Thiệt đơn Thiệt Kép! - Báo Công An Nhân Dân điện Tử
Có thể bạn quan tâm
- Nga tố lính Ukraine đốt kho ngũ cốc ở Mariupol
Ukraine và Nga cùng thiệt
Cuộc chiến ở Ukraine đã vượt qua mốc 100 ngày và không một ai biết nó sẽ còn tiếp tục đến bao giờ mới kết thúc.
Sau hơn 100 ngày giao tranh dằng dai, phía Nga đã phải thay đổi cả chiến lược lẫn chiến thuật, thu hẹp các mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt do họ tiến hành từ ngày 24-2. Từ chỗ bao vây các thành phố lớn của Ukraine như thủ đô Kyiv, Kharkiv, pháo kích Lviv, Odessa, quân đội Nga lui về vùng Donbass, quyết chiếm thành phố cảng Mariupol bên bờ biển Azov (và đã chiếm được), củng cố khu vực Kherson (chiếm được trước đó), đang cố gắng làm chủ hoàn toàn những thành phố trọng yếu khác như Severodonetsk và Lysychansk nằm ở khu vực sông Siverskiy Donets. Nếu hai thành phố này thất thủ thì gần như toàn bộ tỉnh Luhansk ở vùng Donbass sẽ nằm trong sự kiểm soát của Nga...
Theo nguồn tin do phía Ukraine công bố, phía Nga đã chiếm được khoảng 20% lãnh thổ của Ukraine. Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky thừa nhận mỗi ngày chiến sự khiến khoảng 60 đến 100 quân nhân Ukraine thiệt mạng, khoảng 500 người khác bị thương...
Không những thiệt hại nặng nề về nhân sự, ước tính mới nhất của nội các Ukraine về tổng thiệt hại của nền kinh tế Ukraine sau gần 100 ngày chiến sự lên tới 600 tỷ USD. Hàng trăm tỷ USD dự trữ ngoại tệ của Nga đã bị phương Tây đóng băng tại các ngân hàng nước ngoài để sau này có thể dùng cho mục đích tái thiết Ukraine, thế nhưng để tới lúc đó, Ukraine sẽ còn phải chịu những thiệt hại lớn hơn nữa nếu chiến tranh kéo dài.
Đương nhiên là những thiệt hại, tiêu hao về phía Nga cũng không hề nhỏ, cả về nhân sự lẫn trang thiết bị quân sự. Hãng thông tấn Ukraine Ukrinform dẫn phát biểu của Tổng thống Ukraine V.Zelensky cho biết các lực lượng vũ trang Nga đã sử dụng khoảng 2.400 tên lửa thuộc nhiều chủng loại khác nhau kể từ khi xung đột hai bên nổ ra.
Thông tin do đại diện Cục Tình báo quân sự Ukraine đưa ra cho biết quân đội Nga đã sử dụng tới 60% kho dự trữ vũ khí chính xác cao và không có khả năng bổ sung nhanh chóng số vũ khí đã bị tiêu hao này như thời Liên Xô từng làm, do ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây.
Cũng theo một nguồn tin chưa được kiểm chứng, có khả năng Nga đã mất hơn 1.000 xe tăng, hoặc bị phá hủy, hoặc bị thu giữ, trên chiến trường Ukraine.
Sean Spoonts, Tổng Biên tập của SOFREP, một cơ quan truyền thông chuyên về tin tức quân sự nói với Newsweek rằng, để duy trì cuộc tấn công quân sự ở Ukraine, Nga cần khoảng 900 triệu USD mỗi ngày, một con số lớn khủng khiếp ngay cả đối với một cường quốc như Nga. Con số này còn chưa tính đến những thiệt hại tài chính mà Nga phải gánh chịu vì các lệnh trừng phạt kinh tế nghiêm trọng được áp đặt lên nước này.
Cuộc chiến ở Donbass
Nhưng, để trả lời câu hỏi ai đang chiếm ưu thế trong cuộc chiến này thì phải nhìn nhận mục tiêu của mỗi bên sau phát súng đầu tiên ngày 24-2-2022.
Phía Ukraine tất nhiên muốn xóa bỏ hai khu vực ly khai ở Donesk và Luhansk, đồng thời thu hồi lãnh thổ Crimea đã sát nhập vào Nga sau cuộc trưng cầu dân ý năm 2014. Cả hai mục tiêu này đều chưa đạt được. Những thiệt hại của Nga trên chiến trường và sức tàn phá hủy diệt của những lệnh cấm vận nghiệt ngã mà phương Tây áp đặt đối với Nga, chưa tác động đủ mạnh để buộc Nga dừng chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Quân ly khai đang kiểm soát khoảng 50% khu vực Donesk, 90% Luhansk và các lực lượng vũ trang của Nga trong hơn 100 ngày qua đã hỗ trợ để lực lượng ly khai vùng Donbass mở rộng đáng kể hai diện tích mà họ kiểm soát.
