Thiết Kế Hệ Thống Sấy Phun Cafe - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Luận Văn - Báo Cáo >>
- Nông - Lâm - Ngư
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.41 KB, 52 trang )
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMKHOA CƠ - KHÍ CÔNG NGHỆĐộc lập – Tự do – Hạnh phúcNHIỆM VỤ ĐỒ ÁN THIẾT BỊHọ và tên: Nguyễn Thị Thanh ThùyLớp: CNTP48C1. Tên để tài: Thiết kế hệ thống sấy phun để sấy cà phê hòa tan.2. Số liệu ban đầu:- Năng suất thiết bị: 1500kg/h.- Độ ẩm ban đầu: 40%- Độ ẩm cuối cùng: 3%3. Nội dung cần thuyết minh và tính toán.- Lời mở đầu.- Tổng quan về nguyên liệu.- Quá trình sấy – sấy phun.- Cân bằng vật chất của quá trình.- Tính thiết bị chính.- Tính cân bằng nhiệt lượng.- Tính thiết bị phụ trợ.- Kết luận.- Tài liệu tham khảo.4. Bản vẽ: Bản vẽ chi tiết thiết bị: A1, A3.5. Ngày giao nhiệm vụ: 21/02/20176. Ngày hoàn thành:Huế, ngàyTRƯỞNG BỘ MÔN CNTPthángnăm 2017GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪNTh.S Nguyễn Quốc SinhLỜI CẢM ƠNĐể hoàn thành được đồ án này em xin chân thành cảm ơn quý thầy côkhoa Cơ khí – Công nghệ nói riêng và toàn thể quý thầy cô trường Đại họcNông Lâm Huế nói chung đã truyền đạt những kiến thức quý báu và bổ ích choem trong thời gian qua.Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Nguyễn QuốcSinh – người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiệnđồ án này.Do không được tiếp xúc với điều kiện thực tế và kiến thức kiến thức cònhạn chế nên đồ án này còn nhiều thiếu sót. Kính mong quý thầy cô và mọi ngườiđánh giá, góp ý kiến để bài đồ án được hoàn thiện hơn. Qua đó, em có thể rútkinh nghiệm, củng cố kiến thức cũ đồng thời bổ sung nhiều kiến thức mới để ápdụng vào thực tiễn tốt hơn.MỤC LỤCDANH MỤC HÌNHHình 1. Cấu tạo giải phẫu của hạt cà phê........................................................3Hình 2. Một số sản phẩm cà phê hòa tan trên thị trường................................8Hình 3. Hệ thống sấy phun.............................................................................11Hình 4. Sấy ngược chiều................................................................................13Hình 5. Sấy cùng chiều...................................................................................13DANH MỤC BẢNGBảng 1. Bảng tổng kết cho vật liệu sấy............................................................................................................................................................................19Bảng 2. Bảng tổng kết cho tác nhân sấy..........................................................19Bảng 3. Tổng kết tính toán cân bằng nhiệt lượng...........................................34Bảng 4. Các kích thước cơ bản của xyclon.....................................................41.................................................................................................................MỞ ĐẦUCông nghệ thực phẩm là một trong những ngành công nghiệp có xuhướng phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Bởi lẽ, khi cuộc sống bắtđầu nâng cao thì nhu cầu về thực phẩm của con người cũng tăng theo. Vì vậy,các sản phẩm thực phẩm ngày càng đa dạng và phong phú. Để có được nhữngsản phẩm này đòi hỏi có những công nghệ hiện đại và tiên tiến nhất, một trongsố đó là công nghệ sấy.Việc ứng dụng công nghệ sấy vào lĩnh vực thực phẩm đã tạo ra nhiều sảnphẩm có giá trị cao như: hoa quả sấy, các loại hải sản sấy khô, sữa bột,… Mộttrong những sản phẩm được ưa chuộng hiện nay đó là cà phê hòa tan - sảnphẩm của công nghệ sấy phun.Cà phê là một loại thức uống có từ lâu đời và liên tục được phát triển chođến ngày nay. Đây là một trong những thức uống được ưa chuộng nhất trên thếgiới và có mức tiêu thụ cao. Với điều kiện thuận lợi của nước ta rất thích hợp đểtrồng và phát triển loại cây công nghiệp này. Nó không chỉ đáp ứng nhu cầutrong nước mà còn có thể xuất ra nước ngoài để đem lại lợi nhuận cao.Trong cuộc sống hối hả của thời đại công nghiệp với những núi công việckhiến con người cảm thấy mệt mỏi. Những lúc như thế thì một tách cà phê giúpta tỉnh táo hơn để giải quyết nó một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, việc pha càphê bằng phin tốn nhiều thời gian. Vì vậy, những nhà khoa học đã tạo ra một sảnphẩm mới gọi là cà phê hòa tan. Vào năm1937, nhà khoa học MaxMorgenthaler của Nestle phát triển một kỹ thuật làm sản phẩm cà phê hòa tanmới tại phòng thí nghiệm trung tâm nghiên cứu Nestle của Thụy Sĩ. Các sảnphẩm mới được đặt tên là Nescafe. Tên này xuất phát từ sự kết hợp 2 từ Nestlevà cafe. Với người tiêu dùng, cà phê hoà tan nhanh chóng được ưa chuộng vì sựtiện lợi của nó. Đối với nhà sản xuất, cà phê hòa tan là mặt hàng có giá trị cao,thuận lợi trong việc bảo quản và vận chuyển nên thu được nhiều lợi nhuận.Chính vì thế nên em chọn đề tài: “Thiết kế hệ thống sấy phun dùng để sấycà phê hòa tan với năng suất 1500kg sản phẩm/h.”5CHƯƠNG 1TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU1.1. Khái quát về cà phê Robusta- Cà Phê Robusta (Coffea canephora hoặc Coffea robusta) hay còn gọi là cà phêVối, hàm lượng cafein trong hạt 1,97 - 3,06% là loại có nhiều cafein nhất.- Cây cao từ 3-8m, độc thân hay nhiều thân, cành thường rủ xuống. Lá hìnhtrứng hoặc hình lưỡi mác, kích thước lá lớn hơn lá cà phê chè: dài 10-40 cm,rộng 8-10 cm. Quả hình trứng hoặc hình tròn, quả chín có màu đỏ nhạt hoặcmàu hồng, trên quả thường có đường gân dọc. Hạt hình bầu dục hoặc hình tròn,vỏ lụa màu trắng dễ bong, hạt dài 5-8 mm, trọng lượng hạt 600 – 900 hạt/ 100g.Hạt có màu xanh lục, xanh bạc hoặc xanh nâu tùy theo chủng và cách chế biến.- Gần 90% diện tích cà phê ở Việt Nam được trồng là cà phê Robusta, đặc biệt làvùng Tây nguyên, Buôn Ma Thuột. Việt Nam là nước xuất khẩu Robusta lớnnhất thế giới.- Cà phê Robusta được trồng ở những độ cao thấp hơn, dễ trồng hơn, cho sảnlượng cao hơn và có sức đề kháng mạnh hơn cà phê Arabica. Cà phê Robusta cómùi vị hơi gắt của gỗ. Cà phê Robusta thường được dùng cho những loại cà phêcó giá tương đối và tỉ lệ cafein đòi hỏi cao.- Vị của cà phê Robusta nằm trong khoảng từ trung tính cho đến rất gắt. Vị củachúng thường được diễn tả là giống như bột yến mạch. Khi ngửi cà phê Robustachưa rang sẽ thấy mùi giống như đậu phộng tươi. Mùi cà phê Robusta rang chínsẽ thoang thoảng mùi cao su bị đốt cháy. Thường được pha trộn với cà phê chèdùng để chế biến cà phê hòa tan, cà phê sữa, bánh kẹo cà phê.- Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cà phê là hạt giống, độ cao, vị trítrồng, chất lượng đất, điều kiện khí hậu, phân bón, sự chăm sóc, cách thu hoạchvà phương pháp chế biến. Tất cả những yếu tố trên đều có những tác động rấtquan trọng đến chất lượng cà phê.61.2. Cấu tạo giải phẫu của hạt cà phêHình 1. Cấu tạo giải phẫu của hạt cà phê1.2.1. Vỏ quả- Là lớp màng mỏng, dai, thành phần chủ yếu là xenlulo, chiếm khoảng 20-30%khối lượng quả. Bên trong là lớp mang màu, khi quả xanh lớp mang màu làclorofit, khi quả chín lớp mang màu là antoxian. Phía ngoài vỏ quả được phủmột lớp sáp mỏng có tác dụng chống thoát ẩm cho quả, lớp này mất dần khi quảchín.1.2.2. Thịt quả- Thịt quả xếp tiếp theo lớp vỏ quả, là lớp khá dày (1,5-2mm) gồm những tế bàomềm, không có cafein, tanin, nhiều đường và pectin, chiếm khoảng 43-45% khốilượng quả. Khi quả xanh, lớp thịt quả có tác dụng dự trữ chất dinh dưỡng vàcung cấp chất dinh dưỡng cho hạt phát triển. Khi quả chín, lớp thịt quả chuyểnsang giai đoạn phân giải.1.2.3. Vỏ trấu- Tiếp theo lớp thịt quả là lớp vỏ trấu hay còn gọi là vỏ thóc, vỏ cứng, chiếmkhoảng 6-7,5% khối lượng quả. Thành phần chủ yếu là xenlulo, muối khoáng vàmột lượng chất béo. Lớp vỏ cứng thực chất là một màng bán thấm thô giữ nhiệmvụ bảo vệ cho nhân.71.2.4. Nhân- Nhân của một quả thường có hai hạt, bao bọc bên ngoài mỗi hạt là lớp vỏ lụa,bên trong là phôi và nhũ. Nhân chiếm khoảng 30% khối lượng quả.- Vỏ lụa là một màng rất mỏng, thực chất là màng bán thấm tinh. Nhũ chứa toànbộ chất dinh dưỡng của hạt, còn phôi chứa rễ và mầm.- Các thành phần chính của nhân:+ Gluxit: 15-17%+ Chất béo: 15-18%, chủ yếu là chất béo không no.+ Cafein: 2-4%+ Protit: 3-5%, chủ yếu ở trạnh thái không tan.+ Độ ẩm: 13-14% (cà phê thương phẩm).81.3. Quy trình sản xuất cà phê hòa tanCà phê nhânLàm sạchTạp chấtRangXayTách bụi cà phêThu hồi chất thơmNướcTrích lyPhụ giaKhuấy trộnBã cà phêLắng trongCặnLọcCà phêhòa tanCặnCô đặcSấyƯớp hương9Đóng góibảo quản1.3.1. Thuyết minh quy trìnhCà phê nhân sau khi được chọn lựa sẽ qua công đoạn làm sạch. Đây là giaiđoạn tách bỏ đất đá ra khỏi cà phê nhân sống. Thường sử dụng máy sàng rung,sàng hút hoặc chổi quét, quạt gió…Sau đó có thể dùng thiết bị trộn để cho khốihạt được đều trước khi đưa vào rang. Quá trình rang là quan trọng nhất vì ranglàm cho hương thơm hình thành. Tùy theo cỡ hạt và tùy loại thiết bị mà có chếđộ rang thích hợp khác nhau. Thường rang ở 1800C và tăng dần nhiệt độ lên200-2400C. Trong quá trình rang màu sắc của cà phê sẽ có sự thay đổi, tuy nhiênnếu rang ở nhiệt độ quá cao thì mùi thơm sẽ bị tổn thất nhiều. Sau đó cà phê sẽđược chuyển qua công đoạn xay để tạo thành bột. Người ta thường dùng máysàng ray hoặc quạt gió để tách bụi cà phê. Bột cà phê được đưa từ trên xuống vàquạt thổi ngang qua, những hạt bụi nhỏ sẽ được thổi vào.Trước khi đi vào quátrình trích ly thì phải tiến hành công đoạn thu hồi các chất thơm. Nếu để nguyênbột cà phê rang đem đi trích ly thì các chất thơm sẽ bị tổn thất rất nhiều, nhất làtrong quá trình sấy. Do vậy người ta thu hồi chất thơm của bột cà phê rang trướckhi trích ly rồi bổ sung trở lại ở quá trình sau. Mục đích của quá trình trích ly làđể đạt hiệu suất cao và giữ được hương vị tốt, tối đa của cà phê rang. Trích ly đểlàm giàu thêm các chất hòa tan khi cà phê đi qua các tháp, thường thì trích lytrong 5-6 tháp nối tiếp nhau bằng ống dẫn. Sau đó để yên trong vài giờ để chocác phần tử không tan lắng xuống đáy thiết bị chuẩn bị cho quá trình lọc. Trongsản xuất cà phê người ta thường sử dụng máy ép lọc khung bản, dưới tác dụngcủa áp suất dịch trong được đưa qua rãnh của bản rồi theo van ra ngoài còn cáchạt rắn bị giữ lại tạo thành lớp bã chứa trong khung. Dịch sau khi lọc sẽ đượcđem đi cô đặc với mục đích tăng thêm nồng độ chất tan trong dịch, rút ngắnthời gian sấy và giữ được mùi hương của cà phê. Nồng độ của dịch sau khi côđặc tăng từ 20-25% lên 33-40%. Dùng bơm để chuyển dịch đã cô đặc qua thiếtbị sấy, sau đó thực hiện các quá trình ướp hương, phối trộn để tạo thành sảnphẩm. Cà phê hòa tan có thể hút ẩm trở lại, vì vậy phải đóng gói ở điều kiện ápsuất thấp trong phòng chống ẩm để giữ sản phẩm khô cho đến khi bán và mở ra10bởi khách hàng. Ngoài ra để chống sự mất mùi thơm và hương vị của cà phê,sản phẩm được