Thiết Kế Công Nghiệp
Có thể bạn quan tâm
- Giới thiệu
- Giáo dục
- Tin tức
- Hội thảo TCICT 2024
- Kiểm định AUN-QA
- IFA Village
- TUYỂN SINH 2024
- Search
- vi
- English
- Vietnamese
Breadcrumb
Home / Thiết Kế Công Nghiệp /Ngành THIẾT KẾ CÔNG NGHIỆP - Mã ngành: 7210402
Chương trình tiêu chuẩn
Thời gian 4 năm - Trình độ đại học
Thiết kế Công nghiệp còn được biết đến với tên gọi: Thiết kế Tạo dáng, Thiết kế sản phẩm… là lĩnh vực làm việc trên phương diện hình dáng và công năng với các sản phẩm được sản xuất công nghiệp hoặc thủ công theo dây chuyền. Nhà thiết kế tạo dáng có vai trò mang đến định dạng mới cho hệ thống sản phẩm cá nhân và công cộng, dù nhỏ bé về kích thước hay to lớn về quy mô. Trong một xã hội mà sản xuất ngày càng công nghiệp hoá, việc khiến các sản phẩm tạo được dấu ấn và sự cuốn hút cả về công dụng lẫn thẩm mỹ đối với khách hàng phụ thuộc vào nhà thiết kế tạo dáng.
Theo đà phát triển của thế giới, nhà thiết kế công nghiệp hiện nay đã vượt khỏi giới hạn chỉ thiết kế những sản phẩm vật lý có thể chạm được để đến vùng thiết kế trải nghiệm, kết hợp cùng công nghệ hiện đại ngày càng thay đổi quan điểm của xã hội về cái gọi là “sản phẩm”.
Như những ngành thiết kế “anh em” khác, thiết kế sản phẩm cần bắt đầu với khả năng vẽ và tư duy khối. Ngoài điều đó ra, những khả năng khác sẽ được trau dồi trong suốt quá trình học tập, bao gồm kiến thức về thẩm mỹ, ergonomic, kĩ năng vẽ phác thảo, vẽ 3D, thi công trên từng chất liệu cụ thể (gốm, gỗ, da, giấy, mây tre nứa…); khả năng lập kế hoạch và trải nghiệm quy trình thiết kế, tự đặt vấn đề, nghiên cứu và đưa ra giải pháp thông qua một sản phẩm mới.
Đồ án tốt nghiệp được thực hiện vào năm cuối là cơ hội để người học áp dụng tất cả những kiến thức để giải quyết vấn đề sâu rộng cho một sản phẩm cụ thể.
CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
- Product design
- Design consultancy
- Design engineering
- Interior design/space planning
- Exhibition design
- Special FX model-making
- Graphics/packaging/point-of-sale design
- Product marketing or research
Để trở thành nhà thiết kế công nghiệp, bạn cần có một sự sáng tạo và tính dấn thân vào công việc, yêu thích sự đổi mới; có hứng thú với công nghệ, vật liệu nhằm tạo khuôn mặt mới cho cuộc sống thông qua các sản phẩm cách tân; sẵn sàng thu nhận thêm kiến thức trên các lĩnh vực xã hội, môi trường, kinh tế… có liên quan đến sản phẩm đang thiết kế.
Nói cách khác, nếu là người yêu thích sự tiện lợi, thích “hoạt động chân tay” để tạo ra những đồ vật nho nhỏ hoặc thích sự cải tiến những gì chưa tốt quanh mình, thì bạn đã phù hợp với ngành này rồi đấy!
Kế hoạch giảng dạy- HỌC KỲ 1 (năm 1)
- HỌC KỲ 2 (năm 1)
- HỌC KỲ 3 (năm 2)
- HỌC KỲ 4 (năm 2)
- HỌC KỲ 5 (năm 3)
- HỌC KỲ 6 (năm 3)
- HỌC KỲ HÈ (năm 3)
- HỌC KỲ 7 (năm 4)
- HỌC KỲ 8 (năm 4)
Cơ sở tin học 1 | Tiếng Anh 1 | Kỹ năng phát triển bền vững | Phương pháp học đại học |
Bơi lội | GDQP - Học phần 3 | Vẽ kỹ thuật | Nghiên cứu thiên nhiên |
Lịch sử mỹ thuật | Hình họa 1 | Chuyên đề nhập môn Hình họa |
Cơ sở tin học 2 | Tiếng Anh 2 | Kỹ năng làm việc nhóm | GDQP - Học phần 1 |
Lịch sử Design | Phương pháp thiết kế | Hình họa 2 | Cơ sở tạo hình |
Chuyên đề nhập môn Bố cục trang trí | Nhóm Đồ án tự chọn liên ngành Thiết kế tái chế, Thiết kế vải 1, Thiết kế vải 2, Đồ da 1, Đồ da 2, Đồ gốm 1, Đồ gốm 2, Kỹ thuật nhuộm 1, Trang sức 1, Trang sức 2, Thiết kế nhận diện sự kiện, Sản phẩm truyền thống, quà tặng, Đồ gỗ, Thiết kế poster, Thiết kế tạp chí, Thiết kế lịch, Sản phẩm nội thất nâng cao, Sản phẩm chiếu sáng, Trang điểm nghệ thuật |
Tiếng Anh 3 | GDQP - Học phần 2 | Điêu khắc cơ bản | Hình họa 3 |
Vật liệu và Phương pháp sản xuất | Nguyên lý thiết kế tạo dáng | Triển khai bản vẽ sản phẩm | |
Nhóm Đồ án tự chọn liên ngành Thiết kế tái chế, Thiết kế vải 1, Thiết kế vải 2, Đồ da 1, Đồ da 2, Đồ gốm 1, Đồ gốm 2, Kỹ thuật nhuộm 1, Trang sức 1, Trang sức 2, Thiết kế nhận diện sự kiện, Sản phẩm truyền thống, quà tặng, Đồ gỗ, Thiết kế poster, Thiết kế tạp chí, Thiết kế lịch, Sản phẩm nội thất nâng cao, Sản phẩm chiếu sáng, Trang điểm nghệ thuật |
Kỹ năng viết và trình bày | Hình họa 4 | Ergonomics - Yếu tố con người | Triển khai phối cảnh sản phẩm |
Hình khối công năng | Kỹ năng trình bày thiết kế | Đồ án 1 |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin | Kỹ thuật ảnh | Phương pháp sáng tạo | Đồ án 2 |
Đồ án 3 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh | Pháp luật đại cương | Chuyên đề 1 | Đồ án 4 |
Nhóm Đồ án tự chọn liên ngành Thiết kế tái chế, Thiết kế vải 1, Thiết kế vải 2, Đồ da 1, Đồ da 2, Đồ gốm 1, Đồ gốm 2, Kỹ thuật nhuộm 1, Trang sức 1, Trang sức 2, Thiết kế nhận diện sự kiện, Sản phẩm truyền thống, quà tặng, Đồ gỗ, Thiết kế poster, Thiết kế tạp chí, Thiết kế lịch, Sản phẩm nội thất nâng cao, Sản phẩm chiếu sáng, Trang điểm nghệ thuật |
Tập sự nghề nghiệp |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam | Đồ án 6 | Đồ án 5 | Chuyên đề 2 |
Nhóm Đồ án tự chọn liên ngành Thiết kế tái chế, Thiết kế vải 1, Thiết kế vải 2, Đồ da 1, Đồ da 2, Đồ gốm 1, Đồ gốm 2, Kỹ thuật nhuộm 1, Trang sức 1, Trang sức 2, Thiết kế nhận diện sự kiện, Sản phẩm truyền thống, quà tặng, Đồ gỗ, Thiết kế poster, Thiết kế tạp chí, Thiết kế lịch, Sản phẩm nội thất nâng cao, Sản phẩm chiếu sáng, Trang điểm nghệ thuật |
Thiết kế trong môi trường chuyên nghiệp & Portfolio | Khóa luận hoặc Đồ án |
Lưu ý:
- Sinh viên không đạt đầu vào Chương trình Tiếng Anh phải học thêm các phần Tiếng Anh bổ sung tùy năng lực, gồm có Tiếng Anh dự bị 1, 2, 3.
