THIẾT KẾ MÁI NGÓI CƠ BẢN - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Kỹ Thuật - Công Nghệ
  4. >>
  5. Kiến trúc - Xây dựng
THIẾT KẾ MÁI NGÓI CƠ BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 38 trang )

Mái ngói + kèo thépHệ mái mạ kẽm vì kèo 2 lớp lợp ngóiVật liệu chính:- Câu phong C75.75, C75.60, C75.10, C100.75, C100.10. Khoảng cách tối ưu từ 1200mm-1450mm.- Li tô TS 40.48, TS40.60, TS61.10, TS61.75. Khoảng cách tối ưu từ 320mm-370mm.- Khoảng cách vượt nhịp kinh tế 18m.- Ngói nung Hạ Long: loại ngói 10v/m2 hoặc 20v/m2( chưa bao gồm trong đơn giá)Cấu kiện liên kết:- Vít tự khoan liên kết, mạ kẽm loại 12-14×20mm – HEX có cường độ chịu cắt ≥6,8KN- Bu lông nở M12×150.Tính năng ưu việt của hệ kết cấu:- Vật liệu được làm từ thép hợp kim nhôm kẽm cường độ cao (5500kg/cm2), chống gỉ, chống ăn mòn tốt hơn rất nhiềuso với thép đen thông thường, tuổi thọ cao trên 20 năm, không tốn chi phí bảo dưỡng.- Khối lượng mái rất nhẹ ( khoảng 10kg/m2).- Thi công an toàn, chính xác cao, tiến độ nhanh, giảm chi phí thi công; dễ dàng thay thế ngói.Hướng dẫn chia mè trước khi lợp ngóiĐối với bất kỳ loại vật liệu lợp nào, việc chia khoảng cách mè và đặt mè đúng luôn là yêu cầu quan trọngnhất trong quá trình chuẩn bị trước khi lợp mái. Tùy kích thước chuẩn và tính chất vật lý của vật liệu lợp màcác nhà sản xuất có những yêu cầu nghiêm ngặt khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách chiamè chuẩn đối với ngói phẳng PRESTiGE.Xin lưu ý: Việc chia mè này tuyệt đối đúng với PRESTiGE nhưng có thể không phù hợp với các loại vật liệulợp khác (tranh, lá dừa, tôn màu, tôn giả ngói, ngói đất nung - ngói 22, ngói màu 9 viên - 10 viên...)NGUYÊN TẮC CHUNG:Việc chia mè tuân thủ theo nguyên tắc 1 - 2 - 3 được miêu tả dưới đây:* Bước 1: Đặt hàng mè đầu tiên (dưới cùng)Lắp hàng mè đầu tiên sao cho khoảng cách phủ bì giữa tấm diềm mái bên ngoài và thanh mè là 32,5cm.* Bước 2: Đặt hàng mè trên nóc (trên đỉnh)Canh đều và gắn hai hàng mè trên nóc mái sao cho khoảng cách giữa hai hàng mè là 8cm.* Bước 3: Chia đều khoảng còn lạiĐo chiều dài “L” của khoảng còn lại (từ hàng mè đầu tiên đến hàng mè trên đỉnh). Chia đều khoảng cách L(mét) thành những khoản bằng nhau và nằm trong giới hạn từ 31 đến 33cm để đặt những hàng mè còn lại.Khoảng cách mè nằm vượt ngoài giới hạn cho phép sẽ gây khó khăn cho việc lợp ngói hay dẫn đến rò rỉnước. Vì vậy, cần cẩn trọng khi chia khoảng cách mè.THỰC HÀNH:Ví dụ 1: Mái đơn giản, chia mái theo các bước 1-2-3Ví dụ 2: Mái gồm nhiều mặt mái, giật nhiều cấp, có đường lưu thủy* Bước 0: Bước này chỉ áp dụng cho trường hợp mái có đường lưu thủy.Lắp hai cây mè dọc theo tâm đường lưu thủy trước hết. Khoảng cách giữa hai cây mè lớn hơn độ rộng lòngmáng xối 2cm. Máng xối chuẩn của CPAC Monier có kích thước lòng máng là 12cm và 15cm; do đó,khoảng cách giữa hai cây mè tương ứng là 14 và 17cm.* Bước 1: Đặt hàng mè đầu tiên.Trong ví dụ này, quan sát mặt mái có phần hiên mái chìa ra phía trước, chúng ta đặt hai hàng mè làm hàngđầu tiên: đầu tiên với phần mái chìa và đầu tiên với phần mái chính.* Bước 2: Đặt hàng mè trên nóc.Thông thường, người thợ chỉ đặt cặp mè song song trên đường nóc mái mà quên mất ở mặt mái hình tamgiác, cần thiết phải đặt cây mè trên cùng (để có thể móc ngói). Quan sát kỹ các nét màu xanh da trời.