có sự tương quan, tác động qua lại với nhau, vì những hạn chế trên mà ảnh hưởng thị trường vốn chưa được phát triển. Chỉ cần cố gắng khắc phục, chắc chắn, trong tương lai, thị trường Việt Nam sẽ vươn lên mạnh mẽ, sáng ngang với các quốc gia láng giềng mạnh khác.

Tham khảo vaytaichinh. vn

Từ khóa » Công Cụ Vốn