Chỉ tính riêng hai khu vực Donesk và Luhansk tạo thành vùng Donbass đã có diện tích tương đương với Bosnia-Herzegovina, lớn hơn nhiều so với Bỉ; nếu làm chủ được toàn bộ khu vực này, kéo dài qua Crimea đến vùng Kherson thì Nga sẽ nắm trong tay con bài tẩy để chiếm ưu thế tại bất cứ một cuộc thương lượng nào với Kyiv nhằm kết thúc chiến tranh.
Ukraine là quốc gia có diện tích lớn thứ hai ở châu Âu (chỉ sau Nga) nên một đội quân 200.000 người của Nga, thật sự là con số không có khả năng kiểm soát toàn bộ lãnh thổ rộng lớn như Ukraine.
Từ bỏ các mục tiêu mang tính biểu tượng ở Kyiv và Kharkiv, phía Nga đang hướng tới mục tiêu thực tế hơn là kiểm soát toàn bộ vùng Donbass bằng cách tái triển khai quân từ các khu vực Kyiv và Kharkiv về khu vực này. Thế nhưng, nếu Nga có thể triển khai quân về để phục vụ trận chiến quyết định ở Donbass thì Ukraine cũng có thể làm vậy.
Nga đã sử dụng các loại vũ khí hiện đại như dàn phóng tên lửa đa nòng Grad và Smerch kế thừa những dàn phóng loạt thời Thế chiến 2, thậm chí cả dàn TOS-1 phóng đạn nhiệt áp có sức hủy diệt tàn khốc hay tên lửa siêu vượt âm Kinzhal trong chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Nhưng, Ukraine, với trang bị quân sự phần lớn có nguồn gốc từ Liên Xô, cũng có thể sử dụng những loại vũ khí do phương Tây cung cấp, càng ngày càng hiện đại hơn để đối phó với ưu thế áp đảo về trang bị vũ khí của Nga. Sau những tên lửa chống tăng Javelin hay tên lửa phòng không vác vai Stinger, Mỹ đã viện trợ các dàn vũ khí phóng loạt, tên lửa diệt hạm Harpool và pháo tự hành M109 do Mỹ sản xuất, sắp tới nhận hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) M142 trong gói viện trợ 700 triệu USD của Mỹ...
Nói cách khác, không có bên nào chiếm ưu thế hơn hẳn bên kia cả về quân số lẫn vũ khí nên khả năng cuộc chiến ở Donbass vẫn sẽ là một cuộc chiến tiêu hao dằng dai khiến cả hai phía cùng thiệt hại nặng nề nếu tiếp tục cuộc chiến.
Điều đó có nghĩa là phải tìm kiếm những yếu tố bên ngoài chiến trường để hy vọng có thể đi tới một kết cục cho cuộc xung đột này.
Thay đổi người mua hàng
Trên phương diện này, cả Ukraine lẫn phương Tây đều trông chờ vào những tác động của các biện pháp trừng phạt liên tiếp mà mới nhất là gói trừng phạt thứ 6 của EU, cắt giảm 2/3 lượng dầu mỏ nhập khẩu từ Nga theo đường biển. Chỉ có Hungary, Séc và Slovakia là được miễn trừ khỏi lệnh cấm này, tiếp tục nhận dầu mỏ theo đường ống dẫn dầu trên bộ. Mức cấm vận dầu mỏ Nga sẽ tăng lên 90% một khi Ba Lan và Đức, hai nước có kết nối với đường ống dẫn dầu trên bộ ngừng nhập khẩu qua đường ống khó thay thế này vào cuối năm nay.
Quyết định cấm nhập dầu một phần của EU là lệnh cấm dầu tiếp theo lệnh cấm của Mỹ, Anh nhằm đánh vào hầu bao chiến tranh của Nga, qua đó, hy vọng Nga sẽ phải sớm chấm dứt chiến sự ở Ukraine.
Mục tiêu đó có cơ sở thực tiễn không?
Chỉ sau 7 tuần chiến tranh đã có 19% các quốc gia trên thế giới áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga. Thế nhưng, những quốc gia này lại đại diện cho 59% nền kinh tế thế giới. Sau hơn 100 ngày chiến tranh, con số này có thể đã tăng lên nhưng dù gì Moscow vẫn còn có một lựa chọn: mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với những nước còn lại không tuân thủ lệnh trừng phạt. Nói cách khác, Nga chỉ đơn giản là tìm cách thay đổi người mua hàng!