* Bước 3: Chia đều khoảng cách còn lại.3.1. Mặt mái này và các mặt mái tương tự, việc chia mè là đơn giản. Tuân thủ nguyên tắc số 3.3.2. Mặt mái này, như đã nói trên có phần mái chìa ra phía trước, do đó, mái đã bị hàng mè đầu tiên củatoàn bộ mặt mái chia làm 2 phần. Ta chia khoảng cách mè theo từng phần mái đó.LƯU Ý QUAN TRỌNG:1- Việc chia khoảng cách mè được thực hiện trên từng mặt mái khác nhau nên không phải các thanh mètrên các mặt mái hoàn toàn nối (chạm) vào nhau. Trên thực tế, độ lệch có thể là khá lớn, nếu bạn nhìn vàomái trước khi lợp ngói. Tuy nhiên, sau khi đã lợp ngói và lắp đặt các loại ngói phụ kiện, bạn gần như khôngthể nhận ra sự lệch nhau giữa các hàng ngói trên các mặt mái khác nhau (nếu có).2- Thêm vào đó, đối với một mái nhà, đảm bảo các công năng che chắn ngôi nhà khỏi nắng gió, mưa bão làyêu cầu quan trọng nhất. Do vậy, đừng cố ép cho các hàng mè "chạy giáp mí". Nếu bạn làm điều đó, biếtđâu có thể sẽ có một khoảng cách mè nào đó nằm ngoài khoảng cho phép (31 - 33 cm) hay khoảng cáchgiữa cách thanh mè trên cùng một mặt mái lại chẳng đều nhau.SỬ DỤNG BẢNG CHIA KHOẢNG CÁCH MÈ:Bang tinh khoang cach me ngoi phang PRESTiGE1. Giả sử khoảng cách còn lại L là 5 mét.2. Tìm trong Bảng tính khoảng cách mè, độ dài gần nhất với L là 5,01m. Do vậy, L ở đây bằng 5,01m.3. Từ bảng tính, ta biết cần đặt 16 hàng mè cho khoảng còn lại, khoảng cách giữa mỗi hàng là 31,3cm.THÉP MẠ KẼMHệ giàn thép mạ trọng lượng nhẹ TTTRUSS là sản phẩm được cán nguội từ phôi thép ZINCALUMEcường độ cao của BlueScope Steel với những tính năng ưu việt như sau:- Làm từ thép mạ hợp kim nhôm kẽm cường đọ cao G550, khả năng chống ăn mòn siêu việt, khôngcần sơn phủ bảo dưỡng- Độ bền gấp 06 lần thép đen, trọng lượng sau khi hoàn thành hệ mái nhẹ bằng 1/3 thép đen và 1/25so với bê tông mái- Phạm vi ứng dụng đa dạng, có thể đáp ứng mọi yêu cầu kiến trúc của công trình. Lắp dựng nhanhvà chính xác. Toàn bộ liên kết bằng bu lông và vít cường độ caoBa giải pháp chính thường được sử dụng trong các công trình dân dụng tại Việt Nam.1. Sử dụng hoàn toàn hệ giàn thép mạ trọng lượng nhẹ TTTRUSS ( hệ vì kèo )• Sử dụng giải pháp này khi bạn không sử dụng phần không gian áp mái.• Bạn cần bố trí một hệ giằng bê tông trên đỉnh tường dày khoảng 100mm có cốt thép. Các vì kèođược gối trực tiếp lên hệ giằng bê tông bằng bản mã thép mạ và bu lông nở thép mạ kẽm. Khoảngcách giữa các giàn và lito sẽ tuỳ theo từng trường hợp cụ thể vào tấm lợp, chủng loại ngói…..2. Sử dụng hệ thống xà gồ, cầu phong, li tô bằng thép mạ ( rui mè tuyền thống )• Sử dụng giải pháp này khi bạn cần sử dụng không gian áp mái.• Bạn cần bố trí hệ thống tường thu hồi có các giằng bê tông cốt thép dày khoảng 100mm trên đỉnhtường. Các thanh xà gồ thép mạ sẽ được liên kết trên đỉnh tường thu hồi bằng bản mã và bu lôngnở bằng thép mạ kẽm. Khoảng cách cầu phong và lito tùy theo từng trường hợp cụ thể bạn lợp ngóihay tôn, ngói loại 10viên/m2 hay ngói Hạ Long 22viên/m2…2. Trong trường hợp đã đổ bê tông mái dốc- Nếu mái bê tông đạt đổ phẳng tương đối, có thể bắn thẳng thanh lito TS4048 lên trên mái bêtôngđể lợp ngói- Trong trường hợp mái chưa đủ phẳng, phải dùng thanh C40 hoặc C75 để tạo độ phẳng trước khibắn litoĐặc điểm hệ giàn kèo hợp kim nhôm kẽm TTTRUSS®:Được tổ hợp từ thanh C và thanh TS, hệ giàn thép mạ trọng lượng nhẹ TTTRUSS® mang lại sự chắcchắn, bền vững cho công trình. Một giải pháp toàn diện cho mái nhà của bạn."Hệ Giàn Thép MạTTTRUSS-Vững Chắc Ngôi Nhà Việt"Đặc điểm hệ giàn kèo hợp