Thiết Kế Bìa Sách Và Những Câu Chuyện Về Nó - Viblo

Dù là sách tiểu thuyết, sách ảnh hay tự truyện… thì việc thấu hiểu nội dung bên trong của cuốn sách chính là bước đầu tiên bạn cần làm để quyết định có nên đọc nó không ? Hay gọi đó là tiếng sét ái tình. Đó là sách về thể loại kinh dị hay một câu chuyện tình yêu? Chúng ta luôn tò mò dựa trên những nội dung của ngay từ những ánh nhìn đầu tiên. Để từ đó, thiết kế sách cũng tạo được cảm giác với người đọc và liên quan đến nội dung bên trong.

Hãy cùng mình dạo một vòng để sưu tầm và khám phá những bí mật trước nay chúng ta vẫn thường biết mà cũng chưa tìm hiểu hết nhé, đằng sau thiết kế sách là rất nhiều thông điệp.

1. Những khoảng trắng trong thiết kế bìa sách

Một mẫu thiết kế bìa sách vô cùng ấn tượng và mang sắc màu cổ điển của Emily Mahon, cùng bức họa được thể hiện bởi Ray Morimura. Hãy chú ý đến những khoảng trắng trên bìa sách ăn khớp với tiêu đề của cuốn sách như thế nào, The Wealth of Nation (tạm dịch là: Sự cường thịnh của Quốc gia)

Trong thiết kế bìa sách này của Helen Yentus, cô đã chủ đích sắp đặt những “hộp trắng” để ngầm ám chỉ ánh sáng trắng mà ta thường thấy ở bệnh viện. Nó còn che khuôn mặt của người bác sỹ trên bìa sách, như muốn truyền tải thông điệp trong cuốn sách rằng những thông tin bên trong là dành cho tất cả mọi người, những ai đã và đang là những vị lương y.

Hãy lưu ý: những khoảng trắng không khiến cho bìa sách của bạn trở nên tối giản. Nó được sử dụng nhằm mục đích hướng người đọc chú ý đến những chi tiết do bạn chủ đích sắp đặt.

2. Hình ảnh xây dựng sự liên kết với người đọc

Một mẫu thiết kế bìa sách đẹp, vô cùng tinh tế nhằm truyền tải cảnh vật tĩnh trong thiên nhiên. Với hình ảnh hạt lưu chín ngọt, nhà thiết kế Jason Ramirez đã mượn những hình ảnh tượng hình để kể câu chuyện về những tháng ngày đầu đời của nhà văn nổi tiếng người Colombia Gabriel Garcia Marquez.

Mượn hình ảnh một cái cây với hai vòng đời khác nhau, Vibeke Illevold muốn truyền tải thông điệp về sự thay đổi, qua giọng văn giàu chất thơ trong cuốn sách này.

3. Tông điệu thiết kế của bìa sách

Tokyo on Foot (tạm dịch: Tokyo khắp nẻo đường) sử dụng một bìa sách được thiết kế tươi vui, tràn ngập màu sắc để thể hiện tông chuyện hài hước, nhẹ nhàng. Người đọc chắc chắn mong đợi một bìa sách là hình vẽ tay, tràn ngập những hoài niệm tươi đẹp từ một cuốn tự truyện kiểu này.

Để có thể leo lên đỉnh cao quyền lực, có những kẻ đã sử dụng không ít những thủ đoạn, phải trả giá bằng máu và mạng sống. Bìa sách Red Queen (tạm dịch: Nữ hoàng đỏ) dù không thật chi tiết, nhưng đã sử dụng hai chi tiết đắt giá nhất, là máu và vương miện để truyền tải thông điệp cuốn sách. Một ý tưởng thể hiện quyền lực, sự kịch tính, và “tính hoàng tộc” đậm nét.

Rõ ràng, nội dung của cuốn sách này là về những người bị chứng mù màu. Người đọc chắc chắn sẽ cảm thấy dễ chịu với những màu sắc được sắp xếp cẩn thận và thẳng hàng.

