Thiết Kế Phần Mềm đào Tạo Trực Tuyến E - LEARNING Chuyên Nghiệp
Có thể bạn quan tâm
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được coi là chiến lược quan trọng của mọi doanh nghiệp trong quá trình phát triển của mình. Hiện nay, hình thức đào tạo trực tuyến hay còn gọi là E - Learning ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn xem đó là một giải pháp hiệu quả cho công tác đào tạo trong doanh nghiệp. Sau đây ADC Việt Nam giới thiệu và mô tả phần mềm đào tạo trực tuyến E - LEARNING.
PHÂN HỆ QUẢN TRỊ NỘI DUNG ĐÀO TẠO: Bao gồm các module giáo trình, thư viện điện tử.
1. Module Giáo trình: cho phép tải lên bài giảng/giáo trình với nhiều định dạng khác nhau (Text, Video, Audio, Flash, và các định dạng Media khác ). Đồng thời cho phép quản trị, kiểm duyệt bài giảng/giáo trình theo qui trình kiểm duyệt, cho phép phân quyền truy cập vào bài giảng/giáo trình với các nhóm người dùng khác nhau. Cho phép chia bài giảng/giáo trình thành nhiều phần (tương tự như chương, mục) và có thể thiết lập các ràng buộc truy cập như: muốn truy cập vào một phần trong bài giảng/giáo trình thì học viên buộc phải hoàn thành phần trước đó.
2. Module Thư viện điện tử: cho phép lưu trữ mọi định dạng tài liệu mà người dùng có thể tải về hoặc xem trực tuyến.
PHÂN HỆ QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO: Bao gồm các module Kế hoạch đào tạo, Khóa học, Giảng viên, Học bạ, Chứng chỉ, Chi phí đào tạo, Thu phí đào tạo.
1. Module Kế hoạch đào tạo: cho phép thiết lập kế hoạch đào tạo; cho phép đơn vị/cá nhân có thể đề xuất nhu cầu đào tạo; cho phép tổng hợp nhu cầu đào tạo làm cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo; hỗ trợ gửi thông báo về kế hoạch đào tạo (qua bảng tin hoặc qua email).
2. Module Khóa học: quản lý danh sách học viên và giảng viên của khóa học; cho phép xây dựng công thức tính điểm tổng kết cho khóa học; cho phép phân quyền truy cập khóa học, thiết lập nhóm người dùng được quyền nhìn thấy và truy cập vào khóa học; cho phép theo dõi tiến trình học tập của học viên; hỗ trợ thiết lập các thông số cho khóa học (như: ngày hết hạn, cơ chế nhắc nhở, cơ chế chấp nhận/loại học viên).
3. Module Giảng viên: quản lý danh sách giảng viên, nhật ký giảng dạy của giảng viên; cho phép tổng hợp đánh giá chất lượng giảng viên.
4. Module Học bạ: cho phép xem thông tin về toàn bộ quá trình học tập cho một học viên; cho phép xem danh sách các khóa học đã tham gia; với mỗi khóa học, cho phép hiển thị các thông tin sau:
- Tình trạng học tập chung: Ngày bắt đầu, ngày kết thúc, điểm tổng kết, xếp loại…; - Các bài kiểm tra đã tham gia và điểm chi tiết; - Quá trình học tập chi tiết: Tổng thời gian học, thời điểm truy cập các nội dung trong khóa học…; - Nhận xét, đánh giá của giảng viên; - Chứng chỉ của học viên (nếu có).
5. Module Chứng chỉ: hỗ trợ tra cứu, phê duyệt chứng chỉ của học viên; chứng chỉ có thể được tự động gán cho học viên; quản lý được ngày hết hạn của chứng chỉ, tự động gửi thư nhắc nhở cho học viên trước khi chứng chỉ hết hạn; cho phép học viên in chứng chỉ, chứng nhận.
6. Module Chi phí đào tạo: thiết lập chi phí đào tạo cho các khóa học; thiết lập chi phí bồi hoàn cho các khóa học; tổng hợp chi phí đào tạo, chi phí bồi hoàn.
