Thiên địch Bọ Rùa Và Khả Năng Tàn Sát Côn Trùng Gây Hại Cho Nông ...
Có thể bạn quan tâm
Bọ rùa được góp tên trong danh sách những loài thiên địch đầy tiềm năng. Chúng vốn được xem là loài côn trùng sặc sỡ có khả năng tiêu diệt những loài côn trùng gây hại trong vườn cây để bảo vệ cây trồng. Việc tìm hiểu về loài bọ rùa này chưa bao giờ là dư thừa cho những ai đang hướng về canh tác nông nghiệp hữu cơ.
Tổng quan về bọ rùa
Bọ rùa (Coccinellidae) là loài côn trùng thuộc bộ cánh cứng. Bọ rùa thực chất là tên gọi chung cho nhiều loài côn trùng nhỏ, mình tròn giống như con rùa tí hon, đường kính chỉ khoảng 5–6 mm, phủ giáp trụ, 6 chân ngắn. Chúng có màu sắc sặc sỡ và thường là màu đỏ, cam hoặc vàng cùng những đốm sẫm màu điểm xuyến trên mặt lưng của cánh. Bọ rùa rất sợ chim, ếch, ong bắp cày và chuồn chuồn.
Bọ rùa là loài thiên địch “háu ăn”
Bọ rùa được phân loại dựa theo số chấm và hình thái cơ thể. Chiếu theo đó, chúng ta có thể phân biệt được bọ rùa nào có hại và bọ rùa nào có lợi cho nông nghiệp.
Bọ rùa ăn thịt (có lợi)
Loài bọ rùa này ăn thịt, có màu đỏ cam, cánh bóng vì ăn thịt nhiều, có ít chấm trên thân. Thức ăn của chúng là các loài sâu bọ ký sinh gồm rệp vừng, rệp sáp, nhện đỏ. Một con bọ rùa trưởng thành có thể ăn được đến hơn 100 con rệp cây chỉ trong 1 ngày. Bởi tập tính ăn thịt mà bọ rùa được xem là cơn ác mộng của nhện đỏ, rệp.
Bọ rùa ăn thực vật (có hại)
Loài bọ rùa này thích ăn “chay”, chúng có màu sắc nhợt nhạt, thường là màu cam vàng, cánh hơi nhám nếu sờ vào cánh sẽ thấy rõ, vì ăn rau nhiều. Thường có nhiều chấm đen nhỏ trên thân, cỡ 28 chấm. Đây là loài phá hoại cây trồng phổ biến tại Việt Nam. Trong một số trường hợp thì không phải lúc nào ăn “chay” cũng được xem là có lợi…
Lối sống của bọ rùa
Vào mùa xuân, rệp lúa từ trứng nở ra, ngay thời điểm đó bọ rùa cũng đồng thời “thức giấc” sau kì trú đông, do đó chúng có đủ lượng thức ăn dồi dào. Chúng săn mồi mạnh nhất vào mùa xuân cho tới mùa thu.
Bọ rùa đẻ trứng ở mặt sau lá cây. Trứng có hình dạng bầu dục, màu vàng, dài khoảng 1 đến 1,5 mm và bám chặt vào lá cây. Một con bọ rùa đẻ từ 10-20 trứng, một vòng đời có thể đẻ đến vài nghìn trứng.
Khả năng của bọ rùa
Bọ rùa “xử đẹp” côn trùng gây hại. Chúng là loài thiên địch, các loại thức ăn yêu thích của chúng gồm có: rệp vừng, nhện đỏ và rệp sáp. Bọ rùa ngay cả giai đoạn ấu trùng hay trưởng thành đều có thể ăn thịt những con côn trùng này, một con bọ rùa sẽ xơi tái hàng ngàn con rệp trong đời. Vì thế, các khu vườn bị nhện, rệp tấn công sẽ không còn là vấn đề một khi đã có bọ rùa.
Với vai trò là loài thiên địch quan trọng trong các mô hình canh tác hữu cơ bền vững, con người ngày càng biết tận dụng khả năng của loài côn trùng này hơn.