kim nhôm kẽm TTTRUSS®:Được tổ hợp từ thanh C và thanh TS, hệ giàn thép mạ trọng lượng nhẹ TTTRUSS® mang lại sự chắcchắn, bền vững cho công trình. Một giải pháp toàn diện cho mái nhà của bạn.Hệ giàn mái trọng lượng nhẹ TTTRUSS® được làm từ thép mạ hợp kim nhôm kẽm cường độ caoZINCALUME G550 AZ100Có thể thiết kế thích hợp với hầu hết các hình dáng máiCác chi tiết thanh giàn và liên kết được thiết kế chính xác, kiểm tra kỹ lưỡngNhẹ hơn 25 lần so với mái bê tôngLiên kết hoàn toàn bằng vít.Tiện ích- Thiết kế linh động- Khả năng chống ăn mòn siêu việt, không cần sơn phủ bảo vệ kết cấu- Tiết kiệm chi phí đầu tư dự án- Giảm thiểu chi phí móng và kết cấu do được làm từ thép cường độ cao, trọng lượng nhẹ.- Lắp dựng nhanh và chính xác, không cần phải hàn.Với ưu điểm vượt trội như sau:1. Trọng lượng nhẹ- Vật liệu thép nhẹ, dễ vận chuyển, do đó tăng tốc độ thi công và giảm vận chi phí vận chuyển.- Trọng lượng hệ giàn khoản 10-15kg/m2. Do đó, giảm trọng lượng kết cấu bên trên dẫn đến giảmchi phí nền móng.2. Thân thiện với môi trường- Tất cả các loại vật liệu dư điều được tái sử dụng- Khả năng tái lắp ghép cao sau khi sử dụng.3. Chống côn trùng- Hệ giàn thép mạ kẽm TTTRUSS® chống côn trùng triệt để. Đây là một trong những yếu tố rất quantrọng cho công trình được xây dựng trên những khu vực có nhiều mối mọt và các loại côn trùnggây hại khác.4. Chống rỉ rét- Thép mạ nhôm kẽm siêu nhẹ TTTRUSS® bảo hành 15 năm chất lượng thép không rỉ.- Lớp mạ bên ngoài có tác dụng như cực dương chịu ăn mòn trước, bảo vệ lớp thép chịu lực (G550)bên trong.- Vật liệu đáp ứng tiêu chuẩn AS1397 và JIS G33025. Chống cháy6. Tốc độ thi công- Cấu kiện được gia công tại nhà máy theo thiết kế, vận chuyển đến công trình đã sẵn sang cho lắpdựng- Dễ dàng lắp ghép các cấu kiện phụ khác7. Thiết kế chuyên nghiệp- Sử dụng phần mềm chuyên dụng của Austrailia cho thiết kế giàn thép mạ trọng lượng nhẹ..- Thời giàn thiết kế nhanh chóng và linh hoạt.8. Sản xuất theo yêu cầu – tiết kiệm chi phí- Tất cả các sản phẩm của TTTRUSS® có thể thiết kế và chế tạo theo yêu cầu của khách hàng đểgiảm chi phi phí, vật liệu và thời gian lắp đặt.9. Chất lượng đảm bảo- Vật liệu cường độ cao G550 ( tương đương 5500kg/m2) mạ kẽm bên ngoài.Kết cấu và cách lợp mái ngóiđăng 12:45, 19 thg 4, 2014 bởi Pham cong Hanh2014 ][ đã cập nhật 13:19, 19 thg 4, /> CHỦNG LOẠI NGÓI:Ngói Sóng Nhỏ và các phụ kiện đi kèm như: Ngói nóc, Ngói đuôi, Ngói rià, Chạc ba, Chạc tư.NGÓI NÓC: Dùng để phủ nơi giao nhau giữa hai mái, cả đỉnh và hông mái.NGÓI RIÀ: Dùng để phủ vào cạnh đầu hồi của mái hông.NGÓI ĐUÔI: Dùng để phủ điểm cuối của hông mi.CHẠC BA: Dùng để phủ chỗ giao nhau giữa đỉnh nóc và những nóc hông.CHẠC TƯ: Dùng để úp trên đỉnh của loại mi hình tháp 4 cạnh.MÀU SẮC NGÓI:Mỗi chủng loại ngói đều có 12 màu phong phú như: Xanh Dương, Xanh rêu, Rêu đậm, Đỏ Thanh Long,Đỏ Nhạt, Chocolate, Xanh Thái Lan… Qúy Khách hàng có thể dễ dàng chọn lựa để trang trí cho phùhợp với kiến trúc cũng như tạo dấu ấn riêng của mình lên ngôi nhà.THÔNG SỐ KỸ THUẬT:Kích thứơc viên ngói: 420 x 330 mm.Trọng lượng trung bình /viên: Từ 4.5kg - 4.7 kg.Trọng lượng ngói trên 1 m2 mái lợp: Từ 45kg - 47 kgSố ngói trung bình trên 1 m2 mái ngói: 10 viên.Mỗi chủng loại, mỗi mã số ngói đều có các phụ kiện đi kèm theo là: Chạc Ba, Chạc Tư, Ngói Đuôi, NgóiRìa, Ngói Nóc. Các phụ kiện có màu tương ứng với mái ngói mà khách hàng chọn