THIẾT KẾ MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP ĐỂ SỬA LỖI PHÁT ÂM ...

 

  1. Mở đầu

Ngôn ngữ là phương tiện để tư duy, nó đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển trí tuệ và các quá trình tâm lí khác. Với trẻ, ngôn ngữ là phương tiện để điều khiển, điều chỉnh hành vi giúp trẻ lĩnh hội các giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực, tiếp thu các giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc và thế giới.

Việc sửa lỗi phát âm cho trẻ là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và sử dụng trò chơi học tập để sửa lỗi phát âm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả cao. Bài viết đưa ra quy trình thiết kế một số trò chơi học tập để sửa lỗi phát âm cho trẻ và thiết kế một số trò chơi cụ thể để sửa lỗi phát âm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.

2. Nội dung

2.1. Một số lỗi phát âm của trẻ

Chuỗi lời nói mà con người phát ra gồm nhiều khúc đoạn dài, ngắn khác nhau. Âm tiết của ngôn ngữ là đơn vị âm thanh nhỏ nhất trong lời nói không thể phân chia được nữa. Lúc đầu trẻ hình thành thính giác, âm thanh tức là sự phân biệt các âm của ngôn ngữ còn phát âm trẻ sẽ học sau. Sự phát âm đúng có liên quan chặt chẽ với sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan phát âm của trẻ.

          Phát âm đúng là phát âm chính xác các âm vị tiếng Việt bao gồm âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu.

          Phát âm chuẩn là phát âm theo chính âm tiếng Việt của phương ngữ Hà Nội bổ sung thêm ba âm s, tr, r và hai vần ưu, ươu. Trong quá trình học phát âm của trẻ, trẻ phải ghi nhận các âm thanh (nghe bằng tai, nhìn bằng mắt) và tái hiện lại nó bằng âm thanh của mình. Trẻ tiếp thu âm thanh của tiếng nói một cách dần dần. Khả năng phát âm của trẻ phụ thuộc vào sự hoàn thiện của bộ máy phát âm. Ở độ tuổi 5 - 6 tuổi những điều này đã đạt được mức tương đối ổn định cho nên trẻ đã có thể phát âm được hầu hết các âm vị. Tuy nhiên một số trẻ vẫn còn mắc một số lỗi về âm. Dưới đây là một số lỗi phát âm mà trẻ 5 - 6 tuổi thường mắc phải.

2.1.1. Lỗi thanh điệu

          Thanh điệu là độ trầm, bổng của giọng nói trong một âm tiết có tác dụng cấu tạo và khu biệt vỏ âm thanh của từ và hình vị.

          Trong số các thanh điệu tiếng Việt, thanh hỏi và thanh ngã là hai thanh có cấu tạo phức tạp.

- Việc thể hiện thanh ngã với âm điệu gãy ở giữa là cách phát âm khó đối với trẻ. Trẻ thay thế bằng cách phát âm đơn giản hơn tức là với âm điệu không gãy ở giữa. Vì vậy sẽ đồng nhất với âm điệu của thanh sắc.

          Ví dụ: Phát âm thành , thành .

- Dù chuyển đổi hướng đi của đường nét âm điệu thanh hỏi không diễn ra đột ngột như thanh ngã, quá trình phát âm kéo dài trở thành khó đối với trẻ nhỏ có hơi thở ngắn. Khi phát âm, trẻ thay thế âm điệu gãy bằng âm điệu không gãy, điều này làm cho thanh hỏi ở trẻ gần như đồng nhất với thanh nặng.

          Ví dụ: Trẻ phát âm quả thành quạ hoặc phát âm củ thành cụ

          Đến hết tuổi mẫu giáo lỗi sai về hai thanh này gần như được khắc phục hoàn toàn.

2.1.2. Lỗi phụ âm đầu

- Trẻ thường hay nói lẫn lộn giữa: ln

l thành n: tiền lương thành tiền nương

+  n thành l: láo lếu thành náo nếu

+ Lẫn lộn cả hai n và l: nón lá thành lón ná, lên non thành nên lon

          - Lẫn lộn giữa khh, gh, c t

          Ví dụ: Quả khế thành quả hế, con gà thành con hà, thành , quả cà thành quả tà

- Lẫn lộn khi phát âm phụ âm p lẫn sang phụ âm b

          Ví dụ: đèn pin thành đèn bin

2.1.3. Lỗi âm đệm

          Âm đệm chỉ được đọc lướt qua nên trẻ khó ghi nhận những âm chính vì thế âm đệm thường bị bỏ qua

          Ví dụ: Trẻ phát âm quả quất thành cả cất, hoa quả thành ha cả,…

2.1.4. Lỗi âm chính

          Lỗi về âm chính tập trung vào việc trẻ phát âm nguyên âm đôi này thành âm đôi kia.

