Thiết Kế Chuồng Nuôi Heo Thịt Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Làm chuồng nuôi heo cần phải phù hợp với từng loại, từng lứa. Đảm bảo thoáng khí, ít bụi, sạch bệnh, tỉ lệ khí độc ở mức thấp nhất. Thực tế cho thấy năng suất sẽ giảm từ 15-30% nếu thiết kế chuồng trại không đúng kĩ thuật. Do đó, để bà con chăn nuôi đạt hiệu quả hơn, KIM TRỌNG PHÁT sẽ giới thiệu mẫu chuồng nuôi heo thịt và thiết kế chuồng thông minh, chuyên nghiệp, đúng kĩ thuật.
Diện tích chuồng nuôi trại chăn nuôi lợn thịt
Nội Dung Chính
- 1 Diện tích chuồng nuôi trại chăn nuôi lợn thịt
- 2 Độ cao vách chuồng
- 3 Nền chuồng nuôi heo thịt
- 4 Mẫu chuồng lợn theo hướng công nghiệp
- 4.1 Mẫu chuồng lợn công nghiệp 1 dãy
- 4.2 Mẫu chuồng nuôi lợn thịt 2 dãy song song
- 5 Phân chia ô chuồng nuôi lợn thịt
- 5.1 Phân chia theo kiểu truyền thống
- 5.2 Phân chia ô nuôi nhốt lợn thịt chuyên nghiệp
- 6 Thiết kế máng ăn, máng uống trong chuồng lợn công nghiệp
- 6.1 Máng ăn:
- 6.2 Máng uống:
- 7 Hệ thống xử lý chất thải của chuồng nuôi heo
Diện tích chuồng nuôi heo thịt phải dựa vào tổng số con trong đàn, mật độ nuôi.
– Lợn thịt từ 10 – 40kg: nuôi với mật độ từ 0,3 – 0,4m2/con – Lợn thịt từ 40 – 110kg/con: 0,5 – 0,6m2/con.
Độ cao vách chuồng
Nuôi lợn theo quy mô tập trung cần đảm bảo chuồng nuôi luôn thông thoáng, sạch sẽ. Vì thế, vách chuồng nên theo hướng mở, xây gạch trát xi măng mịn với độ cao khoảng 0,8m. Phần trên để hở ra, có thể dùng lưới thép B40 quây lại để đảm bảo an toàn. Mùa đông hoặc khi thời tiết mưa gió thì dùng rèm che lại.
Nếu xây chuồng kín thì phải có hệ thống quạt thông gió trong chuồng. Giúp làm giảm mùi khí độc, amoniac, cung cấp không khí sạch cho đàn lợn.
Sử dụng song sắt đường kính to B14 có chiều cao từ 0,8 – 1m ngăn cách giữa các chuồng. Việc này ngăn không cho lợn nhảy từ ô này sang ô khác.
Ngoài ra, cũng có thể xây tường gạch để làm vách ngăn giữa các chuồng. Tuy nhiên tường gạch phải được trét xi măng mịn để tránh làm xây xát khi lợn cọ vào. Vách ngăn bằng gạch, có thể xây cao 1 – 1,2m.
Nền chuồng nuôi heo thịt
Nền chuồng nuôi heo cao hơn so với mặt đất khoảng 30 – 35cm. Được tráng xi măng mịn với độ dày lớp cát và xi măng từ 10cm, độ dốc khoảng 1 – 3% về phía cống thoát nước thải. chất thải. Từ đó, thuận tiện cho khâu vệ sinh, chăm sóc, đồng thời giúp chuồng luôn khô ráo, thoáng mát
Hiện nay, một số trang trại nuôi lợn công nghiệp còn làm nền chuồng lợn bằng sàn bê tông cốt thép hoặc hàn song sắt có đường kính 10mm với khoảng cách giữa các khe hở là 1cm. Phần nền phía dưới vẫn được láng bằng xi măng mịn, độ dốc từ 7 – 10 độ.
Ưu điểm: Luôn giữ được chuồng nuôi khô ráo, sạch sẽ, hạn chế dịch bệnh lây lan.
Khuyết điểm: Tốn chi phí khac cao so với kiểu truyền thống.
Mẫu chuồng lợn theo hướng công nghiệp
Chuồng nuôi nông hộ, nhỏ lẻ thường khá đơn giản theo kiểu chuồng 1 bậc, 2 bậc hoặc 3 bậc. Tuy nhiên đây là kiểu lạc hậu, không phù hợp với quy mô trang trại, đặc biệt là các giống lợn nhập ngoại.