lựa.HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:Một số điểm cần lưu ý:Đối với mái ngói có độ dốc từ 30o đến 40o ngói chồng lên nhau tối thiểu là 10cm và chiều dài máingói không quá 10m (tính từ đỉnh xuống)Đối với các mái ngói có độ dốc từ 45o trở lên, ngói chồng lên nhau tối thiểu 8cm và ngói phải được cốđịnh một cách chắc chắn bằng đinh vít.Trường hợp các mái ngói lõm phải có máng xối dẫn nước bên dưới để thoát nước hợp lý.Cách bảo quản ngói:Ngói chất lên mặt bằng phẳng, khô ráo sạch sẽ và thống mát. Không nên gần xi măng hay hồ xi măng.Mỗi lớp ngói chỉ nên chất cao 12 viên.CHUẨN BỊ KẾT CẤU MÁI TRƯỚC KHI LỢP:Độ dốc mái 30o. Điều đó có ý nghĩa là cứ 1m đo theo chiều ngang, kèo phải nâng lên 0.57m (xem hìnhvẽ bn).Độ dốc 30o chỉ cho phép chiều xuôi mái ngói tối đa là 10m.Độ dốc 45o có chiều xuôi mái ngói từ 10m đến 15m.Độ dốc trên 45o đến 60o có chiều xuôi mái ngói không giới hạn.Đo chiều dài "L" từ hàng đòn tay đầu tiên đến hàng đòn tay ở nóc, lấy chiều dài "L" chia cho 280 đến300 sẽ tính được số đòn tay.R ≤ 320 (nhỏ hơn hoặc bằng 320).Độ cao của đỉnh đòn tay cuối cùng phải cao hơn đỉnh đòn tay trước nó là 25.Lưu ý: Chiều di "L" phụ thuộc vào độ dốc và chiều dài mái.Hai đòn tay trên nóc giữ khoảng cách 4-6cm.Đặt hàng đòn tay đầu tin bằng cách lấy khoảng cách từ tim của đòn tay thứ hai l từ 28-32cm (tuỳ thuộcchiều dài và độ dốc mà ta bố trí).Lợp đầy đủ một hàng dưới làm chuẩn, sau đó tiếp tục lợp lên.Lợp ngói theo cách thức phân khúc từ dưới lên trên. Cứ cách 10 viên ngói đặt 1 dây dọi từ nóc đếnphiá dưới để bảo đảm chúng thẳng hàng.Lợp từ phải qua trái, viên ngói đầu tiên phải đặt ở góc bên phải cách mép ngồi của kèo là 3cm.Đóng đinh cho mỗi viên ngói ở hàng đầu vào đòn tay bằng đinh 5cm cho đòn tay gỗ hoặc ốc vít 5cmcho đòn tay bằng kim loại.CÁCH LỢP NGÓI:Độ dốc của máiTuỳ theo thiết kế kiến trúc của từng công trình nhưng độ dốc tối thiểu nên > 40%.Trong trường hợp độ dốc < 40% thì dưới lớp ngói phải có lớp chống thấm.Trong trường hợp độ dốc > 60% thì phải bắt vít (đóng đinh) toàn bộ phần ngói lợp.Khoảng cách giữa các li tô theo hình vẽ.Kết cấu của máiThông thường kết cấu của mái bao gồm 4 lớp: Vì kèo, xà gồ, cầu phong và litơ.Vì ko: Phụ thuộc vào giải pháp kết cấu có thể bằng:Gỗ, sắt, bêtông cốt thép hay tường thu hồi.Xà gồ: Sử dụng loại cây gỗ 5cm x 10cm, 6cm x 12cm.Sử dụng thép hộp 4cm x 8cm, 5cm x 10cmKhoảng cách 1m đến 1,5m.(phụ thuộc vào khoảng cách giữa các vì kèo).Cầu phong: Sử dụng gỗ 4cm x 6cm, 4cm x 8cm hoặc Sắt hộp 3cm x 6cm, 4cm x 8cmLi tơ: Sử dụng gỗ hoặc sắt 3cm x 3cmChương 7MÁI NHÀ />7.1. VỊ TRÍ, TÁC DỤNG VÀ ĐẶC ĐIỂMMái là bộ phận trên cùng của nhà. Mái là kết cấu chịu lực đồng thời cũng là kết cấu bao che. Tác dụngchính của mái là che mưa, che nắng chống lại ảnh hưởng của bức xạ mặt trời, đồng thời có tác dụngcách nhiệt, giữ nhiệt, chống thấm. Mái được liên kết với các bộ phận tường cột, dầm, giằng của côngtrình, tạo nên sự ổn định chung cho toàn công trình. Mái có ảnh hưởng lớn tới mỹ quan công trình.Mái có hai bộ phận chính là kết cấu bao che và kết cấu chịu lực.- Kết cấu bao che có yêu cầu chính là chống thấm, chống dột, che mưa, chắn nắng và cách nhiệt, giữnhiệt, cách âm đồng thời với khả năng chống cháy, chống tác hại của các loại khí. Kết cấu bao chegồm có lớp lợp và kết cấu đỡ lớp lợp. Lớp lợp có thể dùng các loại tấm nhỏ như lá, tranh, rạ, ngói, gỗ,đá, thuỷ tinh; tấm lợp lớn như phibrô ximăng, tôn, bêtông cốt thép, chất dẻo.