          Ví dụ: Trẻ phát âm con hươu thành con hiêu, hữu thành hĩu, quả chuối thành quả chúi, huyền thành huền….

2.1.5. Lỗi âm cuối

           Trong phụ âm đứng làm âm cuối thì những cặp chnh trẻ phát âm thành t n

          Ví dụ: Anh Tú thành Ăn Tú, cây xanh thành cây xăn, gồng gánh thành gồng gắn, thuyền buồm thành thuyền buồn

          Cặp sách thành cặp sắt, anh ách thành ăn ắt

          Chánh thành chắn

                    Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng vùng, địa phương mà trẻ phát âm phù hợp theo từng vùng, từng địa phương đó.

          Như vậy có thể phát hiện ra lỗi phát âm của trẻ không chỉ nắm được đặc điểm tâm sinh lí mà còn nắm rõ được đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ.

2.2.Khái niệm và đặc điểm của trò chơi học tập

Theo PGS. TS Nguyễn Ánh Tuyết, hầu hết các trò chơi trẻ em đều giúp phát triển trí tuệ, ngay như trò chơi đóng vai theo chủ đề - một loại trò chơi phát triển chủ yếu về mặt tình cảm - động cơ, mặt xã hội nhưng cũng giúp trẻ phát triển trí tuệ rất có hiệu quả [3]. Nhưng lại có những trò chơi chủ yếu là để phát triển trí tuệ cho trẻ, được gọi là trò chơi trí tuệ hay trò chơi học tập.

Trò chơi học tập là loại trò chơi có luật tiêu biểu. Khi tham gia vào trò chơi này, trẻ gián tiếp giải quyết các nhiệm vụ trí dục (như: củng cố, chính xác hóa các biểu tượng, phát triển ngôn ngữ và hình thành biểu tượng mới). [3]

Trò chơi học tập là loại trò chơi mang những đặc điểm sau đây:

- Đây là trò chơi do người lớn nghĩ ra.

- Mỗi trò chơi học tập đều được cấu thành bởi 3 yếu tố: Nội dung chơi, hành động chơi và luật chơi.

Nội dung chơi: đây chính là các nhiệm vụ học tập và là phần cơ bản của trò chơi học tập, nó gây sự hứng thú, kích thích tính tò mò của trẻ nhờ các tình huống có vấn đề. Nhiệm vụ học tập chứa đựng trong nội dung của trò chơi xoay quanh các vấn đề ôn, củng cố tri thức trẻ đã có, rèn luyện các kĩ năng, phát triển các giác quan và phát triển ngôn ngữa cho trẻ.

Hành động chơi: là hệ thống các thao tác mà trẻ thực hiện trong quá trình chơi để giải quyết nhiệm vụ học tập chứa đựng trong nội dung chơi.

Luật chơi: đó là quy định, quy ước việc thực hiện các hành động chơi trong quá trình chơi, là tiêu chuẩn khách quan để đánh giá khả năng chơi của trẻ.

- Trẻ tham gia vào trò chơi học tập trên cơ sở bình đẳng tự nguyện, vị trí của trẻ trong trò chơi như nhau và được xác định từ luật chơi.

- Trong trò chơi học tập có sự thống nhất giữa hành vi thật và hành vi chơi.

2.3. Quy trình thiết kế một số trò chơi học tập để sửa lỗi phát âm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Tên trò chơi:

a. Mục tiêu:

b. Chuẩn bị:

c. Cách tiến hành

 

Hoạt động của Cô

Hoạt động của trẻ

1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú

- Giáo viên sử dụng các thủ thuật để gây hứng thú cho trẻ.

2. Tiến hành

- Giới thiệu tên trò chơi: Giáo viên giới thiệu tên trò chơi cho trẻ, lựa chọn những cái tên ngộ nghĩnh, gây hứng thú cho trẻ.

- Hướng dẫn cách chơi: Giáo viên hướng dẫn cách chơi rõ ràng, mạch lạc, sử dụng những câu từ đơn giản nhất để giúp trẻ hiểu cách chơi.

- Phổ biến luật chơi: Giáo viên phổ biến luật chơi ngắn gọn.

- Tổ chức cho trẻ chơi: Giáo viên tổ chức cho trẻ chơi số lần phụ thuộc vào hứng thú của trẻ. Trong khi trẻ chơi giáo viên quan sát, sửa sai, động viên, khuyến khích trẻ.

- Kết thúc: Nhận xét, đánh giá, tuyên dương, khen ngợi trẻ và thu dọn đồ dùng đồ chơi.

 

 

- Trẻ lắng nghe, thực hiện yêu cầu của cô.

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

- Trẻ lắng nghe

 

- Trẻ chơi trò chơi

 

 

 

-Trẻ lắng nghe, thực hiện yêu cầu của cô.

 

2.4. Thiết kế một số trò chơi để sửa lỗi phát âm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Trò chơi 1: “Nhìn đồ vật bắt chước tiếng kêu”

          a. Mục đích

          - Sửa lỗi phát âm cho trẻ về thanh: hỏi, ngã, âm đầu, âm chính và âm cuối thông qua các từ: tu tu xình xịch, kính koong, tuýt tuýt, pim pim.

          - Phát triển vận động.

          - Luyện cho trẻ phát âm được những từ khó một cách rõ ràng, mạch lạc.

          b. Chuẩn bị

          - Tranh ôtô, tàu hỏa, xe đạp, xe cảnh sát.

          - Đồ chơi: Ô tô, tàu hỏa, xe cảnh sát, xe đạp.

          - Nhạc bài hát: Em tập lái ô tô.

          c. Cách tiến hành

Hoạt động của Cô

Hoạt động của trẻ

- Cô và cả lớp hát bài hát: “Em tập lái ô tô”

+ Bài hát có tên là gì?

+ Trong bài hát nói về ai?

+ Bạn nhỏ trong bài hát thích làm gì công việc gì các con ?

+ Nhà bạn nào có bố mẹ làm công việc lái xe?

+ Nhà bạn nào có ô tô?

+ Các con có thích làm những bác tài xế lái xe không? Bây giờ cô mời cả lớp cùng đứng dậy và đưa hai tay về trước mặt làm những bác lái xe nào !

- Cô và cả lớp làm xe ô tô lái xe xung quanh lớp.

2. Tiến hành

- Lớp mình hôm nay làm những bác tài xế lái xe rất giỏi nên cô thưởng cho lớp mình một trò chơi. Đó là trò chơi:Nhìn đồ vật bắt chước tiếng kêu. Bây giờ chúng mình ngồi ngoan nghe cô hướng dẫn cách chơi và phổ biến luật chơi nhé.

- Cách chơi: cô có các đồ vật về chủ đề giao thông chúng mình đang được học. Khi cô đưa các đồ vật ra các con nhanh chóng nhìn xem đồ vật có tên là gì? và tiếng kêu của nó như thế nào?

- Luật chơi: bạn nào nhanh mắt và bắt chước đúng tiếng kêu của các đồ vật bạn đó sẽ được thưởng một phần quà cô đã chuẩn bị, bạn nào trả lời sai sẽ bị phạt là nhảy lò cò hoặc hát một bài hát cho cả lớp nghe.

- Trẻ chơi:

+ 1- 2- 3! Đây là cái gì các con? (Cô đưa ra một chiếc ô tô đồ chơi)

+ Còi ô tô kêu như thế nào?

+ Còi ô tô kêu pim! pim! (Cô hỏi một vài trẻ)

+ Cô tiếp tục lấy tàu hỏa ra và hỏi trẻ đây là cái gì?

+ Khi tàu hỏa chạy tiếng kêu của nó như thế nào?

+ Còn đây là phương tiện gì chúng mình được nhìn thấy trên đường đi nhỉ? (Cô đưa ra chiếc xe đạp)

+ Đúng rồi! Đây là chiếc xe đạp, thế tiếng chuông của chiếc xe đạp như thế nào?

+ Để xem có đúng tiếng kêu của xe đạp như vậy không chúng mình cùng lắng nghe thật kĩ xem tiếng chuông xe đạp nhé!

+ Cô đố các con đây là phương tiện gì? (Cô đưa ra xe cảnh sát)

+ Đây là xe chuyên dụng của ai ?

+ Khi đi trên đường xe cảnh sát có tiếng kêu như thế nào?

- Lớp mình rất giỏi đã biết rất nhiều loại xe khác nhau và tiếng kêu của mỗi loại xe đó. Bạn nào còn biết những phương tiện giao thông nào nữa mà chúng mình được nhìn thấy !

- Xung quanh chúng ta có rất nhiều các loại phương tiện giáo thông khác nhau như : ô tô, tàu hỏa, xe đạp, xe cảnh sát, máy bay, thuyền,… Mỗi loại phương tiện đều có ích lợi riêng của mình.

3. Kết thúc

Hôm nay lớp mình học rất là giỏi cô sẽ cho lớp mình ra ngoài và tham quan trực tiếp các phương tiện tham gia giao thông trên đường nhé!

Cô và cả lớp đi tham quan.

 

- Em tập lái ô tô.

- Bạn nhỏ

- Lái xe

 

- Trẻ trả lời

 

- Có ạ

- Cô và cả lớp làm bác tài xế

 

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ chơi

- Ô tô

 

 

- Pim! Pim

- Tàu hỏa

- Tu tu xình xịch

- Xe đạp

 

- Kính koong

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

- Xe cảnh sát

 

- Chú cảnh sát

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ lắng nghe

 

- Trẻ kể

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

- Cô và trẻ đi tham quan

 

Trò chơi 2: “Cái gì biến mất”

a. Mục đích

- Sửa lỗi phát âm: âm chính, thanh điệu đồng nhất thanh hỏi và thanh nặng, lẫn lộn giữa n và l trong chủ đề thế giới thực vật và thế giới động vật.

