Thiết Kế Bản Vẽ Sơ đồ Lắp đặt Mạng điện Trong Nhà Chuẩn

Rate this post

Mạng điện trong nhà là một phần quan trọng trong quá trình thi công, thiết kế và sửa chữa ngôi nhà. Việc lựa chọn và lắp đặt mạng điện không chỉ đảm bảo tính tiện dụng và an toàn mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ của không gian sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đầy đủ kiến thức cơ bản để thiết kế sơ đồ mạng điện sao cho chuẩn chỉnh. Hút Bể Phốt Khoán sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách lắp đặt mạng điện một cách toàn diện.

Sơ đồ lắp đặt mạng điện trong nhà là gì?

Việc lắp đặt sơ đồ mạch điện trong nhà thường được hoàn thiện ở những bước cuối cùng sau khi bạn đã xây hoặc sửa nhà. Để biết được cách lắp sơ đồ mạch điện trong nhà đúng cách cũng không hề khó nhưng trước hết bạn phải hiểu thế nào là sơ đồ mạch điện trong nhà là gì trước.

Sơ đồ lắp đặt mạng điện trong nhà là gì?
Sơ đồ lắp đặt mạng điện trong nhà là gì?

Sơ đồ mạch điện là những bản vẽ bằng biểu tượng, đường nét nối liền nhau với các ký hiệu có chủ đích thể hiện tính năng của linh kiện dẫn điện. Ngày nay, việc quy chuẩn các biểu tượng mạng điện đã thống nhất theo quy tắc quốc tế nên các bản vẽ có sơ đồ kỹ thuật hoàn toàn giống nhau từ đường dây cho đến các biểu tượng.

Lắp đặt mạng điện trong nhà đúng chuẩn có lợi ích không ?

Để hiểu về lợi ích to lớn mà việc lắp đặt mạng điện trong nhà đúng chuẩn bạn hãy xem những lý do dưới đây :

Lắp đặt mạng điện trong nhà đúng chuẩn có lợi ích không ?
Lắp đặt mạng điện trong nhà đúng chuẩn có lợi ích không ?

Biết được vị trí chạy mạng điện trong nhà

Khi nhìn vào sơ đồ mạng điện thì chúng ta có thể biết được vị trí lưới điện dẫn đi trong nhà, chính vì thế mà bạn có thể dễ dàng phát hiện, định vị được vị trí hư hỏng của mạng điện để sửa chữa. Hoặc khi tái sửa chữa nhà hay cần nối thêm đường dây thì bạn cũng sẽ thuận tiện hơn khi đã biết chính xác vị trí đường dây điện nào đang nằm gần đó nhất.

Dễ dàng thi công lắp đặt mạng lưới điện

Không phải cứ cần sử dụng điện ở đâu thì mình sẽ nối đường đây từ cầu dao điện đến đó mà ta phải có một sơ đồ mạng điện thật chuẩn chỉnh để khi bắt tay vào việc lắp đặt sẽ thuận tiện và nhanh chóng hơn.

Tham khảo thêm: 

  • Hướng dẫn cách lắp máy bơm lên bồn chuẩn thợ điện nước
  • Cách Khử Mùi Nhà Vệ Sinh Hiệu Quả Đơn Giản Nhất

Sắp xếp mạng điện trong nhà theo logic

Khi lên bản vẽ sơ đồ thiết kế mạng điện sẽ giúp chúng ta tính toán, sắp xếp mạng điện nhà một cách khoa học và hợp lý. Tránh trường hợp đặt quá nhiều nguồn điện tại một địa điểm nhưng một số vị trí trong nhà lại không có nguồn điện gần để sử dụng.

Sắp xếp mạng điện trong nhà theo logic
Sắp xếp mạng điện trong nhà theo logic

Nguyên tắc “vàng” trong lắp đặt mạng điện trong nhà

  • Nguyên tắc 1 : Khi lên sơ đồ lắp đặt mạng điện trong nhà bạn phải tuân thủ chú ý, quan tâm nhất đến các thiết bị đèn chiếu sáng cần sử dụn là loại dây Cu/PVC (1×1,0)mm2. Còn phần dây sử dụng để cấp điện đến các thiết bị như: điều hòa, bình nóng lạnh,…thì bạn phải sử dụng dây Cu\PVC (1×2,5)mm2.
  • Nguyên tắc thứ 2: Bạn cần lưu ý nguyên tắc này là các tụ điện phải cách phần sàn 1.4m, còn phần công tắc đèn thì cách sàn 1.2m và phần ổ cắm đặt cách sàn phải ít nhất là 0.4m.
  • Nguyên tắc thứ 3: Khi thiết kế đường dây điện cần phải làm dọc theo tuyến cấp ngầm và có đóng các cọc với hệ tiếp đất và nổi lên. Trong đó, điện trở tiếp đất lưu ý rằng nhỏ hơn 4cm (trong trường hợp bạn thiết kế mạng điện không nối thêm cọc) và các thiết bị, ổ cắm thì sẽ được nối vào tủ điện tổng.
  • Nguyên tắc thứ 4: Bạn nên nhớ là khi thiết kế sơ đồ mạng điện trong nhà thì phần dây chờ của cục lạnh điều hoà từ hệ thống điện phải được thiết kế đặt cách trần 0.4m. Còn cục lạnh điều hòa thì bạn cần phải đặt cách với tường dưới 0.2m.
  • Nguyên tắc thứ 5: Khi bạn lắp đặt độ cao của phần đèn hắt ốp tường và phần đèn hắt tranh thì độ cao tối thiểu ít nhất phải 2.3m đối với sàn, còn đèn gương cách cách sàn 1.8m
  • Nguyên tắc thứ 6: Trong sơ đồ mạng điện trong nhà phải được lắp đặt bằng phương pháp luồn vào những ống SP để đi ngầm bên trong trần nhà và tường nhà. Lưu ý, đường dây điện sử dụng cho sinh hoạt phải đi riêng, tuyệt đối không được đi chung cùng với các loại dây như đi cùng với dây cáp tín hiệu,…

Tổng quan chi tiết về lắp đặt mạch điện trong nhà

Cách vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện trong nhà chuẩn nhất hiện nay.