Cho đến trung tuần tháng 5 vừa qua, những nỗ lực chung của EU, Mỹ và Anh mới chỉ làm giảm 7% kim ngạch xuất khẩu của Nga so với thời điểm trước khi xung đột nổ ra ở Ukraine, bởi một phần xuất khẩu của Nga trước đây sang phương Tây đã được chuyển hướng sang các nước khác.
Chẳng cần phải thông minh lắm cũng biết rằng đó là Ấn Độ và Trung Quốc, những quốc gia mà các lệnh trừng phạt trực tiếp (như với Trung Quốc) hay thứ cấp (Ấn Độ) chẳng thể tác động được đến chính sách của họ. Trong tình thế bị cấm vận, Nga đã giảm giá dầu để tăng sức hấp dẫn đối với các khách hàng mới của mình. Xuất khẩu dầu mỏ của Nga sang Ấn Độ từ thời điểm tháng 5-2021 đến tháng 5 năm nay đã tăng gần 25 lần. Còn xuất khẩu dầu mỏ của Nga sang Trung Quốc tăng trưởng 4% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 6,55 triệu tấn, giúp Nga vươn lên vị trí thứ hai sau Saudi Arabia với tư cách là nguồn cung cấp dầu mỏ chính của Trung Quốc.
Để có thể phát huy tác dụng, chắc chắn Mỹ và EU sẽ phải tiếp tục những lệnh trừng phạt nhằm vào xuất khẩu khí đốt của Nga, lĩnh vực đang giúp Moscow rủng rỉnh tiền bạc bởi giá cả tăng cao đã bù đắp phần lớn những thiếu hụt do bị cắt giảm lượng xuất khẩu. Moscow đã chủ động cắt cung cấp khí đốt cho hàng loạt quốc gia không chịu thanh toán bằng đồng rúp theo yêu cầu của Nga và nếu sắp tới, khi EU càng giảm bớt sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga bằng cách cắt giảm nhập khẩu khí đốt xuống 66% trước cuối năm nay thì có thể nền kinh tế Nga mới phải chịu tác động. Nga khó tìm được những bạn hàng mới vì khác với dầu mỏ, khí đốt được cung cấp qua các đường ống, phải mất nhiều thời gian để có thể xây dựng mới...
Có thể thấy lệnh cấm vận Nga của phương Tây vẫn còn tồn tại vô vàn những lỗ hổng và nước Nga vẫn có thể tận dụng chúng để giảm thiểu thiệt hại cho mình. Điều đó cũng có nghĩa cuộc chiến ở Ukraine sẽ không chấm dứt trong một sớm một chiều.
Khi cuộc xung đột càng kéo dài, bằng cách này hay cách khác, gần như tất cả các bên đều thiệt hại dù ít dù nhiều.
- Nga dọa đẩy lùi Ukraine khỏi biên giới nếu nhận vũ khí tầm xa phương Tây
- Cần lối thoát thông qua ngoại giao giữa Nga và Ukraine
Từ khóa » Thiệt Hại Của Nga Và Ukraine
-
Thống Kê Thiệt Hại Chiến Tranh ở Ukraine | NHK WORLD-JAPAN News
-
Thiệt Hại Của Nga - Ukraine Sau 3 Tháng Chiến Sự "rung Chuyển" Thế ...
-
Thiệt Hại Kinh Tế Của Nga, Ukraine Sau Gần Hai Tháng Chiến Sự
-
Ukraine Công Bố Thiệt Hại Sau Hơn Ba Tháng Chiến Sự - VnExpress
-
Nga Thiệt Hại Nặng Sau Pháo Kích Ukraine ở Đảo Rắn Vẫn Tuyên Bố ...
-
Tin Tức Nga Ukraine Tối 23/6 Nga Thiệt Hại Nặng Nề ở Đảo Rắn Sau ...
-
Tin Nóng Nga-Ukraine Ngày 14-5: Nga Thiệt Hại Nặng, G7 Tiếp Tục ...
-
Thiệt Hại Vật Chất Của Ukraine Trong Xung đột Với Nga Là Gần 60 Tỷ USD
-
Chiến Sự đến Chiều 8.5: Nga, Ukraine Nêu Thiệt Hại Của đối Phương ...
-
30 Ngày Chiến Sự Nga - Ukraine: Hai Bên đã Chịu Những Thiệt Hại Gì?
-
Chiến Sự đến Chiều 18.4: Nga, Ukraine Thống Kê Thiệt Hại Của đối ...
-
Thiệt Hại Tại Ukraine Lên Tới Con Số Không Tưởng?
-
100 Ngày Chiến Tranh Nga-Ukraine Qua Những Con Số - VOA Tiếng Việt
-
Anh Nói Thiệt Hại Quân Số Của Nga, Thành Phố Lớn Thứ Hai Ukraine Bị ...