PHÂN HỆ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ: Bao gồm các module: Ngân hàng câu hỏi/đề thi; tổ chức thi trong lớp học; tổ chức thi độc lập với lớp học, giám sát thi/kiểm tra; chấm thi/bài kiểm tra.
1. Module Ngân hàng câu hỏi: cho phép nhập và sử dụng được nhiều loại câu hỏi khác nhau: với nhiều loại thuộc tính cho câu hỏi; cho phép thực hiện quản trị, kiểm duyệt câu hỏi theo qui trình kiểm duyệt. Phân quyền quản trị câu hỏi theo danh mục, người quản trị chỉ được tương tác đến danh mục thuộc quyền quản lý của mình; Hỗ trợ import câu hỏi từ bên ngoài thông qua file excel; Hỗ trợ export câu hỏi ra bên ngoài theo định dạng file excel.
2. Module Đề thi: Cho phép tạo ra các đề thi theo nhiều cách khau như Cách 1: Sinh ngẫu nhiên đề thi theo cấu trúc được định nghĩa từ trước. Cấu trúc của đề thi bao gồm các thông tin: Thời gian làm bài, danh sách các phần thi (trong mỗi phần thi chứa: Số câu hỏi, mức độ, số điểm…). Cách 2: Tạo đề thi bằng cách chỉ định đích danh các câu hỏi sẽ được sử dụng; Cho phép tạo ra tiêu chí đánh giá sau khi thi. Các tiêu chí đánh giá phục vụ việc hiển thị ra các thông báo sau khi thi xong. Ví dụ nếu thí sinh được trên 80% sẽ thông báo: Bạn làm bài rất tốt; Đồng thời có hỗ trợ kết xuất đề thi ra file để phục vụ việc thi trên giấy; Cho phép phân quyền truy cập đề thi; Hỗ trợ hiển thị danh sách các đề thi đã có của một môn thi.
3. Module Tổ chức thi trong lớp học: Cho phép người quản trị tạo ra một hoặc nhiều bài thi/kiểm tra cho lớp học, thay đổi thứ tự bài kiểm tra trong lớp học và gán người được tham gia bài kiểm tra với mật khẩu truy cập (nếu cần thiết); Cho phép người quản trị thiết lập ra các thông số như: Điểm cần đạt của bài kiểm tra, Số lần được làm lại, Khoảng thời gian được phép làm bài; Cho phép học viên thực hiện xem danh sách các bài kiểm tra và trạng thái tương ứng (chưa làm, đã làm, kết quả…).
4. Module Tổ chức thi độc lập với lớp học: Cho phép việc tổ chức thi độc lập với lớp học duới nhiều hình thức khác nhau như: Thi tự do (phục vụ mục đích luyện thi, nâng cao kỹ năng, kiến thức), Thi có tổ chức (áp dụng cho các trường hợp: Thi sát hạch định kỳ, Thi tuyển dụng, Kiểm tra sát hạch sau đào tạo); Cho phép khởi tạo đợt thi, tạo danh sách thí sinh, gán vị trí dự thi và môn thi tương ứng, phân ca thi, tạo thông báo thi, giám sát tình trạng làm bài thi, khắc phục, xử lý các bài thi lỗi, quản trị ca thi tự do.
5. Module Giám sát thi: Cho phép quản trị danh sách giám thị cho các ca thi; Giám sát thí sinh theo phòng thi; Bù giờ cho thí sinh; Cho thí sinh làm lại bài; Cho thí sinh truy cập lại bài thi khi gặp sự cố; Đánh dấu bài thi của thí sinh vi phạm; Đánh dấu bài thi gặp sự cố.
6. Module Chấm thi: Thực hiện cấu hình chấm thi trắc nghiệm tự động; Cho phép quản lý danh sách cán bộ chấm tự luận theo đợt thi; Hỗ trợ dọc phách và phân bài chấm cho cán bộ chấm thi; Phát hiện các bài thi có kết quả sai lệch nhiều và gán chấm lại; Gia hạn chấm thi cho cán bộ chấm thi; Cán bộ chấm có thể chấm bài thi trực tiếp trên máy hoặc kết xuất bài thi ra file để chấm thủ công; Cho phép người quản trị giám sát tình trạng chấm bài của cán bộ chấm thi.