- Sinh viên phải đạt được chuẩn đầu ra Tiếng Anh theo quy định.
- Sinh viên dự thi chứng chỉ MOS về MS.Word, Excel theo quy định.
Môn học trang bị một số kiến thức cơ bản về nhiếp ảnh, nhằm tạo điều kiện cho sinh viên tiếp tục nghiên cứu, tự học để có thể tự chụp được những bức ảnh đẹp về chân dung, phong cảnh, sản phẩm để làm tư liệu trong thiết kế đồ họa công thương nghiệp. Sinh viên nắm được nguyên lý và sử dụng tương đối thành thạo máy ảnh SLR, máy ảnh kỹ thuật số và xử lý ảnh bằng Photoshop với một số chức năng thông thường dùng trong chuyên ngành đồ họa. Thông thạo kỹ năng chụp, xử lý và in ấn ảnh.
Với các kiến thức thẩm mỹ, kỹ năng tác nghiệp đã được trang bị và rèn luyện, bằng phương pháp tư duy logic sinh viên phải tìm ra cho được những kiến thức từ môn học này sẽ được ứng dụng như thế nào trong sáng tác thiết kế đồ án cho ngành nghề theo học. Sinh viên thực hành nhiếp ảnh và xử lý hậu kỳ các loại hình sau:
- Chụp ảnh chân dung
- Chụp ảnh phong cảnh
- Chụp ảnh macro
- Chụp ảnh sản phẩm
Số tín chỉ: 2 (1.1) Lý thuyết: 15 - Thực hành: 30
Hình khối công năngMôn học Hình khối công năng thuộc nhóm môn cơ sở ngành. Môn học này cung cấp không gian cho sinh viên để thực hành trực tiếp với các yếu tố thị giác cấu thành một sản phẩm bất kì – việc thực hành này dựa trên cơ sở không gian ba chiều và dựa trên ngôn ngữ vật liệu. Trong suốt môn học, sinh viên sẽ thử nghiệm nhiều cách khác nhau để thiết kế những phom dáng mang công năng và có tính thẩm mỹ. Vật liệu sử dụng trong môn này được mở rộng cho sinh viên tự khám phá, miễn là giải pháp vật liệu mà sinh viên đưa ra phù hợp với ngôn ngữ khối và chức năng của khối mà mỗi sinh viên hướng đến.
Số tín chỉ: 3 (2.1) Lý thuyết: 30 – Thực hành: 30 – Tự học: 90
PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾMôn học Phương pháp thiết kế thuộc nhóm môn cơ sở ngành. Phương pháp thiết kế cung cấp cho sinh viên nền tảng của quá trình thiết kế, từ bước xác định vấn đề, lên kế hoạch, triển khai ý tưởng đến thực hiện mô hình và đánh giá trước khi vào bước sản xuất chính thức. Trong vòng quy trình thiết kế ấy, môn Phương pháp thiết kế sẽ chú trọng cho sinh viên Tạo dáng nhiều hơn ở bước nghiên cứu và xác định vấn đề thiết kế thông qua bài tập mang hình thái như một đồ án nhỏ.
Sau môn học, sinh viên sẽ có khả năng xây dựng một kế hoạch nghiên cứu chi tiết mỗi khi tiếp cận một vấn để thiết kế, có khả năng đưa ra các phương án nghiên cứu phù hợp nhằm tìm ra thông tin để ra quyết định thiết kế cho bước tiếp theo.
Số tín chỉ: 3 (3.0) Lý thuyết: 45 - Tự học: 90
ERGONOMICS – YẾU TỐ CON NGƯỜIMôn học này sẽ cung cấp cho sinh viên những hiểu biết nền tảng về những yếu tố con người mà một nhà thiết kế cần quan tâm khi thiết kế bất kì dạng sản phẩm nào cho con người sử dụng. Từ hiểu biết này, sinh viên sẽ có khả năng phát triển kĩ năng tư duy thiết kế và tư duy phản biện khi tiếp xúc với sản phẩm từ góc nhìn sử dụng; có khả năng phân định liệu một sản phẩm có thích hợp với một hoàn cảnh nhất định chưa – điều này sẽ giúp người học có khả năng đề xuất một giải pháp thiết kế khác phù hợp hơn.
Số tín chỉ: 2 (2.0) Lý thuyết: 30 – Tự học: 90
ĐỒ ÁN 2Đồ án 2 mang đến người học trải nghiệm thiết kế nhóm sản phẩm có công năng đơn giản với kết cấu kĩ thuật không sử dụng yếu tố điện tử hoặc công nghệ cao như là thành phần chính. Các sản phẩm thuộc Đồ án 2 là những sản phẩm quen thuộc, thường gặp trong cuộc sống hàng ngày và vì thế có nhu cầu về thiết kế tương đối cao.