4. Tạo linh hồn cho cuốn sách bằng 3D

Carlo Giovani đã thổi vào cuốn sách tưởng chừng như đã cũ kỹ Cuộc du hành vào tâm Trái đất (bản tiếng Bồ Đào Nha) một sức sống mới. Người đọc như bị hút mắt vào một bản thiết kế 3D, thôi thúc họ đọc cuốn sách để tìm hiểu xem bên trong tâm của Trái đất có những gì.

Xưởng thiết kế tới từ nước Ý Bomboland đã khiến cuốn sách Treasure Island (tạm dịch: Đảo kho báu) nổi tiếng trở nên mới mẻ hơn với những mảng miếng được thiết kế hết sức thông minh và đẹp mắt.

The Flame Alphabet cũng sử dụng những layer là các khối hình tam giác đồng dạng, phần nào thể hiện chiều sâu nội dung và tăng sự hứng thú của người đọc khi tìm đến tác phẩm.

Thiết kế bìa sách này chỉ đơn giản là sự ghép nối của những bức họa nghịch ngợm trong cuốn vở. Những hình cắt dán kiểu 3D làm bìa sách trở nên nổi bật và tôn lên vị trí trung tâm của các thành tố trong bản thiết kế.

5. Kết nối câu chuyện vào bìa của cuốn sách

Hãy nhìn vào bìa của cuốn sách này, người đọc ngay lập tức được hòa mình vào một thế giới đầy nhiệt huyết, tràn ngập sắc màu của nhà văn người Việt Lại Thanh Hà. Chắc hẳn bạn rất muốn được tìm hiểu tuổi thơ của cô gái ấy ra sao qua những trang sách.

Bức vẽ như thể hiện sự bức bối của nhân vật chính trong dòng đời. Cuộc đời của cô cứ như bị nhấn chìm trong bủa vây những khó khăn tưởng chừng không lối thoát. Bìa sách đã thể hiện rất thành công tâm trạng nhân vật và nội dung cuốn sách.

Trong bản thiết kế này, Tom Lenartowicz đã khéo léo lồng ghép nội dung câu chuyện vào bìa sách. Người đọc như có một cảm giác hồi hộp, nghẹt thở và băn khoăn phía sâu dưới đáy đại dương kia đang chờ đợi họ điều gì. Ký tự A nhấp nhô như chiếc vây cá mập, thể hiện nguy hiểm luôn rình rập những nhân vật trong cuốn sách, càng tăng sự kích thích cho người đọc.

6. Thiết kế truyền tải thông điệp có ý nghĩa

Tấm bìa sách này mặc dù rất đơn giản, nhưng thể hiện nhiều thông điệp được ẩn chứa bên trong cuốn sách.

Ngay cả khi dòng tiêu đề khá nhỏ cho người đọc, cuốn sách này cũng tạo cho người đọc sự tò mò muốn tìm ra ẩn số và giải mã chúng, giống như những ẩn ý mà bìa sách này thể hiện vậy.

!

Ngay cả khi bạn không thân thuộc với câu chuyện Dracula, có một điều gì đó ẩn ý đằng sau bìa sách thể hiện trực diện chiếc cổ của người phụ nữ này. Nó không chỉ là một thiết kế thông minh, mà còn muốn truyền tải nhiều thông điệp phía sau.

Rõ ràng, bìa sách này thu hút sự chú ý của người đọc, bởi sự sắp xếp hết sức thông minh của những cuốn sách (giống như những chiếc răng lệch lạc vậy).

7. Thiết kế sách có thể nói lên xúc cảm của người đọc

Trong chiếc bìa sách, hình ảnh chú cừu ngây thơ với con sói đang trong tư thế săn mồi thực sự tạo một ấn tượng mạnh cho người đọc. Rõ ràng, bìa sách đã nói lên xúc cảm của người đọc - nỗi sợ sói đã in sâu trong tâm trí của bất kỳ ai.

Nỗi sợ khan hiếm thức ăn cũng là nỗi sợ thường trực của rất nhiều người. Bìa của cuốn sách The End of Food (tạm dịch là Ngày tàn của Thức ăn) ngay lập tức hướng sự chú ý của người đọc đến một hình ảnh biểu tượng: Một đĩa thức ăn mà không hề có thức ăn, trống trơn mà để lại nhiều ám ảnh.

