Thiết Bị Phụ Trong Hệ Thống Lạnh | Kho Lạnh Biển Bạc

Post Views: 4.646

(Thiết bị phụ trong hệ thống lạnh – bienbacgroup.com)

Những thiết bị phụ của hệ thống lạnh của kho lạnh bao gồm: bình tách dầu, bình chứa dầu, các loại bình chứa cao áp, hạ áp, tuần hoàn, các loại bình trung gian, thiết bị hồi nhiệt, bình tách lỏng, thiết bị quá lạnh lỏng, các fin lọc, fin sấy, thiết bị xả khí, bơm, quạt, các thiết bị tuần hoàn chất tải lạnh và các dụng cụ như van, clape …

  1. Bình tách dầu

  • Người ta sử dụng bình tách dầu khi môi chất lạnh hòa tan hạn chế hoặc không hòa tan dầu bôi trơn ( như NH3 và 1 vài Freon). Nó dùng để tách dầu ra khỏi hơi môi chất, để dầu khỏi đi qua các thiết bị trao đổi nhiệt như bay hơi và ngưng tụ. Tùy theo hiệu quả tách dầu của thiết bị mà dầu được tách ra nhiều hay ít ở thiết bị tách dầu. Một phần nhỏ dầu vẫn đi theo hơi vào thiết bị ngưng tụ và bay hơi nên người ta vẫn phải áp dụng các điều kiện khác để rửa dầu, xả dầu ra khỏi các thiết bị này. Bình tách dầu được lắp đặt trên đường đẩy giữa máy nén và thiết bị ngưng tụ.
  • Từ máy nén, dầu bị cuốn theo hơi dưới dạng bụi dầu, ở nhiệt độ 80-150˚C dầu cũng bị hóa hơi 1 phần (3-30%). Bình tách dầu làm việc theo nguyên lý thay đổi hướng và tốc độ chuyển động, nhờ khối lượng riêng của bụi dầu và hơi môi chất khác nhau, làm mát để ngưng tụ hơi dầu…
  • Ngày nay người ta thường sử dụng bình tách dầu dạng xoắn có tấng đệm. Khi nhiệt độ dầu đẩy lớn hơn 140˚C thì hơi được làm mát sơ bộ xuống 80-90˚C trước khi đưa vào bình tách dầu. Trong thiết bị lạnh dùng môi chất Freon ở chế độ làm việc trung bình và lớn hơn 0˚C không cần sử dụng bình tách dầu vì dầu bôi trơn hòa tan hoàn toàn vào môi chất và cùng tuần hoàn với môi chất. Ở chế độ nhiệt độ thấp, máy lạnh làm việc với R22, sau máy nén người ta bố trí bình tách dầu làm mát bằng nước với ống xoắn có cánh bằng đồng.

thiết bị phụ trong hệ thống lạnh

  • Tốc độ hơi trong bình tách dầu phải nằm trong khoảng 0,7-1m/s còn trong ống dẫn đến bình tách dầu thì từ 20-25m/s đối với NH3 và từ 15-20m/s đối với Freon.
  • Xả dầu ra khỏi bình tách dầu trong hệ thống lạnh ammoniac là rất nguy hiểm vì áp suất trong bình rất cao (0,8-1,8MPa) và dẫn đến tổn thất môi chất. Do đó người ta phải bố trí bình chứa dầu.
  1. Bình chứa dầu

  • Bình chứa dầu nhằm mục đích gòm dầu từ các bình tách dầu và bầu dầu của toàn bộ hệ thống giảm nguy hiểm khi xả dầu và giảm tổn thất môi chất khi xả dầu khỏi hệ thống lạnh.
  • Bình chứa dầu có đường ống nối với đường hút của máy nén. Khi mở van nối thông với đường hút có thể giảm áp suất trong bình đến áp suất khí quyển, theo dõi áp suất trong bình bằng áp kế. Trước khi xả dầu có thể sưởi nóng dầu để hơi NH3 thoát ra hết. Khi xả dầu, áp suất trong bình chỉ được phép lớn hơn áp suất khí quyển 1 chút ít và nhớ đóng tất cả các van khác lại.
  1. Các loại bình chứa

    • Bình chứa cao áp

  • Bình chứa cao áp được bố trí ngay sau bình ngưng tụ dùng để chứa môi chất lỏng ở áp suất cao, giải phóng bề mặt trao đổi nhiệt của thiết bị ngưng tụ, duy trì sự cấp dỏng liên tục cho van tiết lưu. Thường nó được đặt dưới bình ngưng và được cân bằng áp suất với bình ngưng bằng các đường ống cân bằng hơi và lỏng.
    • Bình chứa tuần hoàn

