Thiên Tài Einstein Từng Bị Chê “trí Nhớ Kém”, đứa Trẻ Thông Minh ...
Có thể bạn quan tâm
Trên thế giới đã có rất nhiều các nhà khoa học, nhà phát minh biểu hiện những hành động "kỳ quặc" khi họ còn trẻ và khiến mọi người xung quanh cảm thấy khó hiểu. Nhưng tất cả đều không biết rằng, chính nhờ lối suy nghĩ độc đáo đó đã hình thành nên cuộc đời của một thiên tài.
Nhà vật lý nổi tiếng Albert Einstein khi còn nhỏ thường bị gọi là "ngu ngốc" chỉ vì ông có trí nhớ kém và không thể nhớ những gì người khác nói. Ai cũng nghĩ rằng, Einstein lớn lên chắc chắn không làm được việc gì, nhưng thật không ngờ ông đã trở thành một nhà vật lý vĩ đại của thế giới.
Trong một cuộc phỏng vấn khi được hỏi về chứng trí nhớ kém của mình trong quá khứ, Einstein thẳng thắn chia sẻ, thực tế không phải mình kém trí nhớ mà là chỉ không muốn nhớ những thứ được cho là vô bổ.
Đối với những đứa trẻ có trí nhớ kém như Einstein, hầu hết các bậc cha mẹ có thể nghĩ rằng con "không đủ thông minh". Và cũng chính từ thành kiến này khiến nhiều gia đình bỏ lỡ cơ hội đưa các con đến một thế giới rộng mở hơn.
Quan sát hành động thường ngày để tìm ra hướng đi phát triển cho trẻ (Ảnh: Sawoman)
Những đứa trẻ có chỉ số thông minh cao thường bộc lộ một số "tính cách kỳ quặc" theo nhiều cách khác nhau, cha mẹ hãy quan sát thật kỹ để đừng làm mất đi các "thiên tài".
Biểu hiện của những đứa trẻ có chỉ số IQ cao là gì?
Thường thu hút sự chú ý bởi những thứ mới mẻ hoặc chuyển động
Hầu hết trẻ em đều rất ngoan ngoãn và thường làm theo lời giáo viên. Tuy nhiên, một số trẻ sẽ có những biểu hiện "bất thường", thiếu tập trung và dễ bị thu hút bởi thứ mới lạ hoặc vật đang chuyển động. Hành vi trẻ như vậy đa số tạo nên các mối nghi ngờ trong mắt người lớn, nhưng thực chất trẻ đang thể hiện năng lực quan sát của chính mình.
Thích quan sát những điều nhỏ nhặt
Trẻ em thuộc nhóm tập trung cao nhất để quan sát những thứ nhỏ nhặt. Ví dụ: Nếu có con kiến di chuyển trên mặt đất, chúng có thể tiếp tục nhìn chằm chằm.
Lúc này, cha mẹ không nên can thiệp, cho dù những thứ con đang học có ý nghĩa hay không, hãy cứ để tự do phát triển điều con muốn.
Luôn nhìn chằm chằm vào thứ gì đó một cách bàng hoàng
Não bộ của con người luôn trong trạng thái vận động liên tục, một đứa trẻ im lặng không có nghĩa là không suy nghĩ. Đặc biệt khi các bé nhìn chằm chằm vào một thứ gì đó trong thời gian dài, có thể não bộ đứa trẻ đang giải quyết một vấn đề tò mò nào đó. Đây chính là biểu hiện của sự cải thiện năng lực.
Nhận biết các đặc điểm của trẻ để có thể phát triển toàn diện nhất (Ảnh: Qyaoep)
Nhạy cảm với người lạ hoặc thay đổi môi trường
Trẻ sẽ bắt đầu khóc nếu ở trong một môi trường lạ và sẽ lảng tránh khi nhìn thấy người lạ. Đây không hoàn toàn là tính cách hướng nội của các em. Nếu trẻ có thể phản ứng kịp thời với người lạ hoặc môi trường xa lạ, cho thấy trẻ rất cảnh giác và thông minh.