Thiết kế chuồng nuôi lợn thông minh theo hướng công nghiệp phù hợp với quá trình phát triển và sinh lý của đàn lợn. Thuận tiện cho quá trình chăm sóc, tránh làm ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh lây lan, tiết kiệm nhân công chăm sóc. Kiểu chuồng phổ biến hiện nay là chuồng 1 dãy và chuồng 2 dãy được phổ biến ở các nước phát triển như Đan Mạch, Đức, Hungary…
Mẫu chuồng lợn công nghiệp 1 dãy
Chiều cao đến nóc 3m Chiều cao của mái phía trước 2,2m, mái sau 2m Chiều cao từ nền chuồng bên trong đến nóc mái khoảng 2,5 – 2,8m Chiều rộng của chuồng nuôi: 2,8 – 3m Chiều dài của chuồng sẽ phụ thuộc vào số lượng đàn Bên trong chuồng có lối đi ở phía trước thuận tiện cho việc chăm sóc.
Ưu điểm: tiết kiệm diện tích, có thể sử dụng vật liệu xây dựng đơn giản. Vì chuồng có độ thông thoáng tự nhiên, khả năng kiểm soát dịch bệnh tốt.
Nhược điểm: chuồng 1 dãy không phù hợp để phát triển với quy mô rộng lớn. Nếu sử dụng vật liệu đơn giản như tranh, tre, nứa thì độ bền tối đa chỉ có thể từ 3 – 4 năm.
Mẫu chuồng nuôi lợn thịt 2 dãy song song
Chuồng lợn thịt 2 dãy song song là một trong những mẫu chuồng nuôi lợn thông minh đang được áp dụng phổ biến trong các trang trại quy mô lớn.
Chuồng thiết kế 2 lớp mái, mái trên cách mái dưới từ 30 – 40cm Chiều cao đến nóc mái cao nhất 4 – 4,5m Chiều cao từ nền chuồng bên trong đến nóc mái dưới khoảng 2,5 – 2,8m Chiều rộng của chuồng nuôi: 6,8 – 7m Chiều dài của chuồng sẽ phụ thuộc vào số lượng đàn Bên trong chuồng có lối đi ở giữa, chiều rộng lối đi khoảng 1,2m
Ưu điểm: phù hợp với quy mô chăn nuôi rộng lớn, nuôi tập trung, khép kín. Với kiểu chuồng nuôi lợn công nghiệp này, các chủ trang trại có thể nuôi lợn từ sau khi cai sữa đến khi đạt tuổi xuất chuồng với trọng lượng đạt từ 90 – 110kg/con.
Phân chia ô chuồng nuôi lợn thịt
Một trong những phương pháp nuôi heo thịt đạt năng suất cao là phần chia khu chuồng nuôi thành các ô nuôi.
Bà con có thể áp dụng 2 cách phân chia ô chuồng như sau:
Phân chia theo kiểu truyền thống
Đàn lợn cùng lứa sẽ được nuôi chung trong cùng một ô, diện tích mỗi ô có thể là 15 – 20m2 nuôi được hơn 20 con lợn. Mật độ trong chuồng này phải đảm bảo tối thiểu là 0,7 – 1m2/con thì mới đủ không gian sinh hoạt, đi lại, vận động. Mật độ này thay đổi theo kích thước của đàn lợn.
Phân chia ô nuôi nhốt lợn thịt chuyên nghiệp
Phân chia thành từng ô nhỏ có kích thước: rộng 3m, dài 5,5 – 6m. Trong chuồng chia thành 2 ngăn, một ngăn ngủ nghỉ và ăn uống với kích thước khoảng 9m2, ngăn còn lại lắp đặt hệ thống nước uống tự động, nơi tắm, vệ sinh lại đi lại của đàn lợn
Thiết kế máng ăn, máng uống trong chuồng lợn công nghiệp
Máng ăn:
Máng ăn cho chuồng nuôi công nghiệp tốt nhất hiện nay là máng làm bằng tôn mạ kẽm chống gỉ sét. lòng máng ăn thiết kế kiểu tròn.
Kích thước máng ăn cho lợn choai: đáy rộng 20 – 25cm, miệng rộng 25cm, độ sâu lòng 15cm, chiều dài 60cm.
