Thiêng Liêng Bàn Thờ Bác Hồ Trong Các Chùa Khmer

Ảnh Bác Hồ được treo trang nghiêm nơi đón khách tại chúc Sôm Rông
Ảnh Bác Hồ được treo trang trọng ngay giữa phòng đón khách tại chùa Sôm Rông

Trở lại tỉnh Sóc Trăng vào cuối tháng 4 vừa qua, đúng vào dịp thị xã Vĩnh Châu được công nhận hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Đây là huyện có tỷ lệ đồng bào Khmer sinh sống chiếm 53% dân số. Hiện Vĩnh Châu có 21 chùa Nam Tông. Với việc lập bàn thờ Bác Hồ, được các chùa xác định là việc làm mang ý nghĩa rất thiêng liêng.

Chùa Serey Kandal toạ lạc tại phường 1, thị xã Vĩnh Châu, nơi có đồng bào Khmer sinh sống đông nhất tỉnh. Đây cũng là ngôi chùa luôn có số lượng tăng sinh tu học lên đến hàng trăm người. Bên cạnh đó, mỗi dịp hè, nhà chùa tổ chức cho hàng trăm trẻ em đến học tiếng Khmer. Được biết, tại ngôi chùa này, cứ thứ hai đầu tuần, các tăng sinh đến thắp hương lễ phật và dâng hương bàn thờ Bác ,như nhiệm vụ trọng tâm của một tuần làm việc mới.

Đại Đức Lý Phét, trụ trì chùa chia sẻ: Chùa lập bàn thờ Bác và định kỳ dâng hương, với mong muốn để nhắc nhở tăng sinh, phật tử phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ kính yêu. Qua đó, góp phần giáo dục nhân cách của mỗi phật tử, tích cực tham gia phong trào thi đua trong phum, sóc có ý thức trách nhiệm với cộng đồng. Cùng giúp đỡ nhau phát triển kinh tế vươn lên khá giàu, cùng chính quyền xây dựng và quyết tâm giữ vững tiêu chí nông thôn mới vừa mới được công nhận.

Thực hiện dâng hương vào thứ hai hàng tuần tại chùa
Thực hiện dâng hương vào thứ hai hàng tuần tại chùa Serey Kanda

Tương tự, ngôi chùa Sôm Rông, toạ lạc tại trung tâm TP. Sóc Trăng. Tại chùa, ngay trong phòng khách, bàn thờ và bức ảnh Bác Hồ được đặt trang trọng ngay giữa phòng.

Thượng toạ Lý Đức, Phó chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh, trụ trì chùa Sôm Rông chia sẻ, chúng tôi được biết, thời gian ra đi tìm đường cứu nước, có những lúc Bác Hồ đã làm một nhà tu hành. Người cũng đã nghiên cứu giáo lí đạo Phật và sống một cuộc sống của một người tu hành. Khi trở về nước, Bác Hồ luôn đánh giá cao những đóng góp, hy sinh của tăng ni, tín đồ tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng trong hai cuộc kháng chiến. Trong thư gửi Đại hội lần thứ III Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam (năm 1964) đã minh chứng cho điều đó.

“Việc lập bàn thờ và treo ảnh Bác Hồ nơi trang trọng đã trở thành nét văn hóa tại các chùa và gia đình phật tử Khmer. Trong lòng chúng tôi, Bác Hồ là Bồ tát, là vị La hán, bởi vì Người đã dành tất cả cho mọi người, không giữ gì riêng cho mình trong cả cuộc đời của Bác”, Thượng toạ Lý Đức thành tâm chia sẻ.

Không chỉ lập bàn thờ, treo ảnh Bác, mà các chùa còn làm lễ giỗ Bác long trọng, thể hiện tấm lòng hiếu kính của con cháu đối với vị Cha già của dân tộc. Trong những ngày lễ lớn của đất nước, bàn thờ Bác luôn rực hoa và đầy những loại trái cây ngon của đồng bào mang đến dâng lên Bác.

Ông Dương Sà Kha,Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ Sóc Trăng cho biết, những việc làm của các vị sư sãi và đồng bào các dân tộc cho thấy, việc thực hiện học tập làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh đã và đang lan toả trong quần chúng, bằng nhiều cách làm và mô hình khác nhau.

Tấm lòng người miền Tây với Bác Hồ

Từ khóa » Bài Thơ Khmer