Một đứa trẻ được sinh ra với tiềm năng "IQ cao", cha mẹ phải quan sát con để cho phép khả năng này được phát triển về lâu dài. Một khi sử dụng sai cách sẽ cản trở sự phát triển của trẻ.
Làm thế nào để phát huy hết tiềm năng của những đứa trẻ có chỉ số IQ cao?
Đừng tùy ý ngăn cấm"những trò nghịch ngợm" của trẻ
Trẻ em thích những con vật nhỏ và sẽ dành thời gian để "nghiên cứu" chúng mỗi khi bắt gặp. Lúc này, cha mẹ không nên cảm thấy điều đó là vô nghĩa, chỉ giải phóng được sự tập trung có nghĩa trẻ đang tiến bộ rất nhanh.
Tạo cơ hội cho trẻ
Cơ hội tự nhiên luôn có giới hạn, nếu nhận thấy trẻ có năng khiếu nhất định, cha mẹ nên tạo cơ hội để trẻ phát triển theo hướng chuyên nghiệp.
Cha mẹ cũng có thể nghiên cứu kiến thức trong các lĩnh vực liên quan và giải quyết những nghi ngờ hay mâu thuẫn cho con khi thích hợp.
Khuyến khích trẻ cố gắng
Đôi khi trẻ có ý tưởng, nhưng không đủ can đảm để thực hành.
Cha mẹ phải đóng vai trò là người động viên, để con dũng cảm cố gắng, nói với con rằng dù thất bại cũng không sao, kinh nghiệm thất bại cũng là một điều đáng quý.
Dạy trẻ cách ghi nhớ
Nghiên cứu về trẻ em phát hiện rằng, việc ghi nhớ là một loại lợi ích về mặt tư tưởng. Nếu nó được mô hình hóa lại bằng việc ghi chép sẽ có thể trở thành một "nghiên cứu" đáng kể.
Các bé có thể khám phá nhiều định luật mới bằng cách xem đi xem lại kết quả ghi chép nghiên cứu của chính mình.
Để chuyển hóa chỉ số IQ cao thành năng lực, không thể tách rời sự vun đắp và hỗ trợ của cha mẹ. Cha mẹ hãy luôn cung cấp cho trẻ hướng đi đúng đắn trong cuộc sống, động viên trẻ, hiểu trẻ nhiều hơn và "thiên tài" sẽ ra đời ở chính những điều nhỏ nhặt này.
Nguồn: Abolouwang
Từ khóa » Einstein Lúc Nhỏ
-
Thời đi Học Của Các Thiên Tài Thế Giới
-
Thời đi Học Của Các Thiên Tài Thế Giới - WIKI
-
Thành Tích "bất Hảo” Của Thiên Tài Albert Einstein Thời đi Học - 24H
-
Thời đi Học “bê Bối” Của 3 Thiên Tài Trên Thế Giới - SOHA
-
Albert Einstein – Wikipedia Tiếng Việt
-
Từ Cậu Bé Thiểu Năng Trí Tuệ, Bị đuổi Học Trở Thành Thiên Tài - Zing
-
Bài Học Từ Albert Einstein - Sách Hay - Zing
-
9 Thói Quen Học Tập Khiến Einstein Là Người Có Bộ óc Tuyệt Vời Nhất ...
-
Albert Einstein - Từ Cậu Bé Bị Gắn Mác đần độn đến Thiên Tài Vĩ đại
-
Những Vĩ Nhân Nổi Tiếng Nhưng Từng... Học Dốt - Báo Lao động
-
Albert Einstein Học Dốt Toán Khi Còn Nhỏ? - MathVn.Com
-
Top 10 điều Thú Vị Về Thiên Tài Vật Lý Einstein - Tikibook
-
Dù Có Bộ óc Thiên Tài, Einstein Cũng Từng 'đội Sổ'?