Thiết Kế Chuồng Trại Nuôi Bò Thịt

Chia sẻ

Mô hình chăn nuôi bò thịt hiện nay đem lại lợi nhuận kinh tế lớn cho người chăn nuôi. Vì vậy ngày càng có nhiều người muốn tham gia. Trước tiên bạn cần tìm hiểu về thiết kế chuồng trại nuôi bò thịt một cách cẩn thận trước khi đầu tư để đạt được hiệu quả tốt nhât:

Mục lục

  • 1 Các hạng mục cần có của một thiết kế chuồng trại nuôi bò thịt
    • 1.1 Công trình chính của bản thiết kế chuồng trại nuôi bò thịt
    • 1.2 Công trình phụ bên cạnh
    • 1.3 Các công trình liên quan khác
  • 2 Yêu cầu về diện tích của thiết kế chuồng trại nuôi bò thịt
    • 2.1 Chuồng hai dãy
    • 2.2 Kiểu chuồng một dãy trong thiết kế chuồng trại nuôi bò thịt
    • 2.3 Chuồng nhiệt đới
  • 3 Lưu ý khi xây dựng chuồng trong thiết kế chuồng trại nuôi bò thịt

Các hạng mục cần có của một thiết kế chuồng trại nuôi bò thịt

Công trình chính của bản thiết kế chuồng trại nuôi bò thịt

Nền chuồng

  • Chuồng cần lát bằng phẳng, không có hố để nước đọng lại, giúp giữ cho cuồng luôn luôn khô ráo.
  • Đổ nền cần cao hơn so với bề mặt đất xung quanh, có độc dốc nhẹ khoảng 2,5-3% về các rãnh thoát nước để khi vệ sinh chuồng trại nước thoát hết.
  • Gạch lát nền nên chọn loại có bề mặt sần sùi hoặc đổ bê tông, tránh trơn trượt cho bò.
  • Đầm nền thật kỹ, đặc biệt là phần rãnh thoát nước . Như vậy trong quá trình sử dụng nền không bị nứt vỡ.
Thiet-ke-chuong-trai-nuoi-bo-thit
Thiết kế chuồng trại nuôi bò thịt

Chuồng của thiết kế chuồng trại nuôi bò thịt

  • Chuồng đủ diện tích cho bò ăn uống, nằm nghỉ trong điều kiện tốt nhất.
  • Thiết kế thông minh đảm bảo các hoạt động cho ăn uống, vệ sinh một cách dễ dàng.

Hệ thống thoát nước, phân, nước tiểu

  • Hệ thống này chyaj dọc theo chuồng, phía sau chỗ bò đứng.
  • Lòng rãnh không sâu, xây lượn tròn.
  • Chiều rộng vừa đủ khoảng 20-25cm.
  • Độ dốc từ phía trên xuống chỗ thoát là 2-3%.

Mái chuồng của thiết kế chuồng trại nuôi bò thịt

  • Chất liệu sử dụng thường là tấm lợp fbro xi măng, ngói hoặc lá tre.
  • Khung mái làm bắng sắt cạnh, tre, gỗ.
  • Mái có độ cao tối thiểu là 3m.
  • Độ dốc từ 33-45 độ để thoát nước tốt.
  • Phần mái sẽ chìa ra so với tường bao vừa phải để nước không bị bắn vào trong chuồng.

Tường bao quanh

  • Tùy theo điều kiện mà chủ chuồng có thể xây tường cao tránh gió lạnh mùa đông.
  • Hoặc xây tường thấp ngang tầm để bò không vượt qua được và tận dụng bạt để che chắn xung quanh.

Máng ăn

  • Máng ăn thì thường thiết kế là máng gỗ hoặc máng xây gạch rồi đổ bê tông. Cách hai thường bền hơn.
  • Dù có là máng nào thì người chăn nuôi cũng luôn phải giữu vệ sinh, khô ráo cho máng để phòng bệnh giúp bò.
  • Nên xây máng ăn cho bò ngay trên lối đi để tiện cho người nuôi mang thức ăn đến.
  • Mỗi con bò nên có khoảng 60-75cm máng ăn, độ rộng cũng tương đương, độ cao của máng lớn hơn 25cm tránh thức ăn vương vãi.

Máng uống

  • Nếu nuôi mỗi con bò một khung riêng biệt nên thiết kế máng nước ở giữa hai con. Còn nuôi thả thì cứ 8 con 1 máng.
  • Độ cao vừa đủ để bò không bước chân vào được.
  • Hiện nay người ta thường sử dụng hệ thống máng uống nước tự động vừa sạch sẽ lại tiện lợi.

Công trình phụ bên cạnh

  • Hố phân: cần xây dựng gần chuồng để thuận tiện cho việc di chuyển. Cần có nắp đậy kĩ để tránh mùi hôi thối ảnh hưởng sức khỏe vật nuôi.
  • Nhà kho chứa rơm khô, cỏ khô, kho chứa thức ăn tinh, nơi chế biến thức ăn…

Các công trình liên quan khác

Còn lại tùy nhu cầu mà có thể xây thêm một số công trình khác như văn phòng quản lý, phòng bảo vệ, nhà tắm, nhà vệ sinh…

Yêu cầu về diện tích của thiết kế chuồng trại nuôi bò thịt

  • Bò trưởng thành cần 8m2/ con (bao gồm diện tích chuồng và sân chơi), phần mái lợp cần 3m2.
  • Bò hậu bị là 6-7m2/ con, mái là 2,5m2.
  • Bê sau cai sữa cần 4m2.
  • Bê con theo mẹ nuôi trên cũi có kích thước 150 :100 :120cm.

Xem thêm>>>

  • Kim thông vú bò sữa inox 10cm

  • Dung dịch rửa máy phân tích sữa Ekoweek

Các kiểu chuồng phổ biến hiện nay

Chuồng hai dãy

  • Chuồng có thiết kế hai dãy cho bò. Lối đi và máng ăn sẽ ở giữa hoặc hai phía ngoài.
  • Kiểu chuồng này thích hợp cho các trang trại lớn, vừa tiết kiệm diện tích cũng như kinh phí.
Mang-an-trong-ban-thiet-ke-chuong-trai-nuoi-bo-sua
Thiết kế máng ăn

Kiểu chuồng một dãy trong thiết kế chuồng trại nuôi bò thịt

  • Kiểu chuồng này thích hợp cho quy mô trung bình hoặc hộ chăn nuôi.
  • Chuồng này có ưu điểm là có thể cải tạo từ chuồng nuôi heo cũ, tiết kiệm nguyên vật liệu.
  • Nếu xây mới thì tốn diện tích cũng như nguyên liệu xây dựng.
  • Lối đi và máng ăn thường ở phía trước chuồng.

Chuồng nhiệt đới

  • Chuồng chỉ có mái che nắng mưa.
  • Không có tường bao quanh.
  • Kiểu này phù hợp với những nơi có bãi chăn thả rộng.

Lưu ý khi xây dựng chuồng trong thiết kế chuồng trại nuôi bò thịt

Ngoài việc xây dựng tốt và đầy đủ các phần của chuồng trại nuôi bò bạn cũng cần tham khảo một số lưu ý dưới đây:

  • Vị trí xây chuồng cần chọn nơi cao hơn so với xung quanh, thoáng mát để không bị ẩm thấp hay nấm mốc gây bệnh cho bò.
  • Thường thì theo kinh nghiệm của người trong nghề, nên xây chuồng theo hướng Nam hoặc Đông Nam để mùa hè mát mẻ còn mùa đông thì lặng gió.
  • Theo quan niệm của người xưa thì khi xây dựng bất cứ công trình gì cũng nên chọn ngày tốt. Xây chuồng trại cũng vậy, chọn ngày hợp với gia chủ, hợp với chăn nuôi để gia chủ yên tâm hơn, gia súc ở đó cũng phát triển mạnh khỏe, không bị bệnh tật.
  • Dự trù chi phí xây dựng để xác định được quy mô công trình.

Thiết kế chuồng trại nuôi bò thịt là một việc rất quan trọng đối với người chăn nuôi. Bạn cần tính toán, lên kế hoạch, thiết kế tỉ mỉ và dự trù kinh phí thật hợp lí. Chăn nuôi cần có tính toán, dự phòng như vậy thì khả năng thành công mới cao.

Liên hệ với chúng tôi: Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu

Hotline: 0972 50 2979

Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo

Từ khóa » Diện Tích Chuồng Bò Sinh Sản