đóng gói trong điều kiện hàm lượng oxy thấp (có thể sử dụngCO2 hoặc N2).Bột cà phê hòa tan thường được đóng gói trong lọ thủy tinh màu,hộp bằng kim loại không ghỉ chống ẩm tuyệt đối, túi nhựa ngoài có vỏ kim loạimỏng.1.3.2. Các phương pháp sấy để tạo thành cà phê hòa tana) Phương pháp sấy thăng hoaBắt đầu bằng làm lạnh sơ bộ. Dịch cà phê được làm lạnh đến nhiệt độ 20°F(-6°C).Tiếp tục làm lạnh đến -40-(-50)°F (-40-[-45]°C), giai đoạn này thực hiệntrên các thiết bị hình khay, tang trống. Quá trình làm lạnh nhanh khoảng 30 –120 giây thì hạt nhỏ, có màu sáng. Còn nếu làm lạnh chậm khoảng 10 – 180phút thì hạt lớn, màu tối hơn.Những mảnh đá bị vỡ thành những viên nhỏ và được nghiền thành nhữngtinh thể với kích thước thích hợp. Những tinh thể đá được sàng để đảm bảo kíchthước thích hợp, những tinh thể quá nhỏ sẽ tan chảy và sẽ quay lại giai đoạn sấysơ bộ.Những phần tử lạnh được chuyển vào khoang có điều kiện nhiệt độ và ápsuất chân không thích hợp thì đá sẽ thăng hoa và tách ra khỏi dung dịch.Ưu điểm: Kích thước của sản phẩm khá đồng đều, chất lượng tốt.Nhược điểm: Tốn nhiều năng lượng và thời gian, giá thành của sản phẩmcao.b) Phương pháp sấy chân khôngDịch đặc cà phê đưa đến buồng bốc hơi chân không ở nhiệt độ thấp. Dungdịch được dàn mỏng trên các trục lớn có hơi nóng đi trong trục. Bột khô thànhnhững màng mỏng quanh ống có bộ phận cơ giới cạo ra rồi tán nhỏ, rây. Bột sấytheo kiểu này hòa tan được nhanh, tốt.c) Phương pháp hồng ngoại11Đưa dung dịch đặc cà phê làm lạnh, sau đó dùng tia hồng ngoại để sấyđột ngột. Dung dịch từ rắn bốc hơi, cà phê còn lại ở dạng bột. Tinh thể thu đượcdễ tan, chất lượng tốt. Với phương pháp này cho phép rút ngắn thời gian sấy, íttổn thất nhiệt và không gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, cần phải tiêu tốnnhiều năng lượng, đồng thời tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa bề mặt và lớpsâu bên dưới do bề mặt bị đốt nóng nhanh dẫn đến hiện tượng sẫm màu của sảnphẩm.d) Phương pháp sấy phunThường được sử dụng rộng rãi nhất trong công nghệ sản xuất cà phê hòatan. Nguyên liệu được đưa vào cơ cấu phun sương trở thành những giọt nhỏ li titrong buồng sấy, đồng thời không khí nóng cũng được đưa vào thiết bị. Thờigian thực hiện quá trình sấy diễn ra rất nhanh do đó những tính chất đặc trưngcủa cà phê được giữ lại, bột thành phẩm sản xuất ra dưới dạng hạt rất nhỏ, tỷtrọng nhỏ nhưng cũng dễ hòa tan, hình dáng bột khá đều đặn.Hình2.Mộtsốsảnphẩmcàphê hòa tan trên thị trường12CHƯƠNG 2QUÁ TRÌNH SẤY – THIẾT BỊ SẤY PHUN2.1. Quá trình sấy2.1.1. Định nghĩaSấy là một hoạt động nhằm loại bỏ nước hoặc bất kì các chất dễ bay hơikhác chứa trong cơ thể của vật liệu khi có sự thay đổi trạng thái bốc hơi hoặcthăng hoa.Sấy là quá trình dùng nhiệt để làm bốc hơi nước ra khỏi vật liệu, nó xảy rađồng thời giữa hai quá trình truyền nhiệt và ẩm trong vật liệu sấy.Nhiệt dung trong quá trình sấy có thể được tạo ra từ hơi nước, khói lò,những nguồn bức xạ,..Trong quá trình sấy, nước được cho bay hơi ở nhiệt độ bất kỳ do sự chênhlệch độ ẩm tại bề mặt và bên trong vật liệu (khuếch tán ẩm) hoặc sự chênh lệcháp suất hơi riêng phần của nước tại bề mặt vật liệu và môi trường xung quanh.Quá trình chuyển pha chỉ xảy ra khi Pbm vật liệu > Ph trong không khí xungquanh.Ẩm trong vật liệu tồn tại ở hai dạng: ẩm tự do và ẩm liên kết. Khi thựchiện quá trình sấy, toàn bộ ẩm tự do và một phần ẩm liên kết sẽ được tách rakhỏi vật liệu.Quá trình ẩm bay hơi từ vật liệu thường có hai giai đoạn:- Ẩm trên bể mặt vật liệu bay hơi vào môi trường xung quanh, giai đoạnnày phụ thuộc vào điều kiện môi trường xung quanh như nhiệt độ, áp suất, tốcđộ chuyển động của môi trường.- Khi độ ẩm trên bề mặt vật liệu nhỏ hơn độ ẩm bên trong vật liệu, nướcsẽ khuếch tán từ bên trong ra bề mặt vật liệu nhờ chênh lệch độ ẩm. Giai đoạnnày phụ thuộc vào nhiệt độ và tính chất của vật liệu, dạng liên kết của nước vớivật liệu.2.1.2. Mục đích- Làm giảm khối lượng vật liệu (giảm công chuyên chở).13- Hạn chế sự phát triển của vi sinh vật và các phản ứng hóa sinh, tăng thờigian bảo quản của sản phẩm.- Tạo hình cho sản phẩm (trong sản xuất chè…), tăng độ bền cho sảnphẩm như gỗ, vật liệu là gớm sứ.- Tăng tính cảm quan cho sản phẩm (tạo độ giòn, tạo màu, tạo mùi chosản phẩm).2.1.3. Phân loạia) Sấy tự nhiênDùng năng lượng có sẵn trong thiên nhiên (năng lượng mặt trời, nănglượng gió,…) để thực hiện quá trình sấy nên phương pháp này không tốn nănglượng, đơn giản và rẻ tiền. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này thì thời giansấy dài, tốn nhân công và mặt bằng xây dựng, khó điều chỉnh các thông số trongquá trình sấy. Ngoài ra, nó hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết và vật liệu sau khisấy vẫn còn độ ẩm khá cao, không đạt yêu cầu.b) Sấy nhân tạoDùng các thiết bị để thực hiện quá trình sấy, phải cung cấp nhiệt lượng từbên ngoài cho vật liệu ẩm nên cần phải tiêu tốn năng lượng. Phương pháp cungcấp nhiệt có thể bằng cách dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ hoặc bằng năng lượng điệntrường có tần số cao. Thời gian sấy nhân tạo và độ ẩm của vật liệu sau khi sấynhỏ hơn rất nhiều so với sấy tự nhiên. Tác nhân sấy (khói lò, không khí nóng,hơi…) được gia nhiệt đến nhiệt độ thích hợp sau đó được đưa vào thiết bị đểthực hiện quá trình sấy. Sau khi kết thúc quá trình sấy, các tác nhân này sẽ đượchút ra ngoài. Dựa vào phương pháp truyền nhiệt có thể chia ra:- Sấy đối lưu: Là phương pháp sấy mà vật liệu sấy tiếp xúc trực tiếp vớitác nhân sấy như không khí nóng, khói lò,…- Sấy tiếp xúc: Là phương pháp không cho tác nhân sấy tiếp xúc trực tiếpvới vật liệu sấy, mà tác nhân sấy truyền nhiệt cho vật liệu sấy gián tiếp qua mộtvách ngăn.14- Sấy bằng tia hồng ngoại: Là phương pháp sấy dùng năng lượng của tiahồng ngoại do nguồn nhiệt phát ra truyền cho vật liệu sấy.- Sấy bằng dòng điện cao tần: Là phương pháp sấy dùng năng lượng điệntrường có tần số cao để đốt nóng trên toàn bộ chiều dày của lớp vật lệu.- Sấy thăng hoa: Là phương pháp sấy trong môi trường có độ chân không,nhiệt độ rất thấp nên ẩm tự do trong vật liệu đóng băng và thăng hoa.2.2. Thiết bị sấy phun2.2.1. Nguyên lí làm việcHuyền phùTác nhân sấyKhí thảiXyclonthu hồiBuồng sấyKhông khí ẩmSản phẩm sấyHình 3. Hệ thống sấy phunQuá trình sấy phun là quá trình chuyển đổi dòng nhập liệu dạng lỏngthành sản phẩm dạng bột, ví dụ trong công nghệ sản xuất sữa bột, bột đậu nành,bột trứng,...Vật liệu sấy được nén qua cơ cấu phun sương vào buồng sấy dưới dạngsương mù. Ở đây vật liệu sấy trao đổi nhiệt ẩm với tác nhân sấy. Phần lớn sảnphẩm được sấy khô dưới dạng bột rơi xuống phía dưới, phần nhỏ còn lại sẽ baytheo tác nhân sấy và được thu hồi ở bộ phận thu hồi. Quá trình sấy phun baogồm 4 quá trình chính:15- Phun dung dịch: Chuyển nguyên liệu cần sấy sang dạng sương mù nhờcơ cấu phun sương trong thiết bị sấy phun.- Sự tiếp xúc giữa không khí và vật liệu: Nhờ cơ cấu phun sương tạothành những giọt chất lỏng nên diện tích tiếp xúc giữa không khí và vật liệu lớn.- Quá trình sấy: Xảy ra rất mãnh liệt, sự trao đổi nhiệt - ẩm xảy ra ngaytrong lòng thể tích các giọt lỏng. Do đó ẩm trong nguyên liệu được bay hơinhanh chóng.- Tách sản phẩm sấy: Người ta có thể sử dụng xyclon, túi lọc hoặc phươngpháp kết tủa trong trường tĩnh điện, phổ biến nhất là sử dụng xyclon. Hiệu suấtthu hồi sản phẩm trong thiết bị sấy phun dao động trong khoảng 90-98%.2.2.2. Cấu tạo của hệ thống sấy phuna) Cơ cấu phun sương* Vòi phun cơ khí- Huyền phù được bơm nén đến áp suất thích hợp đi vào vòi phun. Đầu vòi phuncó một chi tiết dạng ba cánh có thể tự do quay xung quanh một trục nhờ đóhuyền phù bị đánh tơi thành từng giọt nhỏ có đường kính từ 1 – 150 µm.- Ưu điểm:+ Làm việc không ồn.+ Tiêu tốn điện năng không lớn lắm, khoảng 4 – 10 kW/ tấn dịch thể.+ Vòi phun có năng suất cao và có thể đạt đến 4500kg/h.- Nhược điểm:+ Không dùng được cho những huyền phù chứa các hạt cứng.+ Khó điều chỉnh năng suất.+ Do lỗ vòi nhỏ nên đòi hỏi áp suất cao để tránh tắc nghẽn.* Vòi phun khí động- Dòng không khí hay dòng tác nhân sấy được nén đến áp suất 1,5 – 5 at qua ốngtăng tốc giảm áp hút huyền phù từ hai bên vào. Hỗn hợp huyền phù và tác nhânđập vào một đĩa quay và biến thành sương mù đi vào buồng sấy.- Ưu điểm: Có thể làm việc với tất cả các loại huền phù.16- Nhược điểm: Tiêu tốn năng lượng lớn, năng suất không cao.* Đĩa ly tâm- Cơ cấu tạo sương hoạt động theo nguyên lí ly tâm. Huyền phù chảy vào mộtcái đĩa có tốc độ quay từ 400 – 20000 vòng/phút và biến thành sương mù nhờlực ly tâm.- Ưu điểm+ Có thể điều chỉnh tốc độ nhập liệu.+ Thích hợp cho hầu hết các loại nguyên liệu.+ Khuynh hướng tạo khối và tắc nghẽn là không đáng kể.+ Kích thước hạt sương được thay đổi nhờ thay đổi tốc độ quay của đĩa.- Nhược điểm+ Năng lượng tiêu thụ cao hơn so với cơ cấu phun sương vòi áp lực.+ Vốn đầu tư cao hơn so với cơ cấu phun sương vòi áp lực.+ Kích thước buồng sấy lớn.b) Buồng sấy- Là nơi quá trình sấy diễn ra, dựa vào chiều chuyển động của tác nhân sấy vàvật liệu sấy người ta chia ra làm hai loại:+ Sấy ngược chiều: Không khí được đưa vào từ trên đỉnh của buồng sấy và chấtlỏng được phun vào bởi vào phun từ dưới lên. Kích thước trung bình của sảnphẩm lấy ra khoảng 75 – 150 µm.+ Sấy cùng chiều: Không khí và chất lỏng cùng được đưa vào từ trên đỉnh củabuồng sấy. Với cấu hình này, kích thước trung bình của hạt đạt từ 25 - 100µm.17Hình 4. Sấy ngược chiềuHình 5. Sấy cùng chiều2.2.3. Ưu, nhược điểm của hệ thống sấy phuna) Ưu điểm- Tính chất và chất lượng của sản phẩm đạt điểm tốt hơn. Sản phẩm sau khi sấycó dạng bột mịn đồng nhất, xốp, dễ hòa tan, không cần phải qua giai đoạnnghiền, chất lượng ít bị biến đổi so với nguyên liệu ban đầu, tiện lợi cho sử dụngvà chế biến.- Có thể sấy được những nguyên liệu có tính nhạy cảm với nhiệt độ do nhiệt độsấy thấp, thời gian sấy nhanh .- Hoạt động ở năng suất cao và liên tục.b) Nhược điểm- Vốn đầu tư cao hơn các loại thiết bị khác, thiết bị cồng kềnh, tiêu tốn nănglượng nhiều.- Lưu lượng tác nhân lớn, tốn kém trong khâu chuẩn bị dung dịch sấy.- Giá thành sản phẩm cao, sản phẩm dễ hút ẩm trở lại.- Khó áp dụng cho các sản phẩm có độ acid và nồng độ đường lớn do có thể tạophản ứng melanoidin. Ngoài ra độ nhớt cao sẽ gây khó khăn cho việc phân tángiọt lỏng.18CHƯƠNG 3CÂN BẰNG VẬT CHẤT CỦA QUÁ TRÌNH3.1. Các thông số ban đầuTrong đồ án này, mục tiêu đặt ra là tính toán thiết kế một máy sấy phun để sấycà phê hòa tan với năng suất là 1500 kg/h. Chọn các thông số như sau:- Năng suất theo sản phẩm sấyG2 = 1500kg/h- Độ ẩm ban đầu của vật liệuW1 = 40%- Độ ẩm của vật liệu sau khi sấyW2 = 3%- Nhiệt độ của tác nhân sấy vào calorifet0 = 250C- Độ ẩm tương đối của không khíφ0 = 81%(Bảng