Sử dụng ánh sáng làm nổi bật dòng tiêu đề cuốn sách, Connie Gabbert như muốn truyền tải sự giác ngộ và nguồn cảm hứng mới tới từ những niềm tin mới mẻ.

Máu luôn tạo cho con người cảm giác ghê rợn và bất an. Gieo rắc nỗi sợ hãi từ những vụ án mạng và những màn đấu trí căng thẳng, rõ ràng, thông điệp của cuốn sách đã nói lên được nhiều điều khi người xem nhìn vào bìa sách này.

Hãy lưu ý: Việc dẫn dắt cảm xúc của người xem ngay khi nhìn tấm bìa sách đóng một vai trò quyết định khiến họ có lựa chọn mua cuốn sách đó hay không. Hãy kết nối cảm xúc của người đọc với cuốn sách ngay từ cái nhìn đầu tiên.

8. Hãy để màu sắc nói lên câu chuyện bên trong những trang sách

Nếu như cuốn sách Euphoria được diễn đạt thông qua “câu chuyện” của những màu sắc, chắc chắn nó sẽ giống như những mảng màu được truyền tải qua tấm bìa sách ở phía trên. Đôi khi, chính màu sắc lại thu hút sự chú ý từ người đọc.

Truyền tải những hạt mưa qua những màu sắc sặc sỡ, đây là một thiết kế hết sức sáng tạo cho bìa sách The Sky is Everywhere (tạm dịch: Bầu trời muôn nơi). Điểm đặc biệt của thiết kế này, đó chính là dù tiêu đề nằm phía sau những hạt mưa, chúng không hề mờ nhạt mà hoàn toàn khiến tiêu đề trở nên nổi bật.

Hãy lưu ý: Màu sắc tạo nên tông màu của câu chuyện. Bạn không nhất thiết phải sử dụng những màu sắc sặc sỡ mà không có sự liên kết với cốt truyện chính. Sử dụng tông màu thực sự phù hợp, thứ có thể giúp bạn kể câu chuyện bên trong những trang sách.

9. Màu sắc tối giản hiệu quả

Tông màu xanh chiếm chủ đạo trong thiết kế của bìa sách này, gợi người xem liên tưởng tới thành phố Ngọc Lục Bảo - biểu tượng của xứ Oz huyền thoại. Bên cạnh đó, hình ảnh đôi mắt của con sư tử khiến cuốn sách trở nên bí ẩn, huyền bí, kích thích sự tò mò từ người đọc.

Chỉ sử dụng tông màu hồng và nâu làm chủ đạo, chiếc bìa sách này đã truyền tải rất thông minh (và cả vui mắt nữa) 105 cách để nuôi trồng và chế biến đậu phộng từ George Washington Carver.

Nhà thiết kế Jennifer Merritt sử dụng màu sắc đơn giản để truyền tải những cuốn sách khác nhau của nhà văn huyền thoại H.G.Wells.

Hãy lưu ý: Mỗi cuốn sách bạn chỉ nên sử dụng hai đến ba màu sắc cho bìa sách. Sự đơn giản trong màu sắc giúp người đọc không bị loạn mắt trước “bảy sắc cầu vồng” lẫn lộn.

10. Sử dụng khéo léo typography trở thành “ngôi sao” trên sân khấu

Đây chính là bản thiết kế làm “hiện đại hóa” tác phẩm kinh điển Nhà giả kim của Paulo Coelho. Sự sắp xếp các ký tự chữ cái trong tiêu đề tưởng như ngẫu nhiên mà rất mang tính sắp đặt. Chúng như đại diện cho những con cừu trong đàn được dẫn dắt bởi người đàn ông trong câu chuyện.

Sử dụng font chữ trong suốt, bìa của cuốn sách An Object of Beauty thực sự hướng người đọc tới nội dung của cuốn sách: Vẻ đẹp nghệ thuật đích thực của New York trong một thế giới xô bồ.