Cách vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện trong nhà chuẩn nhất hiện nay.
Cách vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện trong nhà chuẩn nhất hiện nay.

Bước 1: Phân tích các phần tử của mạch điện trong nhà

  • Xác định xem mạch điện có bao nhiêu phần tử cần thiết.
  • Ký hiệu phần tử trong mạch điện đó như thế nào và nguyên lý hoạt động của nó?

Bước 2: Phân tích mối quan hệ điện của các phần tử mạch điện chính trong nhà

  • Các phần tử trong mạch điện được kết nối với nhau như thế nào.
  • Xác định vị trí của các thiết bị đóng mở, bảo vệ và các thiết bị điện

Bước 3: Tiến hành vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện

  • Mạch nguồn điện vẽ nằm ngang
  • Vị trí của các ký hiệu thiết bị đóng mở, bảo vệ, lấy điện
  • Tuân thủ theo các ký hiệu điện
  • Các công tắc vẽ ở trạng thái cắt mạch

Đặc điểm cấu tạo của mạng điện trong nhà

Sơ đồ mạng điện trong nhà hiện nay gồm có hai loại là mạng điện đơn giản và mạng điện phức tạp. Hai sơ đồ điện này sẽ dẫn đến 2 công dụng hoàn toàn khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng điện.

Đặc điểm cấu tạo của mạng điện trong nhà
Đặc điểm cấu tạo của mạng điện trong nhà

Xem thêm: Tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất

Cấu tạo của mạng điện đơn giản bao gồm:

  • Mạch chính từ mạng điện phân bổ phải đi qua công tơ điện vào nhà
  • Mạch nhánh từ mạch chính rẽ các mạch nhánh. Sẽ được mắc song song với nhau để có thể điều khiển độc lập. Nó có chức năng cung cấp điện tới các đồ dùng.
  • Các thiết bị đóng cắt và bảo vệ, bảng điện,

Cấu tạo của mạng điện phúc tạp bao gồm:

  • Hộp phân phối
  • Aptomat tổng
  • Aptomat nhánh
  • Đồ dùng điện
  • Ổ điện

Khuyến cáo lựa chọn cầu dao tự động theo tiết diện dây dẫn

Tiết diện dây dẫn Mục đích sử dụng Công suất cho phép tối đa Lựa chọn cầu dao tự động
1.5mm2
  • Dùng cho đèn, nguồn các loại ổ cắm thông dụng hoặc thiết bị ít hao điện (chuông cửa, vv…)
< 2300w 10A
2.5mm2
  • Cung cấp nguồn cho ổ cắm, hoặc ổ cắm chuyên dụng (máy giặt, máy sấy, máy nước nóng, lò sưởi điện, …)
< 3680w 16A – 20A
4mm2 < 5750w 25A
6mm2
  • Dùng cho các thiết bị như nồi cơm điện, lò nướng, lò sưởi điện Công suất cao
< 7360w 16A – 32A
10mm2
  • Dùng để kết nối điện giữa thiết bị điện đóng ngắt và tủ điện.
  • Dùng cho dây dẫn có chức năng bảo vệ chính: phải có cùng tiết diện như dây nối giữa thiết bị đóng ngắt và tủ điện
6/9/12 kvA 16 – 32A đến 50A
16mm2 50/60kvA 63A
25mm2

Khi lắp đặt mạng điện trong nhà cần lưu ý gì?

Khi lắp đặt mạng điện trong nhà cần lưu ý gì ?
Khi lắp đặt mạng điện trong nhà cần lưu ý gì ?

_ Các đường dây cấp điện theo trục đứng nên được đặt dọc cầu thang hoặc trong hộp kỹ thuật.

_ Dây điện khi dẫn qua móng, tường, sàn… phải được đặt trong ống cách điện hoàn toàn và ống cách điện đó phải đặt dốc, dễ dàng thoát nước khi gặp tình trạng rò rỉ, tránh ứ đọng nước.

_ Tránh trường hợp đặt đường dây điện ở những chỗ tường có thể phải khoan lỗ, đóng đinh hoặc nơi các đường điện giao cắt nhau.

_ Dây điện phải cách điện tốt và phải đặt trong ống gen nhựa PVC nếu đặt âm tường.

_ Ổ cắm điện phải được đặt cao hơn sàn nhà 1,5 m. Nếu ổ cắm điện đặt trong hốc tường chỉ cần cao hơn 0,4 m so với mặt nền. Ổ cắm điện phải đặt xa các bộ phận kim loại tiếp xúc với đất (ống dẫn nước, chậu rửa… ) ít nhất là 0,5 m.

_ Công tắc điện điều khiển đèn phải đặt cao hơn mặt nền sàn tối thiểu 1,50 m. Không đặt công tắc điện trong phòng tắm, chỗ giặt, buồng xí…

_ Phải đặt thiết bị bảo vệ và điều khiển chung của cả nhà hoặc từng tầng

_ Các bảng phân phối điện, thiết bị bảo vệ… cần đặt nơi tiện sử dụng.

Khoán Hút Bể PhốtKhoán Hút Bể Phốt

Từ khóa » Sơ đồ Nguyên Lý Và Sơ đồ Lắp đặt Mạng điện