Thông qua Đồ án 2, sinh viên tạo dựng được tư duy thẩm mỹ phù hợp với công năng, tư duy về vật liệu phù hợp với công năng, bắt đầu đặt nền móng cho cách nghiên cứu hướng người dùng nhiều hơn cũng như tự nâng cao hiểu biết về kết cấu kĩ thuật, chuẩn bị cho các đồ án cao hơn.
Số tín chỉ: 3 (2.1) Lý thuyết: 30 – Thực hành: 30 – Tự học: 90
ĐỒ ÁN 4Đồ án 4 thuộc nhóm đồ án nâng cao. Vì thế, Đồ án 4 cần sự nâng cao về kĩ năng làm việc tại studio cũng như khả năng tư duy thiết kế. Nhóm sản phẩm mà Đồ án 4 tập trung là sản phẩm công cộng, sản phẩm dành cho số đông, đặt ở không gian mở và các vị trí có nhiều nhóm đối tượng khác biệt cùng sử dụng.
Qua Đồ án 4, sinh viên sẽ có khả năng lên kế hoạch cũng như thực hiện quá trình sáng tạo với sản phẩm có tỷ lệ lớn; quan tâm đến nhu cầu và đặc điểm của số đông để thiết kế.
Số tín chỉ: 3 (2.1) Lý thuyết: 30 – Thực hành: 30 – Tự học: 90
ĐỒ ÁN 6Đồ án 6 là đồ án cuối cùng nằm trong nhóm Đồ án nâng cao, vì thế môn học này yêu cầu sinh viên tổng hợp kiến thức, kĩ năng đã học đồng thời tạo ra giải pháp có nhiều yếu tố mới hơn các đồ án phía trước.
Tương tự Đồ án 5, cách tiếp cận của Đồ án 6 đi từ các tình huống có vấn đề và giải pháp cần mang tính đột phá, liên ngành, cần sự ứng dụng và chuyển đổi linh hoạt. Ngoài ra, Đồ án 6 không giới hạn các giải pháp mang tính tương lai hoặc cần thời gian thích hợp để sản phẩm có thể ứng dụng. Kết quả cuối cùng của đồ án yêu cầu sự trình bày hoàn thiện từ phần hình ảnh đến quy trình làm việc và mô hình sản phẩm.
Số tín chỉ: 3 (2.1) Lý thuyết: 30 – Thực hành: 30 – Tự học: 90
PORTFOLIOThiết kế hồ sơ xin việc cung cấp cho sinh viên kiến thức tổng quát về mục tiêu tuyển dụng của doanh nghiệp, lựa chọn doanh nghiệp phù hợp với năng lực cá nhân, thiết kế hồ sơ xin việc, trình bày hồ sơ năng lực để phù hợp với doanh nghiệp. Ngoài ra, sinh viên còn được luyện tập trả lời phỏng vấn từ các câu hỏi cơ bản đến đi sâu vào chuyên ngành.
Số tín chỉ: 3 (3.0) Lý thuyết: 45 - Tự học: 90
Đồ án tốt nghiệpĐồ án Tốt Nghiệp là học phần tổng hợp cuối khóa, sinh viên phải liên kết tất cả các kiến thức đã học từ trước, vận dụng thành thạo các kỹ năng để hoàn thành một dự án thiết kế riêng của bản thân. Đồ án tốt nghiệp bao gồm luận văn mang tính chất lý thuyết, nghiên cứu chuyên sâu đi kèm với phần thực hành tạo ra sản phẩm thiết kế dựa vào phần nghiên cứu đã thực hiện trước đó. Những sinh viên có đồ án làm xuất sắc hay có kết quả học tập tốt có thể học tiếp lên cao học, tiến sĩ...
Số tín chỉ: 8 (0.8) Thực hành: 240 - Tự học: 240
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ TẠO DÁNGMôn học Nguyên lý thiết kế Tạo dáng thuộc nhóm môn cơ sở ngành. Đây là môn học giới thiệu những yếu tố căn bản nhất trong ngành nghề Thiết kế công nghiệp. Sinh viên sẽ được học và trải nghiệm để hiểu những từ chuyên ngành, quy trình làm việc, khâu lên ý tưởng và các công cụ hỗ trợ lên ý tưởng, những sản phẩm và nhân vật nổi trội trong ngành cùng khả năng phân tích ngôn ngữ thiết kế của họ. Trong suốt khóa học, sinh viên sẽ có thể trả lời được ngành Thiết kế công nghiệp là gì, khía cạnh nào của ngành có đóng góp cho xã hội; điều gì khiến người thiết kế công nghiệp khác với các ngành thiết kế khác và những lĩnh vực lân cận nào sẽ cùng làm việc chung khi phát triển sản phẩm…
Môn Nguyên lý thiết kế Tạo dáng là môn có nền tảng lý thuyết được thiết kế nhiều hoạt động trên lớp và bài tập về nhà, nhằm giúp sinh viên làm quen với hình thức làm việc chuyên ngành trước khi bước vào đồ án thiết kế.
Số tín chỉ: 3 (3.0) Lý thuyết: 45 - Tự học: 90
VẬT LIỆU & PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤTMôn học Vật liệu & Phương pháp sản xuất thuộc nhóm môn cơ sở ngành. Môn học này sử dụng hình thức học tại xưởng thực hành, yêu cầu sinh viên làm việc liên tục với chất liệu và công cụ xử lý chất liệu tương ứng. Sinh viên sẽ học và tự thực hành để nâng cao kĩ năng làm việc với nhiều loại vật liệu khác nhau, từ vật liệu phổ biến sẽ ứng dụng nhiều trong đồ án – gỗ, nhựa, gốm, vật liệu có nguồn gốc tự nhiên như tre, nứa, mây – đến vật liệu ít gặp hoặc khó tiếp cận – kim loại quý, thủy tinh…
Môn học hướng tới xây dựng cho sinh viên kĩ năng thực hiện mô hình ở mức căn bản. Bên cạnh đó, việc thấu hiểu vật liệu và có khả năng làm việc trực tiếp với hình thái sản phẩm cũng sẽ giúp sinh viên rất nhiều ở bước tìm ý tưởng, khiến người học có khả năng nhìn thấy giải pháp sản phẩm một cách khả thi.