- Kết cấu chịu lực có yêu cầu đảm bảo chịu lực dưới tác động của tải trọng tĩnh như tải trọng bản thân,tải trọng lớp lợp và kết cấu đỡ tấm lợp, đồng thời đảm bảo chịu lực dưới tác động của tải trọng độngnhư sức gió, mưa và bảo trì. Kết cấu chịu lực bao gồm các hệ dầm, dàn vì kèo, xà gồ với cầu phong,litô hoặc các tấm toàn khối hay lắp ghép, trong các công trình hiện đại còn có thể là kết cấu không gianvới vỏ mỏng mặt xếp, kết cấu dây căng hoặc sườn không gian. Kết cấu chịu lực có thể được làm bằngcác loại vật liệu gỗ, thép, bêtông cốt thép.Kết cấu của mái nhà cần đảm bảo sự bền vững dưới ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu bao gồm nắng,mưa, gió. Các thành phần, bộ phận của mái nhà cần được cấu tạo bởi các loại vật liệu thích hợp, đồngthời phải thông qua tính toán để có những tiết diện theo yêu cầu chịu lực với kiểu cách ráp nối đúngcách, đảm bảo sự truyền lực và chịu tải, đảm bảo không bị biến dạng đối với gỗ và thép, đảm bảo sựco dãn nhất định đối với thép và bêtông cốt thép do sự thay đổi nhiệt độ và tác động của gió.7.2. PHÂN LOẠI7.2.1. Theo vật liệu: Mái nhà lợp gỗ, mái nhà lợp ngói, mái nhà lợp tấm phibrô ximăng, mái nhà lợp tôn,mái bêtông cốt thép.7.2.2. Theo biện pháp thi công: Mái nhà lắp ghép, mái nhà đổ toàn khối.7.2.3. Theo cấu tạo- Mái dốc: mái nhà có độ dốc lớn như mái nhà lợp gỗ, mái nhà lợp ngói, mái nhà lợp tấm phibrôximăng, mái nhà lợp tôn, với yêu cầu đặc biệt có thể làm bằng bêtông cốt thép toàn khối. Thôngthường có độ dốc i = 27-100%.- Mái bằng: mái nhà có độ dốc nhỏ được làm bằng bêtông cốt thép toàn khối hoặc lắp ghép. Thôngthường có độ dốc i = 5-8%.7.3. ĐỘ DỐC CỦA MÁI NHÀĐể thoát nước dễ dàng, mái nhà cần phải có độ dốc nhất định. Độ dốc lớn hay nhỏ phụ thuộc vào vậtliệu cấu tạo mái, hình thức kiến trúc, hình thức kết cấu, hình thức cấu tạo, khí hậu và phong tục tậpquán, cũng như giá thành xây dựng.Về phương diện kiến trúc thường có yêu cầu độ dốc phù hợp với nội dung và hình thức kiến trúc. Vềphương diện kinh tế mái có độ dốc càng nhỏ thì càng giảm được diện tích của mái lợp. Về phươngdiện thích ứng với khí hậu, nắng, gió, mưa thì mái có độ dốc đảm thoát nước nhanh, chống dột, chốngthấm tốt.Độ dốc của mái nhà được xác định bằng tỷ lệ của chiều cao mái so với chiều rộng của mái, tính bằng%. Độ dốc mái nhà ký hiệu là i, i = tga = h/l (%), trong đó h là chiều cao mái nhà, l là chiều rộng mái nhà(hình 7.01).7.4. CẤU TẠO MÁI DỐCCăn cứ vào hình thức mặt bằng và yêu cầu về độ dốc, mái dốc có thể gặp rất nhiều hình thức phongphú như mái một dốc, mái hai dốc, mái bốn dốc và mái bốn dốc kiểu hai trái (hình 7.02 - 7.03).Mái dốc có hai bộ phận chính là sườn mái và phần che lợp. Sườn mái bao gồm tường thu hồi, vì kèo,bán kèo, hệ thống giằng vì kèo và xà gồ. Phần che lợp bao gồm: đối với mái ngói là cầu phong, litô,ngói; đối với mái lợp phibrô ximăng là tấm phibrô ximăng; đối với mái lợp tôn là tôn.7.4.1. Kết cấu chịu lực7.4.1.1. Tường thu hồiLà loại kết cấu đơn giản, kinh tế, lợi dụng tường ngang chịu lực để xây thu hồi làm kết cấu chịu lực.Tường thu hồi được xây theo độ dốc của mái, tường thu hồi đầu biên xây 220, tường thu hồi giữa xây105. Để tăng cường khả năng chịu lực cho tường thu hồi cần phải bổ trụ, khoảng 2000 nên bổ một trụvà tại vị trí gác xà gồ. Trong tường thu hồi nên để thép chờ để liên kết với xà gồ. Khoảng cách giữa haitường thu hồi không