Thiết Kế Phần Mềm Từ điển Chuyên Ngành Dệt May - Tài Liệu Text

Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Luận Văn - Báo Cáo
  4. >>
  5. Báo cáo khoa học
thiết kế phần mềm từ điển chuyên ngành dệt may

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.76 MB, 45 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬTTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNGTHIẾT KẾ PHẦN MỀM TỪ ĐIỂNCHUYÊN NGÀNH DỆT - MAYSKC003905493MÃ SỐ: T2010 - 42S KC 0 0 3 0 7 3Tp. Hồ Chí Minh, 2010Đề tài Thiết kế phần mềm từ điển chuyên ngành Dệt-MayBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCMKHOA CÔNG NGHỆ MAY VÀ THỜI TRANGĐỀ TÀINGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNGTHIẾT KẾ PHẦN MỀM TỪ ĐIỂN CHUYÊNNGÀNH DỆT-MAYMã số: T2010-42Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Tuấn AnhTP.HCM, 11/2010Trang 1Đề tài Thiết kế phần mềm từ điển chuyên ngành Dệt-MayMỤC LỤCTÓM TẮT ĐỀ TÀI .............................................................................................................CHƢƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................1.1. Lịch sử hình thành từ điển Anh-Việt. ..........................................................................1.1.1. Lịch sử từ điển tiếng Anh. ........................................................................................1.1.2. Lịch sử từ điển tiếng Việt. ........................................................................................1.2. Định nghĩa từ điển........................................................................................................1.3. Phân loại từ điển. .........................................................................................................1.4. Sự cấp thiết của việc nghiên cứu biên soạn từ điển chuyên ngành Dệt May. .............1.5. Cách tiếp cận của đề tài. ..............................................................................................1.6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài. ............................................................................1.7. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................1.8. Kế hoạch nghiên cứu....................................................................................................1.9. Một số khó khăn khi thực hiện đề tài. ..........................................................................CHƢƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .....................................................................2.1. Cơ sở lựa chọn ngôn ngữ lập trình Visual Basic .Net thiết kế từ điển Dệt-May. ........2.2. Giới thiệu giao diện VB.Net. .......................................................................................2.3. Thiết kế giao diện chương trình. ..................................................................................2.2.1. Giao diện chính (FrInterface). ..................................................................................2.2.2. Giao diện cập nhật từ (FrEdit). .................................................................................2.2.3. Giao diện tìm từ theo chủ đề (FrTopic). ...................................................................2.2.4. Giao diện khác. .........................................................................................................2.3. Giải thuật các chức năng của từ điển. ..........................................................................2.3.1. Giải thuật tải dữ liệu..................................................................................................2.3.2. Giải thuật tra từ. ........................................................................................................2.3.2.1. Mô tả hoạt động tra từ: ..........................................................................................2.3.2.2. Code tra từ: ............................................................................................................2.3.3. Giải thuật cập nhật dữ liệu. .......................................................................................2.3.4. Một số giải thuật khác. ..............................................................................................2.4. Đóng gói và xuất bản chương trình. ............................................................................CHƢƠNG 3: KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ............................................................................3.1. Kết quả khảo sát tính ứng dụng của từ điển. ................................................................3.2. Kết luận chung. ............................................................................................................3.3. Đề nghị. ........................................................................................................................TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................PHỤ LỤC ............................................................................................................................Trang 2Đề tài Thiết kế phần mềm từ điển chuyên ngành Dệt-MayTÓM TẮT ĐỀ TÀITên đề tài: Nghiên cứu thiết kế phần mềm từ điển chuyên ngành Dệt-MayMã số: T2010-42.Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Tuấn AnhTel: 0909275479Email: Cơ quan chủ trì đề tài: Khoa Công nghệ May và Thời trangCá nhân phối hợp thực hiện:ThS. Nguyễn Ngọc Châu, thành viên, chuyên viên tư vấn.ThS. Hồ Thị Thục Khanh, thành viên, chuyên viên tư vấn.KS. Phạm Thị Hà, thành viên, thư ký.Thời gian thực hiện: 01 năm.1. Mục tiêu.- Tìm giải pháp thiết kế chương trình từ điển chuyên ngành Dệt-May phù hợp, có tínhứng dụng cao, sử dụng thân thiện.- Cung cấp cơ sở dữ liệu chuyên ngành, phục vụ công tác học tập nghiên cứu của sinhviên và cán bộ chuyên trách ngành Dệt-May tại Việt Nam.- Tổng hợp, soạn thảo và dịch các thuật ngữ chuyên ngành Dệt-May từ tiếng Anhsang tiếng Việt và ngược lại.2. Nội dung chính.1) Cơ sở lựa chọn ngôn ngữ lập trình Visual Basic .Net thiết kế từ điển Dệt-May.2) Giới thiệu giao diện VB.Net.3) Thiết kế giao diện chương trình.a) Giao diện chính.b) Giao diện cập nhật từ.c) Giao diện tìm từ theo chủ đề.d) Giao diện khác.4) Giải thuật các chức năng của từ điển.a) Giải thuật tải dữ liệu.b) Giải thuật tra từ.c) Giải thuật cập nhật dữ liệu.d) Một số giải thuật khác.5) Đóng gói và xuất bản chương trình.6) Khảo sát tính ứng dụng của từ điển.3. Kết quả chính đạt được.- Đưa ra giải pháp thiết kế phù hợp chương trình từ điển chuyên ngành Dệt-May bằngngôn ngữ lập trình Visual Basic .Net.- Chạy thử ứng dụng nền hệ điều hành Windows, với một số chức năng như sau:Trang 3Đề tài Thiết kế phần mềm từ điển chuyên ngành Dệt-May+ Tra thuật ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng Anh và từ tiếngAnh sang tiếng Anh.+ Cho phép cập nhật dữ liệu vào từ điển từ người sử dụng nhằm bổ sung, thay đổi dữliệu phù hợp với điều kiện thực tế của ngành Dệt-May.+ Giới thiệu một số bài học, hình ảnh, phim nhằm minh họa cho các thuật ngữ cótrong từ điển.- Cung cấp số lượng lớn từ vựng chuyên ngành ở hai dạng tiếng Anh và tiếng Việttổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau.4. Điểm mới.- Là phần mềm từ điển đầu tiên về lĩnh vực Dệt-May ở Việt Nam, có thể đáp ứngnhanh nhu cầu tra tìm thông tin chuyên ngành, mang tính ứng dụng cao và đặc biệt đượcthực hiện bởi chính những người am hiểu về lĩnh vực này.- Cung cấp số lượng thuật ngữ chuyên ngành Dệt-May dạng Anh-Việt đầy đủ nhấtđược tổng hợp từ nhiều tài liệu hiện có trong nước và biên dịch từ nước ngoài thông quacác chuyên gia có kinh nghiệm.5. Địa chỉ ứng dụng.Đối tượng sử dụng chương trình từ điển Dệt-May là:- Sinh viên ngành Dệt, May, Thời trang và một số ngành liên quan đến các chuyênngành này.- