Thiết Bị Đo Điện Trở Chống Sét Kyoritsu Chính Hãng

Đo điện trở chống sét là thiết bị dùng để đo đạc kiểm tra điện trở nối đất giữa cột thu lôi và đất. Khi điện trở này đạt yêu cầu thì hệ thống chống sét hoạt động ổn định, hiệu quả hơn.

Tìm hiểu thêm: Thiết bị chống sét

Vì Sao Cần Sử Dụng Thiết Bị Đo Điện Trở Chống Sét?

Đo điện trở chống sét

Đo điện trở chống sét

Sử dụng thiết bị đo điện trở chống sét nhằm đánh giá tình trạng an toàn của hệ thống chống sét trong quá trình làm việc, đảm bảo tính an toàn tuyệt đối cho con người và tài sản vật chất, tránh cháy nổ.

Thông qua quá trình kiểm định hệ thống chống sét, phân tích các nguyên do hư hại, từ đó có các biện pháp khắc phục, bảo trì hợp lý. Qua đó nâng cao hiệu quả làm việc của hệ thống chống sét.

Các Phương Pháp Đo Điện Trở Chống Sét

Đo điện trở chống sét được thực hiện theo các phương pháp chính như sau:

Phương Pháp Đo Điện Trở Đất 3P (3 cực- 62%)

Phương Pháp Đo Điện Trở Đất 3P

Phương Pháp Đo Điện Trở Đất 3P

Phương pháp đo điện trở đất 3P là phương pháp truyền thống dùng các điện cực phụ để đo tiếp đất.

Phương Pháp Đo Điện Trở Đất 4P (4 cực)

Phương Pháp Đo Điện Trở Đất 4P

Phương Pháp Đo Điện Trở Đất 4P

Phương pháp đo điện trở đất 4P được thực hiện bằng cách nối 2 đầu của cực H&S (của máy đo) đến 2 cọc đo, đầu dây cực E nối với hệ thống tiếp đất, đầu dây của cực ES nối chung với đầu dây cực E gần phía tiếp đất.

Phương pháp này phù hợp để đo hệ thống tiếp đất có điện trở rất thấp. Kiểu đo này có độ phân giải tốt gấp 10 lần phương pháp đo 3P cũ. Nó cũng không yêu cầu sự cân bằng điện trở của các dây đo chính.

Phương Pháp Đo Điện Trở Đất Lựa Chọn 4P

Phương Pháp Đo Điện Trở Đất Lựa Chọn 4P

Phương Pháp Đo Điện Trở Đất Lựa Chọn 4P

Phương pháp đo điện trở đất này được thực hiện kết hợp với kẹp đo. Phương pháp này thường được sử dụng để đo điện trở của các hệ thống tiếp đất đa hệ được kết nối song song với nhau. Việc tách rời những hệ thống này thường mất thời gian, và đôi khi khó thực hiện, thậm chí có thể ảnh hưởng đến các thiết bị khác đang hoạt động.

Phương pháp đo lựa chọn 4P vừa đảm bảo an toàn, tiết kiệm thời gian vừa có những ưu điểm của phương pháp đo 4P thông thường.

Phương Pháp Đo Điện Trở Đất Bằng 2 Kẹp

Phương Pháp Đo Điện Trở Đất Bằng 2 Kẹp

Phương Pháp Đo Điện Trở Đất Bằng 2 Kẹp

Trong trường hợp một hệ thống tiếp đất có nối song song, bạn có thể dùng 2 ampe kìm cùng với máy đo để thực hiện đo chính xác điện trở tiếp đất.

Nguyên tắc của phương pháp đo này là phải đặt 2 kẹp vòng quanh dây tiếp đất đo và nối mỗi kẹp với dụng cụ đo. 1 kẹp đưa vào mạch vòng tiếp đất một tín hiệu biết trước (32V/ 1367Hz); kẹp kia sẽ đo dòng điện chảy trong mạch vòng.

Phương pháp đo điện trở đất này tiết kiệm thời gian đáng kể khi đo tiếp đất do không cần thời gian bố trí các điện cực phụ hoặc ngắt rời các mối nối tiếp đất.

Phương Pháp Đo Điện Trở Ghép Hợp

Phương Pháp Đo Điện Trở Ghép Hợp

Phương Pháp Đo Điện Trở Ghép Hợp

Phương pháp đi điện trở ghép hợp được sử dụng để đánh giá sự tác động tương hỗ về điện trở của 2 hệ thống tiếp đất riêng lẻ.