quá 4000, nếu lớn hơn nên dùng kết cấu vì kèo.7.4.1.2. Vì kèoTheo yêu cầu cấu tạo mà vì kèo có thể làm bằng gỗ, thép, bêtông cốt thép. Có trường hợp vì kèo đượclàm bằng gỗ và thép, trong đó thép chịu kéo còn gỗ chịu nén và uốn. Vì kèo thép và bêtông cốt thépphù hợp với nhịp nhà lớn, có yêu cầu chịu lửa và độ bền vững cao.Theo hình thức có dàn vì kèo tam giác, hình thang, hình đa giác (hình 7.04). Khẩu độ của vì kèo có thểđạt từ 6-10m đối với vì kèo gỗ, 10-18m đối với vì kèo gỗ thép hỗn hợp, trên 18m đối với thép hoặcbêtông cốt thép. Khi chọn vì kèo phải căn cứ vào chiều dài nhịp, yêu cầu sử của phòng ốc, tải trọng tácdụng lên dầm, các yêu cầu về thẩm mỹ cũng như yêu cầu về chống cháy.Trong xây dựng dân dụng vì kèo tam giác được dùng phổ biến hơn cả. Vì kèo tam giác bao gồm cácthanh kèo (cánh thượng), quá giang (cánh hạ), thanh chống đứng, thanh chống xiên… Được làm gỗ,thép hoặc hỗn hợp thép gỗ.Yêu cầu thiết kếKhoảng cách giữa các vì kèo sẽ được chọn từ 3000-6000 tuỳ thuộc vào vật liệu làm vì kèo và xà gồ làgỗ hay thép.Tiết diện của các cấu kiện tạo nên vì kèo tuỳ theo khẩu độ của vì kèo (chiều dài của nhịp). Khi bố trí vìkèo cần chọn khẩu độ ngắn nhất, nếu trường hợp có tường hoặc cột làm gối tựa trung gian thì nên lợidụng.Các vì kèo cần phải liên kết ổn định từng cặp một bằng các thanh, hệ giằng chéo. Đồng thời phải cấutạo liên kết giữa các vì kèo với tường chịu lực hoặc cột chịu lực để tạo thành hệ khung vững chắc. Cấutạo liên kết giữa các vì kèo với gối đỡ cần phân bố lực đều, tránh lực tác dụng cục bộ, có thể dùng gỗđệm đầu kèo. Gối đỡ là liên kết di động ở đầu vì kèo tránh nội lực sinh ra do dãn nở của vì kèo.Khi thiết kế các cấu kiện, cần lưu ý các đường trục nội lực của các thanh phải hội tụ về một điểm nhằmđảm bảo không gây uôn cho các thanh kèo khi chịu lực và truyền lực tại vị trí này, điểm đó gọi là mắtkèo.Chính giữa thanh quá giang tại, vị trí liên kết với thanh chống đứng cần nâng lên một khoảngf = 1/200 l (l là khẩu độ vì kèo) để khi làm việc kèo võng quá giang sẽ phẳng mặt dưới.Trong trường hợp sử dụng một nửa vì kèo, gọi là bán kèo, cấu tạo giống như vì kèo.Vì kèo gỗ (hình 7.05 - 7.08)Đối với vì kèo gỗ các cấu kiện chịu kéo được cấu tạo liên kết chốt bằng gỗ cứng, bằng kim loại nhưbulông, đinh hoặc mộng ghép, các cấu kiện chịu nén được cấu tạo liên kết mộng đẽo chính diện vuônggóc hoặc phân giác, có một răng, hai răng.Nối thanh kèo và quá giang, dùng nẹp gỗ, nẹp sắt liên kết bằng bu lông. Không nên nối các thanh củavì kèo trong cùng một khoang. Mặt tiếp xúc của gối đỡ vì kèo trực tiếp lên tường mà không có giằngphải láng một lớp vữa ximăng dày 30. Các đầu kèo gỗ chôn vào tường, các mặt gỗ tiếp xúc với tườngphải quét hắc ín chống mục.Vì kèo thép (hình 7.09 - 7.10)Đối với vì kèo thép các cấu kiện được cấu tạo liên kết và nối bằng bulông, đinh tán hoặc hàn trực tiếphay gián tiếp với tấm thép trung gian, tuỳ theo vị trí và sự làm việc của các thanh tại nút liên kết.7.4.1.3. Kèo góc (hình 7.11 - 7.17)Cấu tạo vì kèo góc như vì kèo thông thường. Trong trường hợp công trình có mặt bằng phức tạp, máidốc theo nhiều phía, cần nghiên cứu bố trí vì kèo góc, thanh kèo hay các tường thu hồi sao cho hợp lýnhất, để thoả mãn những hình thức mái phù hợp với yêu cầu thiết kế. Tại các vị trí giao tuyến giữa haimặt mái dốc có thể bố trí bán kèo hoặc thanh kèo phụ. Vì kèo và thanh kèo góc có thể liên kết vớitường hay liên kết với các vì kèo bằng bu lông và các thanh gỗ hoặc bật thép. Ngoài ra cần lưu ý bố tríphân tán các điểm gối tựa của các vì kèo, không để tập trung tại một nút.7.4.1.4. Bán kèo-côngxon (hình 7.18 - 7.19)Sử dụng tại các vị trí giữa mái thấp và tường vượt.7.4.1.5. Hệ thống giằng vì kèo (hình 7.20)Tác dụngCó tác dụng liên kết không gian các mặt dàn vì kèo, bảo đảm ổn định ngoài mặt phẳng cho các thanhcánh chịu nén. Chịu các lực không nằm trong mặt phẳng của dàn vì kèo, truyền các lực xuống cột,móng. Bảo đảm dựng lắp thuận tiện, an toàn.ở kết cấu dàn vì kèo của mái nhà, thường dùng hai loại giằng: giằng trong mặt phẳng mái và giằngtrong mặt phẳng các thanh đứng của dàn vì kèo.Hệ giằng trong mặt phẳng máiĐây là hệ giằng chủ yếu đảm bảo tính chất biến hình của công trình, bảo đảm sự ổn định của toàn dànvì kèo cũng như của thanh cánh nén. Tuỳ theo chiều dài của nhà, độ lớn của dàn vì kèo, kết cấu tườngđầu hồi mà có thể cấu tạo của hệ giằng mái như sau:- Trường hợp chiều dài nhà nhỏ hơn 20m và có tường đầu hồi cứng có thể chịu được lực ngang(tường gạch lớn hơn 220) thì có thể dùng ngay xà gồ để làm giằng, với điều kiện xà gồ phải được cấutạo liên kết chặt vào thanh kèo (thanh cánh thượng) cũng như vào tường hồi.- Trường hợp tường hồi không đủ cứng để chịu được lực ngang, cũng như khi nhà dài quá (khoảngcách giữa các tường ngang lớn hơn 20m) thì phải tạo ra những khối cứng ở hai đầu nhà và chiều dàinhà, cách nhau không quá 20m để làm điểm tựa cho các xà gồ ổn định các dầm vì kèo khác ở khoảnggiữa. Khối cứng gồm hai dàn vì kèo cạnh nhau, thanh kèo được nối nhau bằng các thanh giằng chéochữ thập, tạo thành một dàn nằm nghiêng. Thanh giằng chéo đóng đinh trực tiếp vào thanh kèo hoặcqua các đai thép mỏng, chỗ giao nhau giữa giằng chéo và xà gồ cũng cần liên kết chặt.Hệ giằng đứngCó tác dụng liên kết cho các mặt của thanh quá giang không vênh khỏi mặt dàn vì kèo, đảm bảo dàn vìkèo có vị trí thẳng đứng, đặc biệt khi có gió lớn, nên còn được gọi là giằng gió. Giằng đặt trong mặtphẳng thẳng đứng ở giữa dàn vì kèo nối từng đôi vì kèo với nhau và có thể cách vài ba gian thì bố trímột hệ giằng đứng. Không nên làm kiên tục, vì khi một dàn vì kèo bị phá huỷ thì sẽ gây ra phản ứngdây chuyền.Khi nhịp của dàn vì kèo lớn hơn 15m thì phải làm hai hoặc ba hệ giằng đứng trong các mặt phẳngthanh chống đứng khác nhau của dàn vì kèo.Hệ giằng đứng bao gồm hai thanh thép chữ thập và một thanh ngang nối các thanh quá giang, thanhchéo bắt bulông vào thanh đứng của dàn vì kèo hoặc bắt bulông vào xà gồ và thanh quá giang của dànvì kèo, thanh chéo còn được làm bằng thép tròn, bắt vít vào cánh dàn vì kèo.7.4.1.6. Xà gồCó tiết diện hình chữ nhật, đặt trên và nghiêng theo mặt thanh kèo hoặc tường thu hồi. Có thể gác lênvì kèo hoặc các tường thu hồi. Thường được đặt ở vị trí mắt kèo, khoảng cách giữa các mắt kèothường từ 1500-2000 và được ổn định bằng con bọ. Tiết diện của xà gồ phụ thuộc vào khoảng cáchgiữa các vì kèo hay các tường thu hồi. Khoảng cách giữa hai xà gồ thường từ 1000-2000.Xà gồ thường đặt ở ba vị trí:- Xà gồ nóc được đặt ở đỉnh kèo, đặt thẳng đứng, giữa hai xà gồ thường dùng liên kết nối chồng (vớixà gồ thép) hoặc đấu đầu (đối với xà gồ gỗ).- Xà gồ giữa được đặt ở mắt kèo, đặt nghiêng theo mặt kèo, giữa hai xà gồ thường dùng liên kết so lehoặc nối chồng.