Thiết kế sử dụng font chữ thon, dẹt, hướng về phía cô gái trong tấm bìa, khiến người đọc hứng thú muốn tìm hiểu điều gì thú vị ở người con gái mà “mọi thứ đều hướng tới cô ấy vậy?”. Nhà thiết kế bìa sách đã táo bạo sử dụng font chữ lớn, che phủ hết toàn bộ phần background phía sau. Ở đây, font chữ là “ngôi sao chính” trên sân khấu.

Đẹp mắt, mà vô cùng thư thái, bìa của cuốn sách Breathing Room là tổng hòa của những dòng typo được sắp xếp đều nhau, với background bầu trời tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu.

Sự kết hợp giữa hai nhà thiết kế đã cho ra một bìa sách hết sức độc đáo. Nó truyền tải sự bí ẩn và ghê rợn phía bên trong những trang sách.

Một thiết kế hết sức thông minh của Chris Welch, nơi màu sắc được thể hiện như bị “rút cạn” như những dòng nước, giống như cái cách Internet làm với não của chúng ta vậy.

Và đôi khi, chính sự đơn giản lại đem lại sự ấn tượng rất lớn. Ở đây, ký tự “O” vừa thể hiện tên của tác giả và tiêu đề, lại vừa mang tính tượng thanh (giống tiếng nấc cụt của một gã say rượu vậy).

Ký tự R được cách điệu với những đặc điểm của cô bé quàng khăn đỏ. Một ý tưởng thiết kế vừa tượng hình, vừa vô cùng đẹp mắt từ Sara Comer.

Để thể hiện sự rắc rối , chằng chịt trong suy nghĩ của những chàng trai cô gái tuổi 20, Samia Singh đã thiết kế phông chữ mô phỏng theo sợi dây thừng, đan xen lẫn nhau, rắc rối và “đầy lúng túng”. Font chữ còn liên kết với bìa sau của cuốn sách.

Hãy ghi nhớ: Với một font chữ, typography phù hợp, bạn hoàn toàn có thể khiến bìa sách mình thiết kế trở nên rõ ràng, có chiều sâu và truyền tải nhiều ý nghĩa từ cuốn sách. Hãy tham khảo những trang web như DaFont và Font Squirrel để lựa chọn cho mình phông chữ phù hợp.

11. hình ảnh ẩn ý để khơi gợi trí tưởng tượng

Rõ ràng, thiết kế bìa sách Tampa khiến chúng ta liên tưởng tới sex. Nội dung bên trong liên quan tới một câu chuyện giật gân, điên loạn và tất nhiên, có liên quan tới sex. Ai mà ngờ một nút cài cúc áo lại có thể liên tưởng tới một hình ảnh nhạy cảm tới vậy?

Nhìn vào bìa sách, chắc chắn chúng là về thời trang rồi. Hình ảnh chiếc áo thời trang với cúc áo vô cùng thời thượng, khiến người đọc tò mò muốn tìm hiểu “phong cách thời trang của Isaac là gì”.

Hãy lưu ý: Để khơi gợi trí tưởng tượng trong người đọc, hãy giữ bản thiết kế càng tối giản càng tốt. Bạn không muốn “spoil” quá nhiều nội dung từ cuốn sách đâu.

12. Nhấn mạnh vào nội dung của cuốn sách

Leo lên đỉnh núi Kilimanjaro là chủ đề trong cuốn sách Making the Climb (tạm dịch: Leo lên đỉnh núi), và bìa sách là hình ảnh dấu chân được làm từ bùn đất. Nội dung của cuốn sách là về những trải nghiệm khi leo lên ngọn núi kia. Rõ ràng, bìa sách đã truyền tải rất rõ nội dung của cuốn sách.

Hãy lưu ý: tìm kiếm điểm đặc trưng trong nội dung cuốn sách, và diễn đạt chúng trực quan lên bìa sách.

13. Ký tự cách điệu hình ảnh

Một thiết kế rất mới mẻ từ tác phẩm văn học kinh điển 1984 của George Orwell. Nhà thiết kế đã khéo léo sử dụng hình con mắt cách điệu, vừa để diễn đạt cho con số 9, vừa như ánh mắt bí ẩn của “Anh Cả”, người luôn bí mật theo dõi mọi hành động của bạn.