PHÂN HỆ HỌC VIỆN: Bao gồm các module Đăng ký, Hồ sơ học viên, Tham gia học tập.
1. Module Đăng ký: Học viên sử dụng mật khẩu đăng nhập; Cho phép người dùng đăng ký làm thành viên của hệ thống; Cho phép người quản trị cấu hình chế độ đăng ký thành viên(đăng ký tự do, đăng ký kiểm duyệt, không cho đăng ký).
2. Module Hồ sơ học viên: cho phép cập nhật thông tin về các khóa học bắt buộc/tự nguyện, các môn học/khóa học đã tham gia/đã hoàn thành, thời khóa biểu.
3. Module Tham gia học tập: Cho phép hiển thị màn hình làm việc chung (DashBoard) của học viên. Màn hình này bao gồm các thông tin (như: Danh sách khóa học đang tham gia và trình trạng, kết quả học tập tương ứng; Danh sách các thông báo, sự kiện, thư cá nhân, hỏi đáp liên quan đến học viên); Cho phép học viên tìm kiếm các nội dung học tập trên hệ thống (bao gồm: Bài giảng, Khóa học, Bài thi, Tài liệu tham khảo, tin tức, diễn đàn, thông tin trợ giúp…); Học viên đăng ký và tham gia vào các khóa học. Với mỗi khóa học, học viên sẽ được tham gia vào không gian khóa học ảo với các chức năng như: Xem bài giảng, bài kiểm tra, tài liệu tham khảo trong khóa học; Xem thông báo, tin tức trong khóa học; Xem tiến trình học tập hiện tại; Tạo lịch, sự kiện, ghi chú cá nhân; Thảo luận với các học viên khác sử dụng các chức năng: Chat, diễn đàn, hộp thư cá nhân; Đặt câu hỏi, thắc mắc cho giảng viên và xem các trả lời của giảng viên; Góp ý, đánh giá, nhận xét, bình chọn về chất lượng của giảng viên trong khóa học); Cung cấp màn hình thi cho học viên, hỗ trợ đầy đủ tính năng thi trắc nghiệm như: Tự động đếm lùi, hiển thị nhiều loại câu hỏi, đánh dấu câu hỏi, nhảy đến câu hỏi bất kỳ, cảnh báo hết giờ.
PHÂN HỆ TRAO ĐỔI, LIÊN LAC: Bao gồm các module Diễn đàn, Hỏi đáp, Hộp thư nội bộ, Lịch sự kiện, Tin tức, thông báo, Chat, Học trực tuyến.
1. Module Diễn đàn: Cho phép tạo diễn đàn chung cho toàn bộ thành viên trong hệ thống; Hỗ trợ tạo diễn đàn riêng gắn với từng khóa học.
2. Module Hỏi đáp: Cho phép học viên đặt câu hỏi với giảng viên trong lớp học và giảng viên trả lời câu hỏi của học viên.
3. Module Hộp thư nội bộ: Thiết lập cho mỗi người dùng một hộp thư nội bộ trong hệ thống. Người dùng có thể tạo, gửi, xem danh sách thư đã nhận và đã gửi, xóa thư; Cho phép cấu hình gửi từ hộp thư nội bộ ra hộp thư bên ngoài. Có thể xem xét kết hợp với hòm thư nội bộ của LPB.
4. Module Lịch sự kiện: Cho phép học viên tạo và hiển thị lịch sự kiện dưới dạng lịch theo ngày, tháng, năm…; Cho phép phân quyền tạo ra các cấp độ thông báo sự kiện khác nhau: Sự kiện trên toàn hệ thống, sự kiện trong lớp học.
5. Module Tin tức, thông báo: Cho phép quản lý tin tức, thông báo theo các chuyên mục; Thực hiện phân quyền hiển thị tin tức, thông báo cho một hoặc nhiều đối tượng người dùng xác định.
6. Module Chat: Cho phép tạo một phòng Chat cho mỗi khóa học; Người dùng có thể Chat riêng hoặc Chat chung với toàn bộ thành viên trong khóa học; Cho phép chia sẻ file và lưu lại nội dung chat và xóa nội dung khi cần.