Số tín chỉ: 4 (3.1) Lý thuyết: 45 – Thực hành: 30 – Tự học: 120
KĨ NĂNG TRÌNH BÀY THIẾT KẾMôn học Kĩ năng trình bày thiết kế thuộc nhóm môn cơ sở ngành. Môn học này cung cấp sinh viên những kĩ năng trình bày để có thể thành công thể hiện ý tưởng của đồ án và giúp cho thông điệp thiết kế có thể đến với đối tượng quan tâm một cách hiệu quả. Kĩ năng trình bày thiết kế bao gồm ba lĩnh vực trình bày: Trình bày về hình ảnh thị giác, Trình bày bằng lời nói và Sắp đặt, triển lãm. Mỗi sinh viên sẽ lên kế hoạch và kết hợp với kết quả thiết kế của Đồ án 1 để tạo thành một cuộc triển lãm quy mô lớp học, sử dụng ba hình thái trình bày đã nêu trên.
Số tín chỉ: 2 (1.1) Lý thuyết: 30 – Tự học: 60
ĐỒ ÁN 1Đồ án 1 là bước đầu tiên để sinh viên làm quen với cách tư duy và lên ý tưởng thiết kế cho một sản phẩm tạo dáng. Phạm vi sản phẩm được tiếp xúc ở Đồ án 1 gồm những sản phẩm mang thẩm mỹ cao, sản phẩm trang trí, quà tặng, sử dụng vật liệu truyền thống với tính sử dụng đơn giản.
Với Đồ án 1, sinh viên xây dựng quy trình làm việc cơ bản và cách để hoàn tất nó; phương pháp tìm nguồn cảm hứng, đưa ý tưởng lên bản vẽ và thực hiện ý tưởng thông qua mô hình sản phẩm.
Số tín chỉ: 3 (2.1) Lý thuyết: 30 – Thực hành: 30 – Tự học: 90
ĐỒ ÁN 3Ở Đồ án 3, sinh viên sẽ có cơ hội làm việc với nhóm sản phẩm có sử dụng kĩ thuật hoặc công nghệ như là yếu tố chính. Yếu tố công năng ở Đồ án 3 sẽ được nâng cao hơn so với đồ án trước về mặt chú trọng người sử dụng. Đây là nhóm sản phẩm giúp sinh viên phát triển khả năng tư duy logic, khả năng tìm hiểu liên ngành giữa kĩ thuật và mĩ thuật để đưa ra một phương án tối ưu, hòa hợp và hướng đến một giải pháp mới lạ.
Số tín chỉ: 3 (2.1) Lý thuyết: 30 – Thực hành: 30 – Tự học: 90
ĐỒ ÁN 5Đồ án 5 yêu cầu người học tiếp cận giải pháp của mình từ góc nhìn vấn đề và người dùng, hơn là nhìn từ phía cải thiện tính năng sản phẩm đi trước. Trong quá trình làm việc của mình, sinh viên sẽ phải nghiên cứu kĩ về một người dùng hoặc tình huống hoặc nhu cầu cụ thể để nhìn thấy những khả năng phát triển sản phẩm nhằm giải quyết nhu cầu đó. Môn học này cũng khuyến khích sinh viên tìm kiếm để đạt tới sự thấu hiểu, phát triển góc nhìn từ bên trong khi nghiên cứu một vấn đề nhất định – góc nhìn mà những đồ án trước có thể chưa chú trọng.
Đối tượng phục vụ tiềm năng của Đồ án 5 bao gồm những người có khiếm khuyết, gặp vấn đề trong hòa nhập xã hội hoặc yêu cầu các thiết bị chuyên biệt cho một hoạt động cụ thể.
Số tín chỉ: 3 (2.1) Lý thuyết: 30 – Thực hành: 30 – Tự học: 90
CHUYÊN ĐỀ 1 & 2Đồ án Chuyên đề 1 & 2 thuộc hệ thống nhóm môn bổ trợ được xây dựng nhằm tăng giá trị cho các đồ án chuyên ngành chính, cũng như cập nhật kiến thức cho sinh viên bằng hình thức đồ án ngắn. Vùng đề tài của Chuyên đề được thay đổi theo từng học kì, có thể bao gồm các lĩnh vực: thử nghiệm chất liệu mới trong thiết kế tạo dáng, đi sâu tư duy và tìm giải pháp cho một vấn đề thiết kế cụ thể, phát triển ý tưởng mới cho sản phẩm truyền thống Việt Nam sẵn có, thiết kế bao bì, tín hiệu đồ họa cho sản phẩm tạo dáng…
Số tín chỉ: 3 (3.0) Lý thuyết: 45 – Tự học: 90
TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆPNội dung khóa học được từng cá nhân sinh viên với thiết lập mục tiêu phối hợp với chuyên gia tư vấn thực tập của mình và người giám sát ở môi trường tập sự làm việc. Học phần Tập sự nghề nghiệp là học phần đặc thù: các sinh viên sẽ được đi thực tập tại các công ty, cơ sở, doanh nghiệp liên quan trực tiếp đến nghề nghiệp định hướng trong tương lai của từng cá nhân tuỳ theo các tính chất chuyên biệt của ngành học về mỹ thuật công nghiệp. Trong khoảng thời gian tập sự, sinh viên sẽ được tham gia vào các dự án đang được triển khai tại nơi tập sự.
Người học được hướng dẫn tìm hiểu, nghiên cứu các phương án thi công/sản xuất các thiết kế trong thực tế và được yêu cầu phải thể hiện hiểu biết về mối quan hệ giữa bước ý tưởng và bước hiện thực hóa. Kết quả của thiết kế sẽ được xem xét trong bối cảnh kinh tế, thị trường, nhằm đáp ứng được các yêu cầu về chi phí, nhu cầu của khách hàng và doanh nghiệp.
Số tín chỉ: 2 (2.0) Lý thuyết: 30 - Tự học: 60
Đồ án tổng hợpĐồ án tổng hợp là học phần tổng hợp cuối khóa, sinh viên phải liên kết tất cả các kiến thức đã học từ trước, vận dụng thành thạo các kỹ năng để hoàn thành một dự án thiết kế riêng của bản thân. Đồ án tổng hợp thì mang tính chất thực hành, có thể tạo thành sản phẩm phục vụ cho công việc thiết kế sản phẩm ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây là đồ án quan trọng, đòi hỏi sinh viên phải tập trung sức lực và thời gian để thực hiện trong khoảng 4 tháng. Sau khi làm hoàn thành và bảo vệ xong đồ án thì sinh viên có đủ điều kiện để xác nhận là đã đạt trình độ trở thành nhà thiết kế tạo dáng công nghiệp thực thụ.
Số tín chỉ: 8 (0.8) Thực hành: 240 - Tự học: 240
Vùng sản phẩm mà ngành làm việc trải dài từ sản phẩm vật lý đến những sản phẩm đem lại sự trải nghiệm, từ sản phẩm có công năng trang trí đến phức tạp về mặt sử dụng lẫn cấu tạo, phương thức sản xuất, từ sản phẩm có kích thước nhỏ đến sản phẩm quy mô lớn. Sự đa dạng này đồng nghĩa với cơ hội làm việc rộng mở và khả năng chuyển đổi lĩnh vực linnh hoạt đối với nhà thiết kế sản phẩm.