Phương pháp này là sự kết hợp của 3 phép đo liên tiếp (2 phép đo thông thường với phương pháp 3P cho 2 hệ thống là R1& R2, và một phép đo tiếp đất với phương pháp 2P giữa 2 hệ thống với nhau (R1-2).

Sau đó, thiết bị đo sẽ tự động tính điện trở ghép hợp : Rc = (R1 +R2 –R1-2) / 2.

Quy Trình Đo Điện Trở Chống Sét

Đo điện trở chống sét bản chất là đo điện trở nối đất (điện trở tiếp địa) của hệ thống chống sét. Do đó quy trình đo điện trở chống sét khá đơn giản, đặc biệt nó sẽ càng trở nên đơn giản hơn khi sử dụng các thiết bị đo kiểm hệ thống chống sét hiện đại.

Quy trình đo điện trở chống sét cơ bản như sau:

  • Kiểm tra kim thu sét, các dây dẫn, mối nối.
  • Xác định vị trí dây dẫn tiếp đất.
  • Làm sạch bề mặt dây dẫn ở vị trí vừa xác định được.
  • Sử dụng máy đo điện trở chống sét để kiểm tra và thiết lập các kết nối tùy theo loại máy đo.
  • Đọc giá trị đo.
  • Xử lý kết quả đo.

Kết quả đo điện trở chống sét được đánh giá theo TCVN 9385:2012– Chống sét cho công trình xây dựng- Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.

Các Tiêu Chuẩn Đo Điện Trở Chống Sét

Tùy theo từng công trình và hạng mục trong công trình mà những người có trách nhiệm cần tuân thủ các tiêu chuẩn nhất định, cụ thể như sau:

Đo điện trở tiếp địa và nối đất an toàn

STT

Công trình và các hạng mục trong công trìnhTiêu chuẩn áp dụng

1

Công trình xây dựng dân dụng và công nghiệpTCVN 9385 : 2012

2

Công trình viễn thông và các trạm viễn thôngTCVN 8071-2009

QCVN 9:2010/BTTTT

QCVN 32:2011/BTTTT

3Kho, trạm, cửa hàng, quầy bán xăng dầu

QCVN 01:2013/BCT

4Công trình xây dựng và truyền tải điện

TCN 68-140:1995

TCN 68-167:1997

5Các công trình có liên quan khác

Theo các phương pháp và tiêu chuẩn có liên quan

Những Lưu Ý Khi Đo Điện Trở Chống Sét

Trước khi tiến hành đo điện trở chống sét, bạn cần:

  • Xác định sơ đồ bố trí các hệ thống chống sét,
  • Xác định số điểm tiếp đất,
  • Xác định số điểm cần đo của hệ thống chống sét,
  • Xác định vị trí tiếp đất của dây dẫn của từng hệ thống chống sét.

Thời Gian Đo Điện Trở Chống Sét Tốt Nhất

Việc kiểm định hệ thống chống sét nói chung và đo điện trở chống sét nói riêng phải được thực hiện thường xuyên nhằm kiểm tra đánh giá chất lượng hệ thống chống sét.

Theo Điều 7 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính Phủ quy định cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này phải có hệ thống chống sét bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

Theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9385: 2012 “Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống” việc kiểm tra hệ thống chống sét được tiến hành định kỳ, tốt nhất không quá 12 tháng.

Như vậy, việc tiến hành đo kiểm tra định kỳ điện trở tiếp địa của hệ thống chống sét là bắt buộc. Cơ quan Cảnh sát PCCC địa phương có trách nhiệm kiểm tra kết quả đo điện trở tiếp địa của hệ thống thu lôi chống sét của tất cả các công trình trên địa bàn thuộc phân khu quản lý.

Ngoài ra, bạn nên kiểm tra an toàn hệ thống chống sét mỗi năm một lần trước mùa mưa bão, nhằm hạn chế tối đa rủi ro do sét đánh trúng trong mùa mưa nhiều sấm sét.

Thiết Bị Đo Điện Trở Chống Sét Kyoritsu

Thiết bị đo điện trở chống sét Kyoritsu 3132A

Thiết bị đo điện trở chống sét Kyoritsu 3132A

Kyoritsu là một trong những dòng sản phẩm đo điện trở chống sét đang được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam.