Cơ giới hóa trong chăn nuôi lợn thịt công nghiệp là một trong những yếu tố mà các chủ trang trại cần quan tâm và áp dụng hiện nay. Trong đó khi làm chuồng, cần cơ giới hóa từ hệ thống trang thiết bị máy móc chế biến thức ăn cho đến dụng cụ chứa thức ăn và phân phối thức ăn vào từng ô chuồng.
Các chủ trang trại nên đầu tư hệ thống máy chế biến thức ăn nuôi lợn công suất lớn, đặc biệt là máy nghiền trộn thức ăn, máy ép cám viên để chủ động sản xuất thức ăn, giảm phụ thuộc vào tình hình biến động của thị trường. Và quan trọng hơn cả là giảm thiểu dịch bệnh từ thức ăn không rõ nguồn gốc, tiết kiệm chi phí chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Bên cạnh đó lắp đặt các dụng cụ chứa thức ăn và phân phối thức ăn ngay trong chuồng cũng là một hình thức cơ giới hóa, chuyên nghiệp hóa, tránh lãng phí thức ăn.
Máng uống:
Với máng uống, nên sử dụng núm uống (vòi tự động) để không gây ướt chuồng, giúp tiết kiệm nước, tiết kiệm nhân công, đáp ứng nhu cầu nước uống hàng ngày của đàn lợn thịt.
Núm uống làm bằng hợp kim không gỉ hoặc bằng đồng, có một lưỡi gà và một lò xò để có khả năng tự động đóng – mở khi lợn uống nước.
Treo núm uống nước tự động cho mỗi ô nuôi cần đảm bảo:
Loại lợn | Độ cao của núm (cm) | |
Chếch 45 độ | Vuông góc 90 độ | |
Lợn choai 25 – 50 Kg | 55cm | 50cm |
Lợn thịt từ 50kg trở lên | 75cm | 70cm |
Hệ thống xử lý chất thải của chuồng nuôi heo
Cứ khoảng 1 tấn phân chuồng tươi sẽ thải ra 0,24 tấn CO2 1 tấn. Do đó, trong chuồng nuôi phải thiết kế hệ thống xử lý chất thải. Hiện nay hệ thống xử lý phổ biến nhất là sử dụng hầm biogas.
Ưu điểm:
- Giúp làm giảm khí methane trong phân lợn
- Giảm hiệu ứng nhà kính
- Xử lý giảm thiểu ô nhiễm
- Chất thải sau khi xử lý có thể thu hồi được khí biogas làm chất đốt
Mời quý khách tham khảo thêm tại: Thiết kế trang trại nuôi heo
Công Ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư Xây Dựng Kim Trọng Phát
Địa chỉ : 23 Lê Thị Trung, Phú Lợi, Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Email : kimtrongphat@gmail.com Điện thoại : 0274.6512361
Hotline : 0977.44.32.32 – kinh doanh : 0908.005.622
0/5 (0 Reviews)Từ khóa » Thiết Kế Chuồng Sàn Nuôi Lợn
-
Thiết Kế Chuồng Nuôi Lợn Hiện đại, Tiết Kiệm Nước | VTC16 - YouTube
-
Kỹ Thuật Xây Dựng Chuồng Nuôi Lợn Tiết Kiệm Nước - YouTube
-
MÔ HÌNH NUÔI HEO CHUỒNG SÀN KHÔNG XẢ THẢI, NGỪA DỊCH ...
-
Cách Làm Chuồng Nuôi Heo Thịt. Thiết Kế Chuồng Nuôi Lợn Thịt Chi Tiết
-
Dự Toán Thiết Kế Xây Chuồng Heo 30 Nái - VietDVM
-
Kỹ Thuật Thiết Kế Chuồng Nuôi Lợn Và Một Số Dụng Cụ Thiết Bị Cần Thiết ...
-
Chuồng Trại Chăn Nuôi Heo Thịt
-
Hướng Dẫn Thiết Kế Chuồng Trại - Chăn Nuôi Heo
-
N-Thiết Kế Chuồng Nuôi Lợn Hiện đại, Tiết Kiệm Nước - .vn
-
Cách Thiết Kế Chuồng Cho Trang Trại Nuôi Lợn Thịt, Lợn đẻ Khoa Học
-
Công Nghệ Chăn Nuôi Heo Thịt Không Xả Thải
-
HƯỚNG DẪN CÁCH BỐ TRÍ CHUỒNG TRẠI TRONG CHĂN NUÔI ...
-
25+ Mẫu Bản Thiết Kế Chuồng Nuôi Lợn Khoa Học, Kèm Dự Toán ...