BẠN MUỐN TRỞ THÀNH SINH VIÊN CỦA NGÀNH?
TÌM HIỂU TẠI ĐÂYDo you want to design the products, devices and solutions of the future?
Are you fascinated by how design can influence and improve modern life?
Ideal for students with backgrounds in art, graphics, design or engineering, this innovative degree offers a perfect balance of creativity, design thinking, manufacturing and materials, and commercial awareness.
- CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 2015
- CHUẨN ĐẦU RA CỦA CTĐT 2015
- CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 2018
- CHUẨN ĐẦU RA CỦA CTĐT 2018
1. Mục tiêu đào tạo:
1. 1 Mục tiêu chung:
-
Đào tạo nhà thiết kế, chuyên gia thuộc lĩnh vực thiết kế sản phẩm công nghiệp có năng lực chuyên môn, vững lý thuyết, giỏi nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật cao, có tinh thần phục vụ vì cộng đồng.
-
Đào tạo nhà thiết kế sản phẩm công nghiệp có khả năng nghiên cứu, phân tích các kiến thức xã hội, nắm vững kiến thức chuyên ngành, hiểu các nguyên lý và qui trình thiết kế các sản phẩm được sản xuất công nghiệp.
-
Cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng, góp phần xây dựng và phát triển xã hội.
-
Phục vụ nhu cầu học tập, nâng cao trình độ của cộng đồng.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
Kiến thức
-
Kiến thức giáo dục đại cương: Sinh viên được trang bị kiến thức giáo dục đại cương về pháp luật, lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
-
Kiến thức cơ sở ngành: Sinh viên được trang bị kiến thức về vẽ mỹ thuật và vẽ kĩ thuật, về thẩm mỹ, bố cục thị giác, xử lí hình ảnh; phương pháp nghiên cứu, phương pháp thiết kế, phương pháp lập kế hoạch để phát triển ý tưởng cho sản phẩm; kĩ năng sử dụng các phần mềm 2D, 3D làm công cụ thể hiện và trình bày ý tưởng.
-
Kiến thức chuyên ngành: Sinh viên được trang bị kiến thức về sản phẩm công nghiệp và các quy trình sản xuất sản phẩm công nghiệp - từ công nghiệp nhẹ đến công nghiệp nặng. Trong đó, vùng kiến thức được đặc biệt chú trọng bao gồm: đưa ra phương án tối ưu về thẩm mỹ, đưa ra giải pháp hợp lí về cách sử dụng cho đối tượng tiêu dùng dựa trên hiểu biết về kĩ thuật và vật liệu nhằm thiết kế các sản phẩm mang lại giá trị sử dụng, giá trị kinh tế và giá trị nghệ thuật hài hòa.
Kỹ năng:
-
Cử nhân Thiết kế công nghiệp (hay còn gọi là Thiết kế Tạo dáng, Thiết kế sản phẩm công nghiệp) có khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc lãnh vực được đào tạo. Sau khi ra trường, sinh viên có thể chọn lựa các hướng: đi chuyên sâu thiết kế sản phẩm theo vật liệu (đồ gỗ, đồ gốm, đồ da…) hoặc thiết kế sản phẩm theo dòng sản phẩm (đồ chơi, đồ nội thất, trang sức, trang thiết bị gia dụng…). Ngoài ra, trong quá trình đào tạo, vì sinh viên được đào tạo kết hợp cả kĩ năng phát triển ý tưởng (kĩ năng tư duy) và kĩ năng chế tác sản phẩm (kĩ năng thực hành) nên có khả năng làm việc trong môi trường phát triển sản phẩm đa dạng. Các sinh viên có thiên hướng nghiên cứu có thể tham gia nghiên cứu khoa học, tự đào sâu kiến thức để có thể tiếp tục học ở các bậc học cao hơn.
-
Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ đáp ứng được ngay yêu cầu của nhà tuyển dụng. Sinh viên có khả năng định hướng, hoạch định tốt trong việc phát triển sự nghiệp, có khả năng thích ứng và tự đào tạo cao để đáp ứng tốt với các yêu cầu hay sự đổi mới.
-
Sinh viên được đào tạo tăng cường tiếng Anh để có khả năng tự cập nhật kiến thức và làm việc trong môi trường thiết kế (design) chuyên nghiệp trên thế giới.
-
Sinh viên có phong cách làm việc chuyên nghiệp thông qua việc được trang bị:
-
Các kiến thức chuyên sâu về phân tích sản phẩm – từ nền thẩm mỹ, nền công năng và nền công nghệ, vật liệu.
-
Các kĩ năng về tìm kiếm ý tưởng phù hợp để phát triển bất kì sản phẩm công nghiệp nào- từ nền thẩm mỹ, nền công năng và nền công nghệ, vật liệu.
-
Các kinh nghiệm làm việc thực tế trong quy trình chế tác sản phẩm theo các nhóm vật liệu cụ thể (gỗ, gốm, kim loại, da, nhựa…)
-
Các quy trình vận hành bên trong những bộ phận phát triển ý tưởng sản phẩm của công ty.
-
Khả năng kết nối với các bộ phận có liên quan trực tiếp với bộ phận thiết kế trong quy trình phát triển phẩm (ví dụ: bộ phận kĩ thuật, bộ phận thi công, bộ phận quảng cáo& tiếp thị sản phẩm…)
-
Khả năng làm việc độc lập như là một người thiết kế sản phẩm tự do.
-
Các kỹ năng cứng và mềm (Phương pháp học đại học, kỹ năng giao tiếp trong môi trường đại học, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng viết và trình bày, kỹ năng đàm phán và thương lượng).
Thái độ:
-
Sinh viên có ý thức về sự cần thiết phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, có năng lực chuyên môn và khả năng ngoại ngữ để tiếp tục học tập suốt đời.
-
Sinh viên có phẩm chất đạo đức tốt, tính kỷ luật cao, có tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, có đạo đức nghề nghiệp, say mê dấn thân vào nghiên cứu đối tượng sản phẩm.
-
Sinh viên ý thức về những vấn đề đương đại và vai trò của các giải pháp thiết kế trong bối cảnh kinh tế, môi trường, xã hội toàn cầu và trong bối cảnh riêng của đất nước.