Sử dụng sự ghép nối của các ký tự để diễn đạt một nửa khuôn mặt của cô gái trên bìa sách. Mục đích của thiết kế này nhằm truyền tải nội dung rằng: Cô gái trong tác phẩm nửa hư, nửa thực.

Nhà thiết kế Sebastian đã thổi một luồng gió mới cho tác phẩm cổ điển Giết con chim nhại. Tiêu đề được cách điệu thành hình ảnh nắm đấm, dưới xiềng xích, như để ẩn ý về sức mạnh của con người muốn chống lại áp bức và những bất công trong xã hội, như chính nội dung của cuốn sách vậy.

Hãy lưu ý: Sử dụng hình ảnh ẩn dụ từ những ký tự đã được cách điệu để khơi gợi trí tò mò từ người đọc.

14. Người đọc sợ điều gì? Hãy truyền tải nó vào bìa sách

Những hình ảnh đáng sợ thường để lại dấu ấn đậm nét hơn trong tâm trí người đọc hơn những thứ hài dễ đến rồi dễ đi. Với bìa sách trên, rõ ràng cuốn sách đã hướng người đọc tới nội dung chính của tác phẩm.

Nỗi sợ của con người không chỉ đến từ sự chết chóc. Đôi khí, chính bản thông báo kết quả học tập lại gieo lên nỗi sợ hãi cho biết bao thế hệ học sinh, như cậu bé Nobita trong cuốn truyện tranh Doraemon vậy. Bìa sách phía trên thể hiện thông điệp của cuốn sách: mối liên quan giữa sự thật trần trụi và sự cảm thông trong mỗi con người.

15. Lời bình về tác phẩm lên bìa sách

Chiếc bìa sách này còn bao gồm cả những đánh giá về cuốn sách từ nhà văn / nhà phê bình có tiếng, để thu hút sự chú ý và khuyến khích người đọc mua nó. Chẳng có cách thuyết phục nào tốt hơn là để những người có tầm ảnh hưởng đánh giá tốt về nó, đúng không?

Một ví dụ khác về việc “bắn” những đánh giá tích cực về cuốn sách lên ngay trang bìa của nó. Người đọc chắc chắn sẽ tò mò về sự “thanh lịch”, “chạm tới trái tim” của cuốn sách. Điều đó kích thích người đọc mua sách của bạn.

Lời bình của những nhà phê bình khó tính, hay những giải thưởng đắt giá sẽ khiến bất cứ ai cho cuốn sách của bạn thêm sự ưu ái.

16. Hình ảnh biểu tượng của tác giả (hoặc người nổi tiếng )

Bìa sách đẹp #GIRLBOSS cho thấy một Sophia Amoruso khỏe khoắn, mạnh mẽ, và đầy quyền lực, giống như những gì cuốn sách muốn truyền tải tới người đọc.

Hay trong cuốn tự truyện của Elizabeth Shaner chẳng hạn, bìa sách thể hiện cô một cách đầy ngọt ngào, với những dòng viết tay trong cuốn nhật ký ở phần background. Người đọc chắc chắn sẽ tìm kiếm những dòng tâm sự đầy chân thật trong những trang sách.

Hay cuốn sách về đạo diễn đại tài David Lynch ở trên cũng là một ví dụ điển hình. Với những ký tự bị “che khuất” bằng những ô trắng, cuốn sách hứa hẹn sẽ tiết lộ những chi tiết chưa ai biết tới về vị đạo diễn này.

Thật thú vị khi khám phá những bí mật câu chuyện phía sau tấm bìa sách tưởng chừng đơn giản nhưng lại là cửa ngõ chạm tới tâm hồn làm say đắm người đọc khi chạm vào nó đầu tiên, nhiều người có sở thích sưu tầm sách đôi khi chỉ đơn giản vì họ mê những cuốn sách đẹp.

Từ khóa » Cách In Bìa Sách