7. Module Học trực tuyến: Cho phép thực hiện quản lý các buổi học trực tuyến; Các thành viên có thể tương tác trực tiếp với nhau thông qua: Video, webcam (truyền âm thanh và hình ảnh) và chia sẻ tài liệu; Cho phép ghi lại nội dung buổi học trực tuyến để có thể xem lại.
PHÂN HỆ QUẢN TRỊ HỆ THỐNG: Bao gồm các module Người dùng, Cấu hình và giám sát hệ thống, Danh mục dữ liệu, Kết nối dữ liệu.
1. Module Người dùng: Cho phép quản lý danh sách người dùng và các quyền truy cập của mỗi người dùng; Quản lý danh sách người dùng; Quản lý danh sách các đơn vị (tổ chức theo cấu trúc phân cấp hình cây, không hạn chế số cấp); Quản lý quyền và phân quyền cho người dùng.
2. Module Cấu hình và giám sát hệ thống: Cho phép cấu hình các thông số và giám sát hoạt động của hệ thống; Quản lý giao diện hệ thống: Ngôn ngữ hiển thị, cấu trúc hiển thị, menu hiển thị…; Quản lý các thông số hoạt động: Cơ chế xác thực, file, thư mục, proxy, SMTP sever (phục vụ gửi email), cơ chế lưu cache…; Cấu hình bảo mật, xác định IP/dải IP được phép truy cập hệ thống; Quản lý lưu vết truy cập của người dùng; Hiển thị thông số hoạt động chung của hệ thống: Tổng thành viên, tổng thành viên online, tổng lượt truy cập,…; Quản lý sao lưu dữ liệu.
3. Module Quản trị danh mục dữ liệu: Cho phép quản lý toàn bộ các danh mục dữ liệu được sử dụng trong hệ thống như: Danh mục bài giảng, Danh mục khóa học, Danh mục câu hỏi, Danh mục tài liệu.
4. Module Kết nối dữ liệu: Cho phép thực hiện việc kết nối và đồng bộ dữ liệu với các hệ thống khác như: Hệ thống quản lý nhân sự, hệ thống quản lý đào tạo… Việc kết nối có thể thực hiện theo lịch hoặc thực hiện khi có yêu cầu.
Bài "Mô tả phần mềm đào tạo trực tuyến E - LEARNING" Ghi rõ nguồn công ty thiết kế website chuyên nghiệp ADC Việt Nam
Từ khóa » Phần Mềm đào Tạo Elearning
-
Top 5 Phần Mềm đào Tạo Trực Tuyến Elearning Tốt Nhất Cho Doanh ...
-
Phần Mềm Elearning – Phần Mềm đào Tạo Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
-
Các Phần Mềm Hỗ Trợ đào Tạo Trực Tuyến E-Learning Trong Doanh ...
-
Top 5 Phần Mềm Dạy Học Trực Tuyến Của Việt Nam Tốt Nhất Hiện Nay
-
Phần Mềm Elearning Cho Trung Tâm - Lựa Chọn Số 1 Cho Giáo Dục
-
ELearning - Đào Tạo Trực Tuyến - Vũ Thảo
-
OES - CÔNG TY SỐ HÓA BÀI GIẢNG CHUYÊN NGHIỆP NHẤT VIỆT ...
-
Lợi ích Của Phần Mềm đào Tạo Elearning đối Với Ngành Dược Phẩm
-
Giải Pháp Phần Mềm đào Tạo Trực Tuyến (Elearning) - Bitware
-
Hệ Thống Phần Mềm Đào Tạo Trực Tuyến – KNG.E-Learning
-
Đào Tạo Trực Tuyến - Elearning - Trí Nam Group
-
Cách Giúp Thời Gian Học Trên Phần Mềm E-learning Hiệu Quả Nhất
-
Giải Pháp Đào Tạo Trực Tuyến E-Learning
-
Cách Xây Dựng Và Thiết Kế Phần Mềm đào Tạo Trực Tuyến Cho Doanh ...