Thiết Kế Game Cần Học Những Gì? Lộ Trình Từ A - Arena Multimedia

Để bắt đầu học thiết kế game, với những ai mới bắt đầu, bạn cần trang bị các kiến thức nền tảng như việc hiểu bản chất các thuật ngữ trong thiết kế game, nguyên lý thị giác, cơ học chuyển động… Hay các kỹ năng sử dụng phần mềm thiết kế đồ họa và kỹ năng mềm như khả năng làm việc nhóm, tư duy hệ thống, tư duy logic… Bài viết sẽ chỉ rõ hơn các kiến thức cần học và định hướng cho bạn trẻ muốn bắt đầu với ngành. Cùng theo dõi nhé!

Game Designer
Game Designer

1. Kiến thức và kỹ năng cần học để trở thành nhà thiết kế game

1.1. Kiến thức cơ bản về Game Design

Trong ngành thiết kế số nói chung và thiết kế game nói riêng, chuyên môn luôn cần liên tục trau dồi. Đặc biệt phải kể đến các kiến thức về:

  • Thuật ngữ thiết kế game: Để hiểu quá trình phát triển game, bạn cần hiểu rõ các thuật ngữ được người trong ngành sử dụng.
  • Nguyên lý thị giác: Trong tất thảy các thiết kế liên quan đến mỹ thuật, đây là môn học bắt buộc. Qua đó, người học sẽ hiểu sâu hơn về khả năng tư duy, nâng cao mắt thẩm mỹ, là tiền đề phát triển cho khả năng sáng tạo có bố cục, logic, hệ thống,
  • Thiết kế đồ họa: Thiết kế game cũng bắt đầu từ những đối tượng animation cụ thể. Kiến thức này giúp cho người học có được cái nhìn tổng thể về thiết kế nền tảng số.
  • Điêu khắc và giải phẫu học: Với game design,ví dụ như việc khắc họa nhân vật, việc hiểu tường tận giải phẫu học và điêu khắc giúp cho quá trình cấu trúc texture trở nên có sức sống, có một câu chuyện riêng.
  • Cơ học và chuyển động: Bất kỳ sản phẩm game nào cũng có các đối tượng có khả năng di chuyển. Sự mô phỏng chuyển động của đối tượng trong thiết kế là rất quan trọng, giúp cho game có tính vật lý, khoa học, logic.
  • Ánh sáng, Máy quay, Kết xuất: Hiểu đơn giản, các yếu tố này giúp tạo ra một sản phẩm game có tính thực tế, thân thiện với người dùng.
Kiến thức cơ bản về thiết kế game

1.2. Kỹ năng sử dụng phần mềm thiết kế

Đa phần thời gian nhà thiết kế game sẽ làm việc với các phần mềm công nghệ. Bởi tính chất nghề nghiệp như vậy, việc nâng cao các kỹ năng này rất quan trọng.

Dưới đây là danh sách các tool thường được Game Designer dùng:

  • Maya: Phần mềm này được coi như cây đại thụ trong thể giới đồ họa 3D. Từ khi ra đời đến nay, Maya chưa bao giờ ngừng phát triển. Ngành công nghiệp phim hoạt hình và kỹ xảo VFX đã, đang và tiếp tục bị thống trị bởi Autodesk Maya.
  • Sketch: Với tính năng tạo ra các bản phác thảo từ các nét vẽ thô, đây là một công cụ đắc lực giúp Designer có thể note lại nhanh ý tưởng thiết kế của mình.
  • GameMaker Studio: Để làm nên các ý tưởng thiết kế trong game, đôi khi người làm thiết kế cần tới nguồn cảm hứng khác nhau. Game Maker Studio có tính năng như một loại thư viện hoạt hình, vật liệu mô hình 3D và nhiều đạo cụ hữu ích…
  • Unity: Nhờ vào Unity Technologies, đây là một trong những phần mềm có khả năng làm game trên đa nền tảng. Cùng với đó, Unity có khả năng phát triển các video game cho máy tính, consoles và điện thoại thông minh.
  • Construct: Đây là bộ công cụ thiết kế làm game dựa trên ngôn ngữ HTML. Phần mềm cho phép bạn biến trí tưởng tượng phong phú trở thành sản phẩm game thực sự mà không đòi hỏi kiến thức coding.
Sử dụng phần mềm thiết kế game

