Thien Vien Thuong Chieu
Có thể bạn quan tâm
CHUÔNG HẠ
- Lặng im nghe tiếng - 07/05/2011 06:35
- Qua Miền Suy Tưởng - 02/05/2011 02:37
- ĐƯỜNG NÚI - 30/04/2011 23:43
- Trên Đỉnh Lăng Già - 22/04/2011 14:44
- Hành xử theo cái nhìn Nhân Quả - 19/04/2011 04:23
- An Cư hay Lễ Hội ? - 02/04/2011 09:09
- Lời Đại sư Hám Sơm dạy Đặng Ti Trực - 28/03/2011 14:06
- Ẩn Sĩ và Những Cơn Mưa - 24/03/2011 13:10
- Đại sư Hám Sơn dạy Chu Sướng Nhụ - 18/03/2011 13:43
- Chuyện Tỉ kheo Thiện Tinh - 13/03/2011 13:35
Ni sư Như Đức
Tôi về đến chùa, móc đồng hồ ra xem, dưới ánh sáng lờ mờ của cây đèn đường gần đó, kim chỉ 8g30. “Sớm được nửa tiếng”, tôi nhủ thầm và đẩy cửa bước vào. Bên trong sân, từng mảng lá cây in bóng lờ mờ, những chòm bạch tử hồng như cười thầm tôi đi học về muộn. Dầu sao, đó cũng là những người bạn quen thuộc trong khoảng không gian và thời gian đêm trên sân chùa.
Thủ liêu HL đang chăm chú dò bài, ngẩng lên nói khi tôi đến chào:
- Hôm nay có mì gói, phần của chị trong ca ở góc tủ bếp.
Cũng chỉ có tôi là người ăn trễ nhất. Một gói mì Lá Bồ Đề, ít rau cỏ hái quanh vườn, và nước trong bình thủy, đủ để bồi dưỡng cho cặp giò sau đoạn đường tốc hành từ trường về chùa. Rau để ăn mì gói không nằm trong tiêu chuẩn nhà bếp, chúng tôi thường bứt những ngọn lá ớt, lá cách, lá dền hoang mọc rải rác bên hè. Hôm nào có nhiều người ăn mì gói là kể như đám rau tự do ấy xác xơ. Tội nghiệp nhất là mấy cây ớt, chúng chẳng bao giờ có trái chín, chỉ kịp cung cấp lá cho mấy tô mì dã chiến. Lá ớt là một thứ rau ngon nhất, vừa mát vừa sáng mắt, chỉ cần nhìn vài đọt lá non của chúng nằm lẫn với rau xanh, đủ thấy hạnh phúc đến gần. Tôi vừa thưởng thức ca mì của mình, vừa triết lý gẫm về cây ớt, và canh chừng giờ niệm Phật tới.
Trong ba tháng hạ, ngoài thời tịnh độ như thường lệ, chúng tôi còn một thời khóa buổi tối, trước khi chuông chỉ tịnh điểm vào lúc 10 giờ. Chương trình ngày hạ với buổi khuya lạy sám hối, buổi trưa y bát đi quá đường và kinh hành, buổi tối tịnh tọa nửa tiếng trước khi ngủ, không khí có vẻ nghiêm túc và bận rộn. Lúc nào cũng thấy chuẩn bị y áo.