Xuất Xứ Thiết Bị Đo Điện Trở Chống Sét Kyoritsu

Thiết bị đo điện trở chống sét Kyoritsu được sản xuất và phân phối bởi công ty Kyoritsu Electrical Instruments Works, Limited (Thái Lan)- được thành lập từ năm 1940.

Với Kyoritsu nhu cầu khách hàng là điều quan trọng nhất, chính vì thế, Kyoritsu luôn không ngừng nỗ lực để tạo ra những sản phẩm hiện đại, tân tiến nhất, mang đến hiệu quả làm việc cao nhất trên thị trường.

Thông Tin Sản phẩm Thiết Bị Đo Điện Trở Chống Sét Kyoritsu

  • Thiết bị đo điện trở chống sét Kyoritsu được thiết kế theo tiêu chuẩn IEC 529; IP54.
  • Ngoài phương tiện đo chính xác, dây dẫn thử nghiệm cho hệ thống đo hai dây được đơn giản hóa cũng được cung cấp dưới dạng phụ kiện tiêu chuẩn.
  • Có khả năng đo điện áp đất.
  • Cảnh báo tự động khi điện trở của các xung đất phụ trợ vượt quá dung sai.

Các Model Thiết Bị Đo Điện Trở Chống Sét Kyoritsu Phổ Biến

Kyoritsu hiện đang cung cấp ra thị trường rất nhiều model thiết bị đo điện trở chống sét, trong số đó, phổ biến nhất là những dòng sản phẩm sau:

  • Đo điện trở chống sét Kyoritsu 4102A
  • Đo điện trở chống sét Kyoritsu 4105A
  • Đo điện trở chống sét Kyoritsu KEW 4202
  • Đo điện trở chống sét Kyoritsu KEW Earth 4200
  • Đo điện trở chống sét Kyoritsu 2/3/4 dây
  • Đo điện trở chống sét Kyoritsu KEW 4300
  • Đo điện trở chống sét Kyoritsu 4102 A-H
  • Đo điện trở chống sét Kyoritsu KEW 4105DL-H

Hướng Dẫn Đo Điện Trở Chống Sét Với Thiết Bị Đo Điện Trở Chống Sét Kyoritsu

Đo Điện Trở Chống Sét Với Kyoritsu

Đo Điện Trở Chống Sét Với Kyoritsu

Để đo điện trở chống sét với thiết bị Kyoritsu, các bạn tiến hành như sau:

Bước 1: Kiểm tra điện áp PIN

  • Bật công tắc tới vị trí “BATT. CHECH” và ấn nút “PRESS TO TEST” để kiểm tra điện áp Pin.
  • Để máy hoạt động chính xác thì kim trên đồng hồ phải chỉ ở vị trí “BATT. GOOD”

Bước 2: Đấu nối các dây nối.

  • Cắm 2 cọc bổ trợ như sau: Cọc 1 cách điểm đo 5~10m, cọc 2 cách cọc 1 từ 5~10m.
  • Dây màu xanh (Green) dài 5m kẹp vào điểm đo.
  • Dây màu vàng (Yellow) dài 10m, dây màu đỏ(red) dài 20m kẹp vào cọc 1 và cọc 2 sao cho phù hợp với chiều dài của dây.

Bước 3: Kiểm tra điện áp của tổ đất cần kiểm tra

  • Bật công tắc tới vị trí “EARTH VOLTAGE” và ấn nút “PRESS TO TEST” để kiểm tra điện áp đất.
  • Để kết quả đo được chính xác thì điện áp đất không được lớn hơn 10V.

Bước 4: Kiểm tra điện trở đất.

  • Đầu tiên ta bật công tắc tới vị trí x100Ω để kiểm tra điện trở đất.
  • Nếu điện trở quá cao (>1200Ω) thì đèn OK sẽ không sáng, khi đó ta cần kiểm tra lại các đầu đấu nối.
  • Nếu điện trở nhỏ thì ta bật công tắc tới vị trí x10Ω hoặc x1Ω sao cho phù hợp để có thể dễ đọc được trị số điện trở trên đồng hồ.

Liên hệ ngay với Phòng cháy Phúc Thành để đặt mua thiết bị đo điện trở chống sét Kyoritsu nhập khẩu chính hãng với giá thành hợp lý nhất.

Tìm hiểu thêm:

  • Chống Sét Van
  • Hoá Chất Giảm Điện Trở
  • Đèn Báo Không

Từ khóa » đơn Vị đo điện Trở Chống Sét