- Rèn luyện phản ứng nhanh trước yêu cầu của cô.

b. Chuẩn bị

Đồ chơi bằng nhựa: quả bưởi, quả na, quả lựu, quả dứa, con hươu, con lươn, con ếch.

c. Tiến hành

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Gây hứng thú

- Cô và trẻ hát bài hát “ Quả” nhạc sĩ Xanh Xanh.

- Cô và trẻ trò chuyện về nội dung bài hát

+ Cô và các con vừa hát bài hát gì?

+ Do ai sáng tác?

+ Trong bài hát nhắc đến những loại quả nào?

+ Quả gì mà ngon ngon thế là quả gì?

+ Ăn vào như thế nào?

+ Quả bóng như thế nào trên sân?

+ Quả gì mà dai dai thế?

+ Quả gì mà gai chi chít?

+ Quả gì mà to to nhất ?

- Lớp mình hôm nay học rất giỏi nên cô sẽ thưởng cho chúng mình một trò chơi đó là trò chơi: “Cái gì biến mất”.

2. Tiến hành

- Bây giờ chúng mình ngồi thật ngoan và cô sẽ cho chúng mình biết cách chơi và luật chơi nhé!

- Cách chơi: Trên bàn cô sẽ bày rất nhiều đồ dùng và các loại hoa quả. Khi cô nói: “trời tối, trời tối” thì các con nhắm mắt lại, khi cô nói: “trời sáng rồi” chúng mình mở mắt ra và xem trên bàn của cô đồ vật gì đã biến mất.

- Luật chơi: Bạn nào nhìn thật tinh mắt và nói đúng là trên bàn cô đã mất đồ vật gì thì là người chiến thắng và nhận được quà của cô. Bạn nào đoán không đúng thì sẽ bị phạt là hát một bài cho cả lớp nghe hoặc nhảy lò cò một vòng.

- Trẻ chơi

   Cô đưa ra các đồ vật là: quả na, quả lựu, quả khế, quả bưởi, quả dứa, con hươu, con lươn, con ếch, con hổ.

Lần 1: Cô cất quả na đi và cho trẻ đoán. Khi trẻ đoán đúng quả na cô sẽ phát âm lại và mời một vài trẻ đứng lên phát âm lại từ quả na.

- Cứ tiếp tục như vậy, cô cất dần các đồ vật trên bàn. Sau khi cất cô lại hỏi trẻ đồ vật gì đã biến mất, sau đó cô cho trẻ nói tên đồ vật đó. Ngoài ra cô có thể hỏi thêm về màu sắc, hình dạng để làm tăng việc phát âm cho trẻ.

- Với những từ khó hoặc trẻ phát âm sai, cô cho trẻ nhắc lại nhiều lần

- Cô gọi nhiều trẻ đứng lên và trả lời để rèn việc phát âm và mạnh dạn, tự tin của trẻ.

3. Kết thúc

 Cô nhận xét quá trình chơi của trẻ đồng thời khen ngợi trẻ để tăng thêm hứng thú chơi cho trẻ ở những lần tiếp theo

 

- Cô và trẻ hát

 

- Quả

- Xanh Xanh

- Trẻ trả lời

- Quả khế

- Chua

- Lăn lông lốc

- Quả pháo

-Quả mít

- Quả đất

 

 

 

 

-Trẻ lắng nghe

 

 

-Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Trẻ chơi

 

 

 

-Trẻ chơi

 

 

 

 

 

 

 

-Trẻ lắng nghe

 

3. Kết luận

          Trò chơi khi được thiết kế hay lựa chọn nhằm mục đích giáo dục thì đương nhiên có chức năng giáo dục. Việc sửa lỗi phát âm cho trẻ thông qua sử dụng trò chơi nhằm đáp ứng nhu cầu “học mà chơi, chơi mà học” của trẻ. Nắm được quy trình thiết kế trò chơi sẽ giúp giáo viên mầm non cũng như các bậc phụ huynh thiết kế được những trò chơi để sửa lỗi phát âm cho trẻ mang lại hiệu quả cao.

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Xuân Khoa (2004), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[2] Hoàng Thị Oanh - Phạm Thị Việt - Nguyễn Kim Đức (2001), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[3] Nguyễn Ánh Tuyết (2007), Giáo dục mầm non những vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[4] Đinh Văn Vang (2009),Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non, NXB Giáo dục Việt Nam.

 

Từ khóa » Các Trò Chơi Luyện Phát âm Cho Trẻ Mầm Non