Năm nay, buổi tối Ban Giám đốc cho ngồi niệm Phật tại đơn, tất cả liêu phòng vào giờ ấy lặng trang, chỉ chừa một ngọn đèn dầu trong phòng đủ sáng cho vị Tri chúng đi tuần liêu. Chúng tôi có thể niệm Phật, tọa thiền hay trì chú, nhưng trong sự tĩnh lặng của mỗi người. Vị Tri chúng sẽ đi qua, đứng bên ngoài mùng, búng khẽ vào xâu chuỗi, nếu không nghe tiếng đáp lại, nhìn kỹ sẽ thấy đương sự đang gật gù. Bị bắt gặp ngủ gục là một điều không thú vị gì, chúng tôi vẫn cố gắng hết sức, nhưng thỉnh thoảng cũng có người té rớt chuỗi, rớt bồ đoàn. Tuy nhiên không khí mùa An cư vẫn có một tính cách sách tấn nghiêm nghị. Có những người tập luyện, đặt chương trình thêm cho riêng mình, như lạy sám hối Hồng Danh vào giờ rảnh, không ăn phi thời trong ba tháng hạ, hoặc trì tụng bao nhiêu bộ kinh Pháp Hoa. Không ra khỏi cửa chùa… những điều nguyện có vẻ rất thường, nhưng giữ đúng liên tục trong những ngày nóng bức, hoặc kềm lại những ý muốn rong ruổi của mình, với chúng tôi là cả một sự nỗ lực. Bọn nhỏ Sa-di thường kháo với nhau rằng: Nếu trong hạ không tu tinh tấn, sẽ gặp nhiều chuyện không may. Bị bịnh nặng, hay gia đình gọi về trong lúc đang An cư, rủi ro làm bể chén bát, bị bắt quỳ hương sám hối nhiều lần. Sợ nhiều cái bất thường như thế, và cũng bị cuốn hút trong tinh thần tập thể, mấy Sa-di nhỏ chúng tôi giữ mực nghiêm trang bớt giỡn cười. Những chương trình đùa nghịch hoặc dong Nam tẩu Bắc được xếp lại. Ba tháng hạ chu đáo.
Tôi thường là người phải đi bên ngoài nhiều nhất, vì không học nội trú như các chị.
Hai ba trường, mỗi cái mỗi nơi, giờ học chính, giờ học thêm… có khi về đến chùa đã chín giờ tối. Hôm làm lễ vô hạ, tôi thưa với Sư bà:
- Con xin đi trong vùng Sài Gòn, Gia Định.
Sư bà ngạc nhiên:
- Con đi gì dữ vậy? Phạm vi hạ rộng quá đâu được.
- Dạ trường con một cái ở Gia Định, một cái ở Sài Gòn.
- Hừm, cẩn thận chớ có buông lung.
Mấy huynh đệ đứng gần đó mỉm cười trêu chọc, về đến liêu còn nói với tôi:
- Huynh nhập hạ trên xe lam hay xe buýt?
Nhìn vẻ trong sáng và an ổn của HT, hay HC, mỗi giờ quá đường ngồi đối diện, tôi thấy mình quả thật bon chen. Nhưng chương trình đang học đâu ngừng được.
Hương đăng lần lượt rung chuông báo hiệu giờ tịnh tọa . Các dãy liêu xếp hết sách vở, ai vào giường nấy. Ni sư Tri chúng đứng bên hồng chung ở nhà tổ, điểm nhẹ mấy tiếng và cất giọng:
Sơ canh dĩ đáo thượng thiền sàng Tam nghiệp tịnh trừ đổ Thánh nhan Thâm tín Phật ngôn hằng niệm Phật Chỉ tu nhất hướng nhập Linh san
Ngưỡng lao đại chúng các các nhất tâm niệm Phật. Nam-mô A-di-đà Phật. Từ các liêu vang rền tiếng đáp: “Nam-mô A-di-đà Phật”.
Giọng uy nghiêm hòa trong tiếng chuông đổ hồi, tâm tôi tạm lắng bỏ tất cả những lăng xăng. Mỗi cuối đêm và mỗi đầu ngày, chúng tôi đều được nhắc nhở bằng các bài kệ như thế. Mỗi khi hô đến tiếng “Đại chúng”, giọng cao như yêu cầu, và ngừng một nhịp, Ni sư tiếp thêm chữ “các các” thật mạnh mẽ. Chúng tôi chú tâm nghe từng tiếng hô chuông, và đồng đáp lại bằng tiếng niệm Phật, tỏ dấu vâng thuận. Tôi luôn yêu thích những bài hô chuông, dù hạ nào cũng được nghe.