- Xà gồ biên được đặt ở chân kèo (đầu kèo), đặt thẳng đứng, giữa hai xà gồ thường dùng liên kết nốichồng (xà gồ thép) hoặc đấu đầu (xà gồ gỗ).7.4.2. Kết cấu bao cheThường được làm bằng vật liệu tấm nhỏ như ngói, vật liệu tấm trung bình như phibrô ximăng, tấm lớnnhư tôn.7.4.2.1. Mái lợp ngóiSau khi ổn định hệ thống vì kèo, xà gồ người ta gác hệ thống cầu phong, li tô rồi lợp ngói. Độ dốc củamái ngói có thể chọn trong phạm vi 48-70%, thường chọn là 60% (31°).Cầu phong: là các thanh gỗ có tiết diện hình chữ nhật hoặc hình vuông, đặt vuông góc với xà gồ. Đượcliên kết với xà gồ bằng đinh. Kích thước tiết diện cầu phong phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai xà gồ.Theo qui định của vì kèo điển hình thì nếu khoảng cách giữa hai xà gồ nhỏ hơn 2000 thì cầu phong cótiết diện 50x50. Khoảng cách giữa hai cầu phong khoảng 500.Litô: là các thanh gỗ có tiết diện 30´30, được đóng vuông góc với cầu phong để mắc ngói khi lợp,khoảng cách giữa hai litô phụ thuộc vào kích thước viên ngói. Với loại ngói 13 viên/m2 thì khoảng cáchgiữa hai litô là 350, với loại ngói 22 viên/m2 thì khoảng cách giữa hai litô là 250.ở đuôi mái, hàng li tô cuối cùng được đóng chồng hai lớp để đảm bảo độ dốc mái được đều và cáchhàng litô trên là 180 (với ngói 22 viên/m2) và 280 (với ngói 13 viên/m2).Ngói: được sản xuất nhiều kiểu, loại và kích cỡ khác nhau bằng đất nung, bằng vữa ximăng. Có cácloại như ngói máy, ngói móc, ngói máng âm dương, ngói úp sóng, ngói bò. Nhưng thường được dùngngói máy có kích thước: loại ngói 22 viên/m2 có kích thước 220´300´30, loại ngói 13 viên/m2 có kíchthước 240´400´35 (hình 7.21).Ngói được buộc vào litô bằng dây thép để chống gió tốc hoặc xô ngói, các lớp ngói phía trên cách mộthàng buộc một hàng, ba lớp dưới cùng viên nào cũng buộc vào litô. Ngoài ra còn có các loại ngói bò đểlợp ở đỉnh nóc, liên kết bằng vữa ximăng, trường hợp không dùng ngói bò có thể xây bờ nóc bằnggạch (hình 7.22 - 7.23).

Tài liệu liên quan

  • Thiết Kế Sàn Sườn Có Bản Loại Dầm Thiết Kế Sàn Sườn Có Bản Loại Dầm
    • 25
    • 3
    • 10
  • Tài liệu Thiết kế yahooplus từ cơ bản tới nâng cao pdf Tài liệu Thiết kế yahooplus từ cơ bản tới nâng cao pdf
    • 32
    • 551
    • 0
  • Thiết kế sàn sườn có bản loại dầm Thiết kế sàn sườn có bản loại dầm
    • 34
    • 590
    • 1
  • Thiết kế biệt thự có ban công hình sóng nước doc Thiết kế biệt thự có ban công hình sóng nước doc
    • 8
    • 375
    • 0
  • Tài liệu thiết kế sản phẩm cơ bản trên creo parametric 2 Tài liệu thiết kế sản phẩm cơ bản trên creo parametric 2
    • 27
    • 3
    • 45
  • đồ án thiết kế sàn sườn có bản dầm đồ án thiết kế sàn sườn có bản dầm
    • 29
    • 747
    • 0
  • THIẾT KẾ LẬP TRÌNH CƠ BẢN TRƯỜNG CAO ĐẲNG FPT THIẾT KẾ LẬP TRÌNH CƠ BẢN TRƯỜNG CAO ĐẲNG FPT
    • 25
    • 955
    • 0
  • Thiết kế thử nghiệm cơ bản cho chu trình bán hàng năm 2014 Thiết kế thử nghiệm cơ bản cho chu trình bán hàng năm 2014
    • 52
    • 684
    • 0
  • thiết kế thử nghiệm cơ bản cho chu trình kiểm toán bán hàng năm 2014 thiết kế thử nghiệm cơ bản cho chu trình kiểm toán bán hàng năm 2014
    • 36
    • 473
    • 0
  • THIẾT kế THỬ NGHIỆM cơ bản CHO CHU TRÌNH KIỂM TOÁN bán HÀNG NHÓM 2 năm 2014 THIẾT kế THỬ NGHIỆM cơ bản CHO CHU TRÌNH KIỂM TOÁN bán HÀNG NHÓM 2 năm 2014
    • 26
    • 546
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(2.45 MB - 38 trang) - THIẾT KẾ MÁI NGÓI CƠ BẢN Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Kết Cấu Mái Gỗ Lợp Ngói