  • Bình chứa tuần hoàn được sử dụng cho các hệ thống ammoniac và Freon lớn tuần hoàn môi chất lạnh trong các thiết bị bay hơi cưỡng bức. Bình chứa tuần hoàn được lắp đặt bên phía áp suất thấp và được sử dụng như 1 bình chứa để bơm chất lỏng lên các dàn lạnh. Bình chứa tuần hoàn có kiểu đặt nằm ngang và đặt thẳng đứng.
  • Bình chứa tuần hoàn nằm ngang cũng được lắp đặt giống như bình chứa cao áp nhưng không có bộ phận tách khí không ngưng, mà có thêm ống nối với bơm lỏng tuần hoàn. Bình chứa tuần hoàn nằm ngang được bố trí kết hợp với bình tách lỏng phía trên còn bình chứa tuần hoàn đứng không có bình tách lỏng vì nó có thể tự tách lỏng do cách bố trí các ống ra vào.
  • Bình chứa tuần hoàn phải chứa được toàn bộ môi chất lỏng của các tổ dàn hoặc dàn làm lạnh không khí ở nhiệt độ sôi đã cho và với điều kiện bộ chứa lỏng trong hệ thống đặt 20-30% đối với hệ thống cấp lỏng từ trên và 60% đối với hệ thống cấp lỏng từ dưới, đối với dàn lạnh không khí là 50% dung tích của dàn.
  • Bình chứa tuần hoàn phải làm việc với áp suất thấp nên phải có bọc cách nhiệt.
    • Bình chứa thu hồi

  • Bình chứa thu hồi dùng để chứa môi chất lỏng tù các dàn bay hơi khi phá băng bằng hơi nóng. Bình chứa thu hồi cũng như bình chứa tuần hoàn, là dạng hình trụ có thể nằm ngang hoặc thẳng đứng.
  • Bình chứa thu hồi cần phải chứa được lỏng từ dàn bay hơi của phòng lạnh lớn nhất với hệ số chứa đến 80% vì người ta chỉ tiến hành phá băng cho từng phòng, không đồng thời.
  1. Bình tách lỏng

  • Bình tách lỏng (liquid senprator) được sử dụng trong máy lạnh amoniac. Nó có nhiệm vụ tách môi chất lỏng khỏi hơi hút về máy nén, đảm bảo hơi hút về máy nén ở trạng thái bão hòa khô, tránh hiện tượng va đập thủy lực ở máy nén. Bình tách lỏng thường là hình trụ kiểu thẳng đứng.
  • Bình tách lỏng làm việc theo nguyên tắc giảm tốc độ và thay đổi hướng di chuyển của dòng hơi ( tốc độ giảm đến 0,5m/s). Do tốc độ giảm đồng thời đổi hướng nên giọt lỏng và bụi bị tách ra, rơi xuống đáy bình, chỉ có hơi khô đi về máy nén. Bình tách lỏng có bố trị bộ điều chỉnh và chỉ báo mức lỏng trong thiết bị khi mực lỏng dâng len đến vị trí nguy hiểm.
  1. Bình trung gian

  • Bình trung gian được sử dụng trong máy lạnh 2 hoặc nhiều cấp. Bình trung gian dùng để làm mát trung gian hơi môi chất sau cấp nén áp thấp và để quá lạnh môi chất trước khi vào can tiết lưu bằng cách bay hơi 1 phần môi chất lỏng dưới áp suất trung gian. Ngoài ra bình trung gian cũng đóng vai trò là bình tách lỏng đảm bảo hơi hút về máy nén cấp cao là hơi bão hòa khô.
  • Ngày nay trong máy lạnh amoniac 2 cấp người ta sử dụng rộng rãi loại bình có ống xoắn

thiet-bi-phutrong-he-thong-lanh

  • Ưu điểm của bình trung gian có ống xoắn là dầu ở máy nén cấp thấp không đi vào tuyến lỏng để vào thiết bị bay hơi, tạo lớp bẩn trên bề mặt thiết bị bay hơi.
  1. Bình tách khí không ngưng

  • Cùng tuần loan với môi chất lạnh trong hệ thống lạnh có không khí là các loại khí không ngưng.
  • Thành phần chủ yếu của khí không ngưng vẫn là không khí. Không khid lọt vào hệ thống do nhiều nguyên nhân khác nhau như khi tiến hánh sửa chữa hệ thống, khi hút chân không hệ thống, độ chân không chưa đảm bảo yêu cầu, khi hệ thống làm việc ở độ chân không khi nhiệt độ sôi quá thấp, do phân hủy môi chất…
  • Trong thiết bị ngưng tụ, không khí tạo thành các lớp bao quanh bề mặt trao đổi nhiệt làm tăng nhiệt trở ngưng tụ làm xấu quá trình trao đổi nhiệt khi ngưng, làm tăng áp suất ngưng tụ. Máy lạnh amoniac thường được xả định kì khí không ngưng. Phải khả không khí vào bình nước, bọt khí sẽ nổi nên còn amoniac lẫn trong khí sẽ bị nước hấp thụ.

Trên đây ĐIỆN LẠNH BIỂN BẠC xin giới thiệu với các bạn 1 cái nhìn tổng quát nhất về 1 số thiết bị phụ trong hệ thống lạnh sử dụng trong việc lắp đặt kho lạnh, thiết kế kho lạnh và từ đó vận hành hệ thống một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH BIỂN BẠC

VPGD: Số 812, đường Phúc Diễn, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Mã số thuế:  0106802243

Hotline: 0926 381 999

Điện thoại: 02462 543 777

Rate this post

Từ khóa » Hệ Thống Lạnh Nh3 Bố Trí Bình Tách Dầu