Trình độ tin học: Chứng chỉ MOS quốc tế
Trình độ ngoại ngữ: Chứng chỉ TOEIC quốc tế 500
2. Thời gian đào tạo: 04 năm
3. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 137 tín chỉ
4. Đối tượng tuyển sinh: căn cứ theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Nội dung chương trình đào tạo: 137 TC
Kiến thức giáo dục đại cương: 36 (tín chỉ)
- Lý luận chính trị: 10 (tín chỉ)
- Khoa học xã hội: 2 (tín chỉ)
- Khoa học tự nhiên: 4 (tín chỉ)
- Ngoại ngữ: 15 (tín chỉ)
- Kỹ năng hỗ trợ: 5 (tín chỉ)
- Giáo dục thể chất (cấp chứng chỉ riêng)
- Giáo dục quốc phòng (cấp chứng chỉ riêng)
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 101 (tín chỉ)
- Kiến thức cơ bản: 40 (tín chỉ)
- Kiến thức ngành: 51 (tín chỉ)
- Kiến thức cơ sở ngành: 24 (tín chỉ)
- Kiến thức chuyên ngành: 27 (tín chỉ)
-
Bắt buộc: 21 (tín chỉ)
-
Tự chọn: 06 (tín chỉ)
- Đồ án tốt nghiệp (tương đương): 10 (tín chỉ)
- Tên ngành đào tạo:
- Tên ngành tiếng Việt: Thiết kế công nghiệp
- Tên ngành tiếng Anh: Industrial design
- Trình độ đào tạo: Đại học chính quy
- Văn bằng: Cử nhân
- Mục tiêu đào tạo:
- Đào tạo cử nhân Thiết kế công nghiệp có trình độ chuyên môn cao, nắm vững kiến thức chuyên ngành, hiểu các nguyên lý và qui trình thiết kế các sản phẩm công nghiệp, có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật cao và có tinh thần phục vụ vì cộng đồng;
- Sinh viên tốt nghiệp đảm bảo đạt chuẩn giá trị về Kiến thức – Kỹ năng – Thái độ.
- Chuẩn đầu ra: Cử nhân Thiết kế công nghiệp sau khi tốt nghiệp được trang bị những kiến thức và kỹ năng sau:
TT | Nội dung | Mô tả | Tiêu chí đánh giá | Thang đo |
1 | Kiến thức chung | Lý luận chính trị; Khoa học xã hội; Quốc phòng – An ninh. | - Nắm vững kiến thức giáo dục đại cương về pháp luật, lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; - Nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng; - Hiểu biết những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội để có thể thiết kế những sản phẩm có giá trị thẩm mỹ, văn hóa và kinh tế cao; - Hiểu, biết và vận dụng các kiến thức Quốc phòng toàn dân & An ninh nhân dân. | - Dự kiểm tra và đạt yêu cầu môn học trong chương trình; - Biết phân tích, ứng dụng và đánh giá; - Chứng chỉ quốc phòng. |
Kiến thức chuyên môn | Cơ sở ngành | - Nắm vững những kiến thức cơ bản về vẽ mỹ thuật, về thẩm mỹ, về bố cục thị giác và xử lí hình ảnh; - Hiểu rõ về phương pháp nghiên cứu, phương pháp thiết kế, phương pháp lập kế hoạch để phát triển ý tưởng cho sản phẩm. | - Dự kiểm tra và đạt yêu cầu môn học trong chương trình; - Biết phân tích, ứng dụng và đánh giá. | |
Chuyên ngành | - Có những hiểu biết về thị hiếu thẩm mỹ, về lịch sử mỹ thuật, lịch sử sản phẩm, thị trường tiêu dùng… để từ đó có những thiết kế phù hợp với nhu cầu của người sử dụng; - Nắm vững kiến thức về sản phẩm công nghiệp và các quy trình sản xuất sản phẩm công nghiệp- từ công nghiệp nhẹ đến công nghiệp nặng; - Có khả năng đưa ra phương án tối ưu về thẩm mỹ; - Có năng lực thiết kế dựa trên hiểu biết về kỹ thuật và vật liệu nhằm thiết kế các sảnphẩm mang lại giá trị sử dụng. | - Dự kiểm tra và đạt yêu cầu môn học trong chương trình; - Phân tích, biết ứng dụng và đánh giá/ tự đánh giá; ứng biến với tình huống đặt ra; - Phân tích, biết ứng dụng và đánh giá/ tự đánh giá; - Phân tích, biết ứng dụng và đánh giá/ tự đánh giá; ứng biến với tình huống đặt ra. | ||
2 | Kỹ năng nghề nghiệp | Kỹ năng chuyên môn | - Cử nhân Thiết kế công nghiệp (hay còn gọi là Thiết kế Tạo dáng, Thiết kế sản phẩm công nghiệp) có khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc lãnh vực được đào tạo. Sau khi tốt nghiệp, người học có thể tự tin chọn lựa các hướng: đi chuyên sâu thiết kế sản phẩm theo vật liệu (đồ gỗ, đồ gốm, đồ da…) hoặc thiết kế sản phẩm theo dòng sản phẩm (đồ chơi, đồ nội thất, trang sức, trang thiết bị gia dụng…). Sinh viên được đào tạo kết hợp kĩ năng phát triển ý tưởng (kĩ năng tư duy) và kĩ năng chế tác sản phẩm (kĩ năng thực hành) nên có khả năng làm việc trong môi trường phát triển sản phẩm đa dạng; - Có kỹ năng tự cập nhật kiến thức để làm việc trong môi trường thiết kế (design) chuyên nghiệp tại Việt Nam và trên thế giới; - Có kỹ năng sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế 2D, 3D làm công cụ thể hiện và trình bày ý tưởng; | - Biết ứng dụng và ứng biến tùy lĩnh vực, tùy thời điểm; - Tự cập nhật nhanh và hiệu quả; - Biết ứng dụng và ứng biến tùy lĩnh vực, tùy thời điểm. |
Kỹ năng mềm | - Kỹ năng tự học, nghiên cứu, tổng hơp, phân tích thông tin về các lĩnh vực: văn hóa, kinh tế, xã hội… - Kỹ năng đàm phán, thuyết trình, - Kỹ năng viết báo cáo, trình bày và bảo vệ kết quả nghiên cứu; - Kỹ năng làm việc theo nhóm và làm việc độc lập tùy tình huống yêu cầu; - Kỹ năng giao tiếp. - Kỹ năng an toàn, rèn luyện sức khỏe và tinh thần đồng đội: bơi liên tục được 50m; chơi tốt tối thiểu 1 môn thể thao; | Dự kiểm tra và đạt yêu cầu môn học. Có khả năng ứng dụng trong quá trình học tập và sinh hoạt; - Biết ứng dụng và ứng biến tùy lĩnh vực, tùy thời điểm. | ||