1.3. Kỹ năng mềm

Thiết kế Game là một ngành nghề đòi hỏi bạn cả về kiến thức lẫn việc linh hoạt khi phối hợp cùng team và làm việc với cả khách hàng. Vì thế, bạn nên nghiêm túc trau dồi các kỹ năng mềm:

  • Sáng tạo: Đây là cách khai phá ra các hình ảnh, cảm giác, khái niệm trong tâm trí bạn ngay cả khi bạn chưa nhận thức các đối tượng đó qua các giác quan thông thường. Trí tưởng tượng phong phú có thể rèn luyện bằng cách bổ sung các kiến thức phụ trợ trong nhiều lĩnh vực như: phim ảnh, âm nhạc, đi du lịch, quan tâm đến các nền văn hóa…
  • Quản lý thời gian: Trong bất cứ ngành nghề nào, đều có gia hạn thời gian hoàn thành. Sự phức tạp của Game Design cần tới cả một đội ngũ làm việc chuyên nghiệp. Với nhiều bộ phận hoạt động cùng lúc, hoàn thành task (nhiệm vụ) đúng thời hạn là việc bắt buộc với các nhà thiết kế game.
  • Tư duy logic: Để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh, nảy ra các ý tưởng vượt khỏi khuôn mẫu là chưa đủ. Yêu cầu dành cho các game designer là khả năng tư duy logic để thực tế hóa thành bản thiết kế – Game Designer Document. Cùng với đó, nghề thiết kế game có cường độ tranh luận cao. Tính logic giúp bạn bảo vệ được quan điểm hay nói cách khác là đứa con tinh thần của mình thành công.
  • Tư duy hệ thống: Kỹ năng này cực kỳ cần thiết cho bất kỳ ai muốn tiến xa trong nghề thiết kế game. Có nghĩa rằng với bất kỳ vấn đề nào, bạn là người có thể giải thích một cách ngắn gọn và rõ ràng bản chất của chúng.
  • Làm việc nhóm: Là một Game Designer, mặc dù mỗi người được làm việc riêng với một máy, nhưng tinh thần đồng đội rất được coi trọng và là yếu tố quan trọng. Cách vận hành công việc giữa các cá nhân có sự ảnh hưởng đến toàn bộ nhóm.
  • Xử lý vấn đề: Các trục trặc kỹ thuật là việc thường thấy khi làm việc với công nghệ. Vậy nên Game Designer cần biết cách làm gì để giữ cho mọi thứ hoạt động trơn tru.
  • Theo dõi biến động thị trường: Thấu hiểu nhu cầu của người chơi để dự đoán xu hướng, phát hành các game. Như mọi ngành nghề, sản phẩm thiết kế game cần có hiệu quả, tạo ra thu nhập cho đội ngũ phát triển nó.
Kỹ năng mềm cho việc học thiết kế game

2. Bạn trẻ nên bắt đầu học thiết kế Game từ đâu?

Khi quyết định theo học thiết kế game, phải chăng các bạn trẻ đều có những đam mê và sở thích đặc biệt với thế giới sáng tạo này. Là một ngành nghề trên nền tảng sáng tạo số, các newbie (người mới) nên bắt đầu từ việc trang bị các kiến thức nền rồi làm quen với công cụ và cuối cùng là thực hành.

Lộ trình học và phát triển khi theo đuổi thiết kế game cho các bạn trẻ tham khảo:

  • Làm quen, tiếp cận nhiều hơn với thiết kế Game: Trải nghiệm và có kinh nghiệm chơi thể loại game giúp bạn chuẩn bị những kiến thức nền tảng, có được những định nghĩa, quy tắc thiết kế cơ bản.
  • Tìm chương trình đào tạo chất lượng: Bạn không thể tự bơi một mình trong biển kiến thức của Thiết kế Game. Ngành nghề này đòi hỏi bạn có nền hiểu biết về thiết kế đồ họa cũng như các kỹ năng cơ bản về công nghệ số. Chọn cho mình một địa chỉ học chất lượng là cách tốt nhất để bạn tiết kiệm thời gian cũng như theo đuổi con đường này hiệu quả.
  • Xây dựng danh mục thiết kế game: Khi đã có lượng kiến thức nhất định, bạn có thể bắt đầu xây dựng một folio hoàn chỉnh cho những bản thiết kế game để định hình phong cách thiết kế cho bản thân.
  • Tham gia thực tập, hoặc làm CTV tại các công ty thiết kế game: Để đẩy nhanh quá trình theo đuổi con đường nghề, bạn có thể tham gia cọ xát trải nghiệm tại các công ty hay studio làm game.
  • Ứng tuyển vị trí Thiết kế Game: Sau khi thực tập tại các công ty, khi có đầy đủ những kinh nghiệm cần thiết, bạn có thể được cất nhắc lên vị trí chính thức trong công ty. Hãy tận dụng những cơ hội này.
  • Nghiên cứu quy trình tuyển dụng (các yêu cầu sàng lọc và phỏng vấn)