Khoảng im lặng sau đó …
Hình như tôi thấy mình bước vào cảnh giới Cực Lạc. Mọi điều y như trong kinh mô tả. Bảy hàng cây báu, bảy hàng lưới giăng. Những tòa điện các trên không trung. Ao sen với những hoa to chói lọi… Tôi thích thú nhẹ nhàng đến gần. Có bóng người trước mặt. À! Đức Hộ Pháp Vi Đà, Ngài giống như tượng thờ ở chùa tôi, ngày nào chúng tôi cũng niệm danh hiệu Ngài. Ở đây hình như không cần tiếng nói, truyền thông bằng tư tưởng. Hình như ngài Hộ Pháp bảo tôi xuất trình giấy tờ. Không biết tôi có bị bệnh giấy tờ ám ảnh? Chứ về Cực Lạc đâu nghe phải mang theo giấy tờ chứng minh? Mà thôi, tôi lục tìm trong túi xách của mình. Sơ yếu lý lịch, tên họ, năm sanh, quê quán… hình như Ngài lắc đầu: “Cái này là pháp duyên sanh như huyễn”. Tôi tìm tờ giấy khác. Phải có một bằng chứng rõ rệt về trình độ tu học. Giấy này được đây, chứng chỉ dự bị Phật học. Thành tích của một năm ăn bánh mì trầy cổ vào những giờ trưa ở lại trường. Ngài lắc đầu: “Không nói lên được điều gì”. Tôi hơi lúng túng và than thầm, điệu này coi chừng mình bị đứng ở ngoài hàng rào.
Tìm thêm nữa trong túi. A, xâu chuỗi! Tôi vẫn thường mang xâu chuỗi 18 hạt bên mình, và cả khi ngủ cho đỡ sợ ma. Ủa, nhưng xâu chuỗi này không phải của mình. Xâu chuỗi 108 hạt Bồ-đề của bà Ba, chẳng lẽ tôi cầm lộn. Thật sự tôi có yêu thích đối với xâu chuỗi của bà. Mỗi hạt chuỗi bóng ngời và tròn trịa như tấm lòng của bà. Buổi chiều vắng, bà thường ngồi trước hiên chùa niệm Phật. Tôi xách tập học bài lẩn quẩn gần đó. Nhìn dáng bà chí thành, tay đưa từng hột, từng hột chuỗi qua tay thân thiết. Tôi ước ao dáng vẻ bình dị chân thật ấy. Nhiều buổi, tôi đến gần bên bà, giành một đầu chuỗi đòi niệm Phật ké. Tôi cũng có xâu chuỗi 108, nhưng không bóng đẹp, lý do đơn giản là tôi ít đem ra niệm Phật. Còn xâu chuỗi này, thật tinh khiết đạo đức. Mỗi lúc bị quấy rầy, bà chỉ cười hiền hậu, bảo tôi để yên cho bà niệm Phật. Chẳng lẽ tôi định trình bày minh chứng cho sự tu hành của mình bằng xâu chuỗi của người khác? Tôi đưa chuỗi lên, bỗng sợi dây chuỗi đứt tung, các hạt bay tứ phía. Ở đây không có trọng lượng hay sao mà chúng chẳng rơi theo đường thẳng. Mỗi hạt tròn bay xa, tôi chồm người theo để nhặt. Giật mình, tôi thấy bóng mình đang ngả nghiêng.
Tin mới
Các tin khác
Từ khóa » Hô Canh Khuya
-
5 Bài Hô Canh Ngồi Thiền - Nghi Lễ
-
Những Bài Kệ Hô Canh - Tọa Thiền Buổi Tối - Thị Xã Phú Mỹ, Vũng Tàu
-
Nghe Hô Canh - Làng Mai
-
Hô Canh Khuya Va Canh Tối - YouTube
-
5 Bài Hô Canh Ngồi Thiền - Chùa Tự Tâm
-
5 Bài Hô Canh Ngồi Thiền - Nghi Lễ - Trang Nhà Quảng Đức
-
DAY 3: Hô Canh -Tỉnh Toạ- Công Phu... - CHÙA QUANG MINH ...
-
Hô Thiền - Call For Meditation - Buddhism-Phật Giáo
-
[PDF] HÒ KHƠI Ở NGƯ THỦY NAM
-
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Tại UĐL
-
Thi Thiên 127:1-5 VIE2010
-
Thi Thiên 127:1-2 VIE2010