VII.1/100, [2])- Nhiệt độ tác nhân sấy vào thiết bị sấyt1 = 2000C- Nhiệt độ tác nhân sấy ra khỏi thiết bị sấyt2 = 1000C3.2 Cân bằng vật liệu3.2.1. Lượng vật liệu ẩm trước khi vào mấy sấyG1 = G2(CT 7.18/203, [3])= 1500 = 2425 (kg/h)- Lượng vật liệu khô tuyệt đối:Gk = G2(CT 7.17/203, [3])= 1500 = 1455 (kg/h)3.2.2. Lượng ẩm được tách ra trong quá trình sấyW = G1 – G2(CT 7.20/204, [3])= 2425 – 1500 = 925 (kg ẩm/h)3.2.3. Các thông số của không khía) Trạng thái không khí trước khi vào calorifer19Với t0 = 250C, φ0 = 81%- Áp suất bão hòa của hơi nước theo nhiệt độ:Khi t0 = 250C, ta có p0 = 0,03166 bar(Bảng phụ lục 8, [4])- Độ chứa ẩm:d0 = 0,622(CT 6.11/61, [4])= 0,622= 0,017 (kg/kgkkk)Với p là áp suất của khí quyển; p = 1 at = 0,981 bar.- Entanpy của không khí ẩm:I0 = Ck t0 + (r + Ch t0) d0(CT VII.13/95, [2])= 25 + (2493 + 1,97 25) 0,017 = 68,218 (kJ/kgkkk)Trong đó: Ck : Nhiệt dung riêng của không khí khô, Ck = 1 (kJ/kg.độ)r : Nhiệt hóa hơi của nước, r = 2493 (kJ/kg)Ch : Nhiệt dung riêng của hơi nước, Ch = 1,97 (kJ/kg.độ)- Thể tích riêng của không khí ẩm:vo = =(CT VIII.8/94,[2])= = 0,898 (m3/kg)Trong đó: R: Hằng số khí, R = 8314 (kJ/kmol.độ)M: Khối lượng mol của không khí, M = 29 (kg/kmol)p: Áp suất khí quyển, p = 1 at = 0,981 bar = 0,981.105 N/m2b) Trạng thái không khí sau khi vào caloriferNhiệt độ của không khí : t1 = 2000C.Hàm ẩm không đổi: d1 = d0 = 0,017(kg/kgkkk)- Áp suất bão hòa của không khí theo nhiệt độ:Khi t1 = 2000C, ta có : p1 = 15,551 (bar) (Phụ lục 8,[4])- Độ ẩm tương đối của không khí:d1 = 0,622= 0,017φ1 = = = 0,00168 = 0,168%- Entanpy:I1 = Ck t1 + d1 (r + Ch t1)20= 200 + 0,017 (2493 + 1,97 200) = 249,079 (kJ/kgkkk)- Thể tích riêng:v1 = = = 1,427 (m3/kg)c) Trạng thái không khí sau khi thực hiện quá trình sấyNhiệt độ của không khí: t2 = 1000CEntanpy không đổi: I1 = I2 = 249,079 (kJ/kgkkk)- Phân áp suất bão hòa của hơi nước theo nhiệt độ:Khi t2 = 1000C, ta có: p2 = 1,0132 (bar)( Phụ lục 8, [4])- Độ chứa ẩm:I2 = Ck t2 + d2 (r + Ch t2)= = 0,055 (kg/kgkk)d2 =- Độ ẩm tương đối của không khí:φ2 == = 0,079 = 7,9%- Thể tích riêng của không khí:v2 = == 1,192 (m3/kg)3.2.4. Lượng không khí khô cần thiết để làm bốc hơi 1kg ẩml=(CT VII.20/102, [2])= = 26,316 (kgkkk/kg ẩm bay hơi)3.2.5. Tổng lượng không khí khô cần thiết trong quá trình sấyL = W l = 925 26,316 = 24342,3 (kgkkk/h)- Lưu lượng thể tích của tác nhân sấy trước khi vào calorifer:Tại t0 = 250C, ta có ρ0 = 0,02304 (kg/m3)V = = = 1056523,438 (m3/h)- Lưu lượng thể tích tác nhân sấy vào máy sấy:V1 = v1.L = 1,427 24342,3 = 34736,4621 (m3/h)- Lưu lượng thể tích tác nhân sấy ra khỏi máy sấy:V2 = v2.L = 1,192 24342,3 = 29016,0216 (m3/h)21- Lưu lượng thể tích trung bình:Vtb == 31876,24185 (m3/h)22Bảng 1. Bảng tổng kết cho vật liệu sấyĐại lượngLượng vật liệu ẩmNăng suất theo sản phẩm sấyLượng vật liệu khô tuyệt đốiĐộ ẩm ban đầu của vật liệuĐộ ẩm của vật liệu sau khi sấyLượng ẩm tách ra trong quá trình sấyLượng không khí khô để bốc hơi 1 kg ẩmLượng không khí khô cần thiết trong quá trình sấyKíhiệuG1G2GkW1W2WLLĐơn vịGiá trịkg/hkg/hkg/h%%kg/hkgkkk/kg ẩmkgkkk/kg ẩm24251500145540392526,31624342,3Bảng 2. Bảng tổng kết cho tác nhân sấyThông sốt0 (0C)Trạng tháiTrước khi vào calorifer 250CSau khi ra khỏi calorifer 2000CSau khi ra khỏi máy sấy 1000Cd(kg/kgkkk)0,0170,0170,055CHƯƠNG 4φ (%)810,1687,9I(kJ/kgkkk)68,218249,079249,079TÍNH THIẾT BỊ CHÍNH4.1. Các thông số ban đầu- Chọn đĩa phun và các thông số ban đầu:+ Đường kính đĩa phun dd = 0,1 (m)23+ Số vòng quay n = 16000 (vòng/phút)+ Vận tốc dịch chảy vào đĩa v = 0,4 (m/s)+ Sức căng bề