Thiệt Hại Do Vi Phạm Nghĩa Vụ Là Gì? - Luật Hoàng Anh
Có thể bạn quan tâm
Để trách nhiệm bồi thường thiệt hại được áp dụng, thì điều kiện đầu tiên là phải có thiệt hại xảy ra. Do đó, Điều 361 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ như sau:
“Điều 361. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ 1. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. 2. Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. 3. Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể”.
1.Khái niệm
Trong quan hệ nghĩa vụ, bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của mình để đáp ứng nhu cầu về lợi ích của bên có quyền. Nếu bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ gây thiệt hại cho bên có quyền, thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Thiệt hại xảy ra là tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại, bởi mục đích của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là khôi phục tình trạng tài sản cho người bị thiệt hại, do đó, nếu không có thiệt hại thì không đặt ra vấn đề bồi thường. Thiệt hại có thể hiểu là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín của cá nhân, tổ chức. Thiệt hại phải được xác định rõ ràng và trách nhiệm chứng minh thiệt hại thuộc về bên có quyền. Căn cứ vào quy định trên có thể thấy thiệt hại bao gồm hai loại là thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.
1.1.Thiệt hại về vật chất
Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất có thể xác định được. Thiệt hại về vật chất có biểu hiện cụ thể là mất tài sản, giảm sút giá trị tài sản, những chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút. Đây là những thiệt hại được biểu hiện cụ thể, các bên có thể dễ dàng nhận biết. Ví dụ: A mượn xe của B, nhưng gặp tai nạn làm hỏng xe. Thiệt hại vật chất ở đây được thể hiện rõ giá trị của chiếc xe đã bị giảm sút do hư hỏng.
1.2.Thiệt hại về tinh thần
Đời sống tinh thần là phạm trù rất rộng, bao gồm nhiều vấn đề tồn tại trong xã hội loài người. Đời sống tinh thần theo nguyên tắc là không thể thể định giá được, tức không thể quy thành tiền và cũng không thể phục hồi như ban đầu. Tuy nhiên, dựa trên cơ sở an ủi, động viên đối với người bị thiệt hại, cũng như một biện pháp giáo dục, răn đe, ngăn chặn người có hành vi trái pháp luật. Pháp luật đã quy định người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Theo đó, pháp luật quy định hành vi gây thiệt hại về tinh thần bao gồm: xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của các chủ thể. -Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe được xác định thông qua các giá trị vật chất của chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi sức khỏe, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do thiệt hại về tính mạng, sức khỏe. Khoản 2 Điều 590 quy định mức bồi thường cho thiệt hại về sức khỏe do các bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì mức bồi thường không quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Khoản 2 Điều 591 BLDS năm 2015 quy định mức bồi thường thiệt hại tinh thần do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá 100 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định - Thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín được xác định thông qua các chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại. Khoản 2 Điều 592 BLDS năm 2015 quy định mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể luật khác có thể quy định về cách thức riêng về thiệt hại. Đó là cơ sở để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến bồi thường thiệt hại.
2.Vụ việc thực tế về xét xử bồi thường thiệt hại sức khỏe, tính mạng
Bản án số 95/2021/DS-PT ngày 30/06/2021 V/v yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng[1]
2.1.Nội dung vụ án
-Gia đình bà Trịnh Thị T với ông Yên Văn S là đồng hương với nhau, trước đó bà T có nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của ông Yên Văn S, sau đó phát sinh mâu thuẫn giữa hai bên. Vào khoảng 09 giờ 00 phút, ngày 08/8/2018, tại thôn 09, xã E, huyện E, tỉnh Đắk Lắk, gia đình bà T với gia đình ông Yên Văn S mâu thuẫn tranh chấp đất nên đã xảy ra cãi nhau, trong lúc cãi nhau ông S đã dùng tay, chân đánh vào đầu, vào người làm bà T bị ngã xuống đất, sau đó phải đi bệnh viện để điều trị. Bà T xác định quá trình đánh bà T chỉ một mình ông Yên Văn S, ngoài ra không có ai khác tham gia, nên bà T yêu cầu ông S phải có trách nhiệm bồi thường các thiệt hại, gồm: Chi phí điều trị có hóa đơn: 2.034.000 đồng; Tiền công lao động bị mất: 50 ngày x 200.000 đồng/ngày = 10.000.000 đồng; Tiền công người chăm sóc: 06 ngày x 200.000 đồng/ ngày = 1.200.000 đồng; Tiền xăng xe đi lại: 600.000 đồng. Tổng số tiền yêu cầu bồi thường trị 13.834.000 đồng. Ngoài ra, không có yêu cầu nào khác. -Trường hợp này được xác định là thuộc hành vi vi phạm gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe.
2.2.Quyết định của Tòa án
Căn cứ vào: -Áp dụng khoản 1 Điều 308 của Bộ luật Tố tụng dân sự; khoản 1 Điều 29 của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án -Không chấp nhận kháng cáo của bị đơn ông Yên Văn S –Giữ nguyên bản án Dân sự sơ thẩm số 05/2021/DS-ST ngày 12/3/2021 của Tòa án nhân dân huyện EaKar, tỉnh Đắk Lắk. Tuyên xử: -Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Trịnh Thị T. -Buộc ông Yên Văn S có trách nhiệm bồi thường cho bà Trịnh Thị T số tiền 4.224.800 đồng (Bốn triệu hai trăm hai mươi bốn ngàn tám trăm đồng). -Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến khi thi hành án xong, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại Điều 357 và Điều 468 của Bộ luật dân sự, tương ứng với thời gian chưa thi hành án.
Luật Hoàng Anh
[1] https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta731432t1cvn/chi-tiet-ban-an, truy cập ngày 24/07/2020
Từ khóa » Thiệt Hại La Gi
-
Thiệt Hại - Cơ Sở Dữ Liệu Quốc Gia Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật
-
Thiệt Hại Là Gì? Các Loại Thiệt Hại Phải được Bồi Thường Theo Bộ Luật ...
-
Thiệt Hại Và Cách Xác định Thiệt Hại Trong Trách Nhiệm Bồi Thường ...
-
Thiệt Hại Là Gì? Phân Biệt “Bồi Thường Thiệt Hại Trong Hợp đồng” Và ...
-
Thiệt Hại Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Thiệt Hại - Wiktionary Tiếng Việt
-
Thiệt Hại Là Gì? Trường Hợp Nào Gây Thiệt Hại Không Phải Bồi Thường?
-
Thiệt Hại Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Xác định Thiệt Hại Theo Quy định Của Pháp Luật Dân Sự - Luật LawKey
-
+ Điều Kiện Yêu Cầu Bồi Thường Thiệt Hại Và Cách Xác định Mức Bồi ...
-
Một Số Phân Tích Về Khái Niệm Về Trách Nhiệm Bồi Thường Của Nhà ...
-
Các Trường Hợp Gây Thiệt Hại Mà Không Phải Bồi Thường
-
Phạt Vi Phạm, Bồi Thường Hợp đồng Dân Sự Theo Bộ Luật Dân Sự Năm ...
-
Câu Hỏi Thường Gặp | Bảo Hiểm Phú Hưng