3. Nên lựa chọn học thiết kế Game ở đâu?

Ngày nay có nhiều hình thức để các bạn đam mê thiết kế game lựa chọn theo học. Tự học hoặc học tại các địa chỉ đào tạo.

Tiêu chíTự họcHọc tại địa chỉ đào tạo
Ưu điểm– Tiết kiệm– Được lựa chọn những gì mình muốn học– Không mất công di chuyển– Thoải mái và thư giãn khi học…– Học có lộ trình và định hướng rõ ràng– Được cung cấp công cụ học tập hiện đại– Kiến thức chính thống, cập nhật liên tục– Kiến thức toàn diện, đầy đủ từ cơ bản đến nâng cao– Bằng cấp có giá trị trong tuyển dụng/ du học– Có hội trao đổi và giao tiếp…
Nhược điểm– Không có định hướng– Ít cơ hội được chia sẻ, cập nhật kiến thức mới– Khả năng học sai kiến thức…– Chi phí tương đối cao– Phải di chuyển đến địa chỉ học…

Tại các trường học, trung tâm thường sẽ có chi phí cao hơn nhưng đây là lựa chọn toàn diện với những bạn trẻ mới bắt đầu, chưa có kiến thức nền.

Arena Multimedia cung cấp giáo trình cập nhật cùng hệ thống cơ sở vật chất chuẩn quốc tế
Với hơn 15 năm kinh nghiệm đào tạo trong lĩnh vực Mỹ thuật Đa phương tiện, Arena Multimedia cung cấp giáo trình cập nhật cùng hệ thống cơ sở vật chất chuẩn quốc tế

Dành cho những ai mới bắt đầu lựa chọn con đường học thiết kế Game, Arena Multimedia có chương trình học gồm 4 kỳ. Với 2 kỳ đầu tạo nền tảng về thiết kế cơ bản, thiết kế trên nền tảng website, công nghệ số… Đặc biệt, trong 2 kỳ sau, học viên sẽ được đẩy mạnh va chạm với thiết kế game và nhân vật 3D.

Xây dựng hình họa nhân vật game
Xây dựng hình họa nhân vật game

Bên cạnh giáo trình và cơ sở vật chất tân tiến, hiện đại, học viên tại Arena Multimedia được tiếp cận với:

  • Phương pháp giảng dạy: tập trung đến 70% thực hành, mục tiêu giúp cho học viên được tham gia vào các dự án mang tính thực tế.
  • Cơ hội phát triển nghề: 80% học viên Arena có việc làm trước tốt nghiệp và 100% được hỗ trợ việc làm sau tốt nghiệp.
  • Hỗ trợ học phí: Đế tạo điều kiện tốt nhất cho người trẻ đam mê thiết kế số, hàng năm Arena Multimedia đều có các gói học bổng, lên tới 80% học phí.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc về Thiết kế Game cần học những gì, Arena Multimedia luôn sẵn sàng giải đáp chi tiết, thông tin liên hệ:

Tại thành phố Hồ Chí Minh:

  • 212-214 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 1800 1525

Email: [email protected]

  • 778/10 Nguyễn Kiệm, phường 4, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 1800 6325

Email: [email protected]

  • Số 6 Tân Kỳ Tân Quý (gần Etown), Q.Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 1800 2074

Email: [email protected]

Tại thành phố Hà Nội:

  • 80 Trúc Khê, phường Láng Hạ. quận Đống Đa, TP Hà Nội

Số điện thoại: 1800 1542

Email: [email protected]

  • D29 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Số điện thoại: 1800 1542

Email: [email protected]

  • 110 Trần Phú, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, TP. Hà Nội

Số điện thoại: 1800 1542

Email: [email protected]

Từ khóa » Học Thiết Kế Game ở đâu