mặt:σ = 0,0757 (1 – 0,002.tvl1)(T13, [6])= 0,075 (1 – 0,002 60) = 0,067 (kgf/m)Với tvl1 là nhiệt độ của vật liệu trước khi vào sấy, tvl1 = 600C4.2. Kích thước thiết bị chính4.2.1. Đường kính thiết bị sấy* Đường kính trung bình của hạt cà phê sau khi phun:dtb =(CT6.126C/218, [5])= = 7.022.10-5 (m)Trong đó:ρ: Khối lượng riêng của dịch cà phê (kg/m3), ρ = 1050 (kg/m3)g: Gia tốc trọng trường (m/s2), g = 9,81 (m/s2)* Bán kính tán phun= 1,995 103 Re1,13Trong đó:Rp: Bán kính tán phun (m)µk: Độ nhớt động lực của tác nhân sấy ở nhiệt độ t1 = 2000C (N.s/m2)µk = 26.10-6 (N.s/m2)λk: Hệ số dẫn nhiệt của tác nhân sấy ở nhiệt độ t1 = 2000C (W/m.độ)λk = 3,93.10-2 (W/m.độ)tư : Nhiệt độ ướt của vật liệu, tư = 440C (tra từ đồ thị I – d)r: Ẩn nhiệt hóa hơi (kJ/kg.độ), r = 2500 (kJ/kg.độ)- Chuẩn số Reynolds:Re = = = 19,6616Với:µdd: Độ nhớt của dịch cà phê (N.s/m2), µdd = 1,5.10-3 (N.s/m2)Thay vào ta có:24= 1,995 103 19,66161,13 = 23364,6Rp = dtb 23364,6 = 7,022 10-5 23364,6 = 1,641 (m)* Đường kính thiết bịDT = (1,5 – 1,7).Dp(T161,[6])Chọn DT = 1,7.Dp = 1,7.2.Rp = 1,7 2 1,641 = 5,5794 (m)Vậy chọn DT = 5,6 (m)- Tiết diện tháp sấy:F=== 24,6176 (m2)4.2.2. Thể tích thiết bị sấyTa có tỉ số giữa chiều cao buồng sấy và đường kính bên trong:Chọn = 1,25 => H = 1,255,6 = 7 (m)Vậy chọn chiều cao của tháp là H = 7 (m), gồm hai phần: Phần thân hìnhtrụ cao 4,2 (m), phần đáy côn có chiều cao là 2,8 (m).* Thể tích của thiết bị sấy:V = 172,3232 (m3)4.2.3. Xác định thời gian sấyτ=(CT13.24/277, [7])* Thể tích riêng vk1, vk2 tương ứng tại nhiệt độ T1, T2 được tính theo công thức:vki = 4,64 10-3 (0,622 + di) (273 + ti) (m3/kgkk)Thay vào ta có:vk1 = 4,64 10-3 (0,622 + 0,017) (273 + 200) = 1,402 (m3/kgkk)vk2 = 4,64 10-3 (0,622 + 0,055) (273 + 100) = 1,172 (m3/kgkk)* Tốc độ trung bình của tác nhân sấy khi DT = 5,6 (m)0,354 (m/s)- Nhiệt độ trung bình của không khí trong máy sấy:ttb = = 1500CTại 1500C, ta có υ = 28,945.10-6(m2/s)(Bảng I.255/T318, [1])25
Tài liệu liên quan
- Thiết kế Hệ thống sấy băng tải 3
- 33
- 891
- 2
- Thiết kế hệ thống sấy thực phầm dựa vào phương pháp bốc hơi
- 54
- 609
- 0
- Thiết kế hệ thống sấy
- 27
- 906
- 3
- THIẾT KẾ HỆ THỐNG SẤY CÁ
- 65
- 971
- 8
- THIẾT KẾ HỆ THỐNG SẤY CÁ
- 38
- 747
- 2
- thiết kế hệ thống sấy nông sản kiểu băng tải
- 32
- 836
- 10
- Nghiên cứu thiết kế hệ thống sấy ngô hạt năng suất 3 0 tấn sử dụng năng lượng khí hóa gas từ lò đốt nhiên liệu than đá chất lượng thấp
- 88
- 940
- 2
- Trang bị điện máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, đi sâu thiết kế hệ thống sấy khô
- 82
- 645
- 1
- Tài liệu Đồ án môn học- " Thiết kế hệ thống Sấy băng tải 3" docx
- 35
- 1
- 4
- Đề tài THIẾT KẾ HỆ THỐNG SẤY BĂNG TẢI docx
- 41
- 1
- 2
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(505.11 KB - 52 trang) - Thiết kế hệ thống sấy phun cafe Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Sơ đồ Hệ Thống Sấy Phun
-
[PDF]THIẾT KẾ HỆ THỐNG SẤY PHUN SỮA BỘT.pdf
-
Cong Nge Say Phun Va Ung Dung Trong San Xuat Thucpham _do An ...
-
(DOC) Đồ án Sấy Phun 100kg | Chanyeol Exo
-
Báo Cáo Tìm Hiểu Về Thiết Bị Sấy Phun | Xemtailieu
-
Máy Sấy Phun Là Gì? Nguyên Lý Máy Sấy Phun - Vinaquips
-
Sấy Phun Là Gì? Ưu điểm Của Công Nghệ Sấy Phun Sương Hiện đại
-
Sơ đồ Dòng Máy Sấy Phun Liên Tục
-
[PDF] Giáo Trình KỸ THUẬT SÂN | | THỰC PHẨM - Mysite Tuaf
-
[PDF] Danh Mục đề Tài đồ án Tốt Nghiệp
-
Thiết Kế Hệ Thống Sấy Phun Trong Công Nghiệp Sản Xuất Sữa Bột Gầy
-
Máy Sấy Phun - NIPTEX
-
Công Nghệ Sấy Nông Sản Nhóm 3 | PDF - Scribd
-
Hệ Thống Máy Sấy Phun Thuốc Ly Tâm Tốc độ Cao PSD