Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Viên Tịch - Báo Sức Khỏe & Đời Sống

Thiền sư Thích Nhất Hạnh gửi thông điệp bình tâm trong Fear - Sợ hãiThiền sư Thích Nhất Hạnh gửi thông điệp bình tâm trong Fear - Sợ hãi

SKĐS - ‘Fear - sợ hãi’ - tác phẩm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, một món quà tri thức mang thông điệp về sự bình tâm và vô úy (không sợ hãi) vừa đến với bạn đọc.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, những lần trở về quê hương

Tổ đình Từ Hiếu ở Huế là nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh bắt đầu con đường xuất gia tu học vào năm 1942, cũng là nơi ông từ nước ngoài về tĩnh dưỡng từ tháng 10/2018.

Trong lần trở về này, tăng thân Làng Mai cũng đã công bố bức thư ghi ngày 26.10.2018, được Thiền sư Thích Nhất Hạnh đóng dấu ấn chứng sau khi thiền sư về tới Đà Nẵng: Bức thư có đoạn "Sứ mệnh hoằng pháp độ sinh cho cả Đông Tây đã phần nào được thành tựu. Vòng tròn giờ đây đang khép lại, tôi thấy rằng, đã đến lúc tôi cần trở về Tổ đình để chung sống cùng chư huynh đệ trong những năm tháng này. Ao ước được trở về nơi đất Tổ và xây dựng nề nếp tu học tại Tổ đình là thao thức thâm sâu nhất của tôi trong suốt những năm qua. Do đó, tôi đã quyết định trở về Việt Nam, để được sống nơi đất Tổ, có mặt cùng chư huynh đệ và con cháu của Tổ đình cho đến ngày tôi chuyển bỏ hóa thân này. Không những thế, giờ đây chúng ta đã có hàng triệu con cháu của Tổ đình Từ Hiếu từ những quốc gia khác nhau khắp nơi trên thế giới. Vì lòng thương tưởng đàn hậu học, tấm lòng lân mẫn đến những thế hệ tương lai, tôi muốn nhập diệt tại chốn Tổ để con cháu Tổ đình có gốc rễ và nơi chốn quay về nương tựa".

Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch - Ảnh 2.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh (Ảnh từ trang của cộng đồng Làng Mai quốc tế)

Sau hơn 4 thập niên rời xa quê hương, Thiền sư Thích Nhất Hạnh lần đầu về Việt Nam vào năm 2005, tiếp đó trong các năm 2007 và 2008.

Đầu năm 2007, với sự đồng ý của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ông tổ chức ba trai đàn chẩn tế lớn tại ba miền Việt Nam với tên gọi "Đại trai đàn Chẩn tế Giải oan", cầu nguyện và giải trừ oan khổ cho những người từng chịu hậu quả của chiến tranh. Tại Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc tại Hà Nội, ông được mời về Việt Nam với tư cách là người thuyết trình chủ đề chính.

Cuối năm 2014, ông trải qua một cơn xuất huyết não và phải nhập viện ở Pháp trong 4 tháng rưỡi.

Sau khi phục hồi, Thiền sư từ Pháp đến tĩnh dưỡng ở Trung tâm tu học Làng Mai ở Thái Lan. Năm 2017, ông một lần nữa trở lại Việt Nam và thăm chùa Từ Hiếu. Ngày 28/10/2018, Thiền sư Thích Nhất Hạnh từ Thái Lan trở về ngôi chùa này tịnh dưỡng và chia sẻ ý nguyện muốn sống tại đây cho đến ngày viên tịch. Hàng ngày, ông được các tăng ni chăm sóc, lo việc ăn uống, đi lại. Những ngày thời tiết đẹp, thiền sư ngồi trên xe lăn đi thiền hành trong khuôn viên chùa.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, người đưa ra khái niệm "Phật giáo dấn thân"

Thiền sư Thích Nhất Hạnh tên thật là Nguyễn Xuân Bảo, sinh năm 1926 tại Quảng Điền, Thừa Thiên- Huế. Ông xuất gia vào năm 16 tuổi ở chùa Từ Hiếu (nay P.Thủy Xuân, TP.Huế) thọ giáo với Hòa thượng Thanh Quý. Là giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà hoạt động xã hội và là nhà sư nổi tiếng của Phật giáo thế giới, thiền sư trụ trì tại chùa Làng Mai, phía nam nước Pháp trong nhiều thập kỷ.

Thiền sư là người đưa ra khái niệm "Phật giáo dấn thân" (engaged Buddhism) trong cuốn sách Vietnam: Lotus in a Sea of Fire, do ông viết. Với những hoạt động không ngừng nghỉ của mình, thiền sư Thích Nhất Hạnh trở thành nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây, chỉ sau Đạt Lai Lạt Ma, theo đánh giá của các hãng tin nước ngoài.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch - Ảnh 3.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, người đưa ra khái niệm "Phật giáo dấn thân"

Trong cuốn sách Thế giới Phật giáo (The Buddhist World), GS.TS Phật học John Powers (một học giả Phật học người Úc) do Nhà xuất bản Routledge Worlds, đã chọn Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một trong 13 vị thầy đã góp phần vào sự hình thành và phát triển của đạo Phật (Bụt) trên toàn thế giới trong suốt quá trình 2.500 năm lịch sử của Phật giáo.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết hơn 100 cuốn sách, trong đó hơn 40 cuốn bằng tiếng Anh, với một số tác phẩm nổi bật như Đường xưa mây trắng, Phép lạ của sự tỉnh thức, Hạnh phúc cầm tay, Phật trong ta...Cảo thơm lần giở: Thích Nhất Hạnh nghĩ gì?Cảo thơm lần giở: Thích Nhất Hạnh nghĩ gì?

SKĐS - Truyện Kiều kể về đời một cô gái giang hồ với mấy cuộc tình duyên trắc trở. Có những lời lẽ gợi tình dục như: “rõ ràng trong ngọc trắng ngà, dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên...”, “xem trong âu yếm có chiều lả lơi”, “vành ngoài bẩy chữ, vành trong tám nghề”... Cho nên, các cụ đồ Nho cho Kiều là dâm thư cũng có lý do.

Từ khóa » Sư ông Làng Mai Viên Tịch