Giảm thiểu chi phí chăm sóc cây trồng
Sự phát triển của bọ rùa giúp kiểm soát côn trùng gây hại, đây là giải pháp nông nghiệp có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên và hạn chế được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Do đó, sử dụng bọ rùa để bảo vệ mùa màng là góp phần tiết kiệm chi phí thuốc trừ sâu cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Giải pháp cho tình trạng kháng thuốc hóa học của các loài sâu hại
Hành vi lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ đã khiến cho một số loại sâu bệnh thích nghi và tạo ra sức đề kháng hóa học đối với thuốc trừ sâu. Giải pháp hiệu quả nhất để thay thế chính là sử dụng lẽ tự nhiên đối lẽ tự nhiên.
Bọ rùa góp phần bảo vệ cây trồng
Bọ rùa “chế biến” các loài rệp sáp, nhện, … thành thức ăn của chúng, tạo nên chuỗi thức ăn và làm hệ sinh thái trở nên đa dạng. Góp phần bảo vệ cũng như phát triển cây trồng.
Cách dẫn dụ và phát triển bọ rùa
Bọ rùa sẽ chịu ở lại khu vườn nếu chúng ta tạo ra môi trường cho chúng phát triển. Thức ăn là yếu tố đầu tiên nếu muốn thu hút bọ rùa.
Bọ rùa có ích thường ăn thịt nhưng bên cạnh đó, chúng cũng ăn phấn hoa, khi vườn có những thứ này, chúng sẽ thường xuyên tìm đến. Do đó nếu muốn dẫn dụ bọ rùa, hãy trồng những cây như hoa tỏi, chi mỏ hạt, thì là, thanh cúc, cúc tâm tư, hoa tuyết cầu, ngò ta, ngò tây, cúc vạn thọ,…
Đặc biệt, cây cúc vạn thọ thu hút bọ rùa bằng mùi của lá và hoa, khi cây trổ hoa thì bọ rùa kéo đến nhiều hơn. Ngoài ra, rễ của cúc vạn thọ cũng tiết ra một loại hợp chất xua đuổi những loài ký sinh trùng gây hại trong đất. Khi trồng những loài cây thu hút bọ rùa thì chú ý trồng theo từng cụm vì bọ rùa thích ẩn nấp trong bóng râm, sau khi ăn rệp no thì chúng thường bay về tổ để ngủ và đẻ trứng.
Có thể bạn muốn xem:
> Đặc Tính Và Khả Năng Không Tưởng Của Loài Ong Đối Với Nông Nghiệp
>Khả Năng “Chinh Chiến” Và Vai Trò Của Thiên Địch Kiến Vàng Trong Nông Nghiệp
> Giải Pháp Sử Dụng Cây Hương Liệu Để Bảo Vệ Cây Trồng
> Thiên Địch – Giải Pháp Bảo Vệ Nông Sản Thuận Lẽ Tự Nhiên
Từ khóa » Bọ Vừng Có ăn được Không
-
6 Loại Côn Trùng Trở Thành Món ăn đặc Sản - Báo Pháp Luật
-
Những Món Côn Trùng Kinh Dị Nhưng Tốt Cho Sức Khỏe - Vietnamnet
-
11 Loài Côn Trùng Bạn Hoàn Toàn Có Thể ăn được - Ẩm Thực - Zing News
-
Nói Về Món Bọ Vừng Thì Chuyện Chế... - Čeo Reo Food - Mơ Ai
-
Kinh Hãi Với Món đặc Sản Từ Bọ Hung ở Nghệ An - Báo Mới
-
Những Lợi ích Của Bọ Rùa Mang Lại Cho Cây Trồng
-
Sâu Bọ ẩm Thực Mới - Dịch Vụ Nấu Cỗ Tại Nhà
-
Bọ Cánh Cứng, đặc điểm Nhận Dạng Và Những Sự Thật Thú Vị
-
Bọ Cánh Cam (bọ Rùa) ăn Gì? Bọ Cánh Cam Có Hại Không? - Gạo Cưng
-
Bắt Rầy Lá Chiên Nước Mắm Ai Từng Ăn Món Ngon Này - YouTube
-
'Bật Mí' Bí Mật Của Bọ Hung - Báo Tuổi Trẻ
-
Bọ Xít - Thiên địch Quý - Báo Nông Nghiệp
-
Bọ Cánh Cứng ăn Gì? Cách Nuôi Bọ Cánh Cứng Làm Thú Cưng