Kỹ năng ngoại ngữ | - Khóa 19 trở về trước: TOEIC 500 hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương. - Khóa 20: IELTS 5.0 hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương. | Chứng chỉ còn thời hạn giá trị | ||
Khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc và nghiên cứu | ||||
Kỹ năng tin học | - Chứng chỉ tin học MOS quốc tế. Khóa 19: 700 điểm MOS Khóa 20: 750 điểm MOS - Vận dụng thành thạo tin học ứng dụng trong công việc; - Sử dụng hiệu quả các phần mềm thiết kế chuyên ngành (Photoshop, Illustrator, AutoCAD, SolidWorks, Rhinoceros). | - Chứng chỉ còn thời hạn giá trị; - Dự kiểm tra và đạt yêu cầu các môn học có sử dụng các phần mềm. | ||
3 | Thái độ, ý thức xã hội | Thái độ và hành vi | - Tuân thủ các nguyên tắc an toàn nghề nghiệp; - Nhận thức đúng đắn vai trò quan trọng của nhà thiết kế trong việc tạo ra những sản phẩm công nghiệp có giá trị thẩm mỹ, giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, phục hưng và bảo tồn văn hóa của đất nước thông qua bản sắc thể hiện trên sản phẩm; - Có tinh thần cầu tiến, học hỏi, có năng lực giải quyết công việc thực tế; - Vận dụng tốt các kiến thức chuyên môn để xây dựng, định hướng, nâng cao trình độ thẩm mỹ của người tiêu dùng thông qua các sản phẩm công nghiệp. | Được người hướng dẫn kiểm tra qua quá trình học tập, đồ án và khóa luận tốt nghiệp và được đánh giá đạt yêu cầu, có thái độ chuẩn mực. |
Ý thức về cộng đồng, xã hội | - Có tinh thần vì tập thể; - Có ý thức tham gia các công tác xã hội, đoàn thể; - Có đạo đức nghề nghiệp, tinh thần sáng tạo và làm việc vì cộng đồng. | Tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng (qua điểm rèn luyện của sinh viên, qua bằng khen, giấy chứng nhận... tham gia các hoạt động của sinh viên). | ||
4 | Vị trí của người học sau khi tốt nghiệp | Kết quả ứng dụng kiến thức, kỹ năng bằng cấp đã có | - Nhà thiết kế tạo dáng sản phẩm (Industrial/ Product Designer), giám đốc sáng tạo (Creative Director) tại các doanh nghiệp trong nước và quốc tế; - Tạo lập công ty/ thương hiệu riêng để sản xuất, chế tác một dòng sản phẩm bất kì, hoặc lập công ty/ thương hiệu riêng để tư vấn và đưa giải pháp thiết kế (Design Consultant); - Nhà thiết kế tự do (Freelance designer); - Cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu liên quan. -Làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc nhận định, giải quyết các vấn đề liên quan đến ngành đã học. | Kết quả điều tra tình hình công việc sinh viên sau thời điểm tốt nghiệp 1-2 năm |
5 | Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp | Bậc học cao hơn | - Có khả năng theo học các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ thuộc nhóm ngành mỹ thuật, thiết kế (hoặc liên quan đến thiết kế) trong và ngoài nước. - Thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực thiết kế (hoặc liên quan đến thiết kế) như: chuyên sâu về vật liệu, ergonomics, kĩ thuật chế tác một dòng sản phẩm bất kì; chuyên sâu về quản lí thiết kế, nâng cao khả năng tư duy thiết kế (design thinking)… | - Kết quả đồ án tốt nghiệp; - Số liệu tích lũy qua nhiều năm về cựu sinh viên. |
STT | Khối kiến thức | Tổng số tín chỉ | ||
Tổng số tín chỉ | Bắt buộc | Tự chọn | ||
1 | Kiến thức giáo dục đại cương: 36 tín chỉ | |||
1.1 | Môn lý luận chính trị, pháp luật | 10 | 10 | |
1.2 | Khoa học xã hội | 2 | 2 | |
1.3 | Khoa học tự nhiên | |||
1.4 | Tiếng Anh | 15 | 15 | |
1.5 | Cơ sở tin học | 4 | 4 | |
1.6 | Kỹ năng hỗ trợ | 5 | 5 | |
1.7 | Giáo dục thể chất | Cấp chứng chỉ GDTC | ||
1.8 | Giáo dục quốc phòng | Cấp chứng chỉ GDQP | ||
2 | Kiến thức giáo dục chuyên ngành: 104 tín chỉ | |||
2.1 | Kiến thức cơ sở | 40 | 40 | |
2.2 | Kiến thức ngành | 54 | 48 | 6 |
2.2.1 | Kiến thức chung | 21 | 21 | |
Các môn chung và môn bắt buộc | 21 | 21 | ||
2.2.2 | Kiến thức chuyên ngành | 33 | 27 | 6 |
Các môn chung và môn bắt buộc | 27 | 27 | ||
Các môn học tự chọn | 6 | 6 | ||
2.3 | Tập sự nghề nghiệp | 2 | 2 | |
2.4 | Khóa luận TN hoặc tự chọn chuyên ngành | 8 | 8 | |
140 | 126 | 14 |
- Tên ngành (Major in): Mã ngành (Code): 7210402
- Tên ngành tiếng Việt: Thiết kế công nghiệp
- Tên ngành tiếng Anh: Industrial Design
- Trình độ (Level): Đại học Hình thức (Mode of study): chính quy
- Văn bằng (Degree): Cử nhân
- Mục tiêu của chương trình đào tạo (Programme Objectives - POs)
PO1: Người học trở thành nhà thiết kế, chuyên gia trong lĩnh vực tạo dáng sản phẩm có tư duy sáng tạo, có năng lực chuyên môn sâu rộng, có kỹ năng nghề nghiệp vững vàng, nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành thiết kế Việt Nam.
PO2: Người học trở thành nhà thiết kế, chuyên gia tạo dáng sản phẩm có khả năng nghiên cứu khoa học, khả năng làm việc độc lập và hòa nhập, khả năng tạo ra các sản phẩm có giá trị, ứng dụng môt cách hiệu quả tại Việt Nam và trên thế giới.
PO3: Người học trở thànhnhà thiết kế, chuyên gia tạo dáng sản phẩm có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, có tinh thần cống hiến cho sự nghiệp phát triển con người, phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, ổn định và bền vững.
- Chuẩn đầu ra của chương trình (Expected learning Outcomes- ELOs)
Group of ELOs | Mô tả | Mô tả các ELOs |
---|---|---|
Kiến thức chung | Kiến thức chung về lý luận chính trị, khoa học tự nhiên và xã hội, kiến thức về ngoại ngữ và tin học | ELO1: Hiểu (apprehend) một cách hệ thống kiến thức chung về lý luận chính trị, tự nhiên xã hội. ELO2: Áp dụng (apply) khả năng ngoại ngữ vào công việc chuyên ngành tương đương với chuẩn đầu ra đạt tối thiểu trình độ B1 (quốc tế), từ IELTS 5.0 trở lên (hoặc các chứng chỉ khác tương đương), chứng chỉ tin học MOS ³750 điểm. |
Kiến thức chuyên môn | Những hiểu biết cơ bản về Mỹ thuật ứng dụng, về Nghệ thuật thị giác. Những hiểu biết, thông tin chuyên môn về ngành Thiết kế công nghiệp | ELO3: Hiểu (apprehend) một cách tổng quan về ngành mỹ thuật ứng dụng qua từng giai đoạn lịch sử. ELO4: Hiểu (apprehend) về thị hiếu thẩm mỹ và nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm có yếu tố thiết kế. ELO5: Hiểu (apprehend) một cách bài bản các kiến thức về kỹ thuật chế tác và vật liệu được sử dụng trong tạo dáng sản phẩm. ELO6: Áp dụng (apply) những kiến thức nền tảng của nghệ thuật thị giác vào lĩnh vực thiết kế, tạo dáng sản phẩm. ELO7: Lập kế hoạch (plan) thiết kế sản phẩm từ khâu đầu đến khâu cuối. ELO8: Ứng dụng thực tế (execute) các nguyên lý thiết kế, phương pháp thiết kế, qui trình thiết kế. ELO9: Xây dựng (establish) được quy trình thiết kế, quy trình sản xuất, quy trình kiểm định chất lượng ý tưởng và chất lượng của bản thiết kế. ELO10: Sáng tạo (create) những sản phẩm có giá trị thẩm mỹ, đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội đương đại đồng thời phục hưng và bảo tồn văn hóa của đất nước thông qua bản sắc thể hiện trên sản phẩm. |
Kỹ năng chuyên môn (Practical skills:involving manual dexterity and the use of methods, materials, tools and instruments) | Kỹ năng nghề nghiệp | ELO11: Áp dụng (apply) được các kỹ năng vẽ tay trong việc phác thảo ý tưởng thiết kế sản phẩm. ELO12: Áp dụng (apply) được các kỹ năng xử lý, trình bày, lên bản vẽ thiết kế trên các phần mềm thiết kế 2D, 3D ELO13: Tìm ra (find out) giải pháp thiết kế phù hợp trong lĩnh vực tạo dáng sản phẩm theo vật liệu (đồ gỗ, đồ da, đồ gốm… ) ELO14: Tìm ra (find out) giải pháp thiết kế phù hợp trong lĩnh vực tạo dáng theo dòng sản phẩm (đồ chơi, đồ nội thất, trang sức, trang thiết bị gia đình… ) ELO15: Đánh giá (evaluate) được thành quả thiết kế và tác động của các sản phẩm thiết kế đối với khách hành và thị trường. |
Kỹ năng chung (Cognitive skills: involving the use of logical, intuitive and creative thinking) | Kỹ năng mềm | ELO16: Xây dựng (construct) kỹ năng trình bày, diễn đạt vấn đề hợp lý trên ba phương diện: sử dụng hình ảnh, sử dụng lời nói và biểu đạt trong không gian/ sắp đặt. ELO17: Phát triển (develop) kỹ năng làm việc nhóm, khả năng tương tác tốt trong các tình huống, công việc cụ thể. ELO18: Phát triển (develop) kỹ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi. |
Thái độ và ý thức xã hội (Attitude and awareness) | ELO19: Nhận thức (recognize) một cách đúng đắn vai trò quan trọng của nhà thiết kế trong việc tạo ra những sản phẩm có giá trị, góp phần định hướng thẩm mỹ cho xã hội và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. ELO20: Xây dựng (construct) tinh thần tự chủ, ý thức trách nhiệm trong công việc của bản thân và tập thể. ELO21: Nâng cao (develop) trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ để làm việc hiệu quả trong môi trường thiết kế chuyên nghiệp tại Việt Nam và trên thế giới. ELO22: Trau dồi (cultivate) hiểu biết về pháp luật, về đạo đức nghề nghiệp vì sự phát triển xã hội theo xu thế bền vững. |
(084.28) 37 760662 - FAX: (084.28) 37 755055
Địa chỉ Phòng D502B, Toà nhà D – 19 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Phong, Q.7, TP. Hồ Chí Minh Email ifa@tdtu.edu.vnTừ khóa » Thiết Kế Mẫu Công Nghiệp Là Gì
-
Thiết Kế Công Nghiệp, Thiết Kế Sản Phẩm Là Gì? - Arena Multimedia
-
Ngành Thiết Kế Công Nghiệp Là Gì? Cơ Hội Nghề Nghiệp Thời Hội Nhập
-
Những Lý Do Thuyết Phục để Bạn Chọn Học Ngành Thiết Kế Công Nghiệp
-
Ngành Thiết Kế Sản Phẩm (Thiết Kế Công Nghiệp)
-
Học Thiết Kế Công Nghiệp Ra Làm Gì? Có Dễ Xin Việc Không? - Joboko
-
Thiết Kế Công Nghiệp Là Gì?
-
Tìm Hiểu Ngành Nghề: Thiết Kế Công Nghiệp Là Gì? Thi Khối Nào?
-
Tìm Hiểu Ngành Thiết Kế Công Nghiệp Là Gì?
-
Thiết Kế Công Nghiệp Là Gì? | Https:// - Khối ...
-
BÀI GIẢNG đào Tạo THIẾT Kế Mẫu MAY CÔNG NGHIỆP - Tài Liệu Text
-
Những Thú Vị Về Ngành Thiết Kế Công Nghiệp Mà Bạn Nên Biết
-
Ngành Thiết Kế Công Nghiệp Là Gì? Học Gì? Ra Trường Làm Gì?
-
Ngành Thiết Kế Công Nghiệp Là Gì? Cơ Hội Nghề Nghiệp ...
-
Dịch Vụ Thiết Kế Kiểu Dáng Công Nghiệp - 3DThinking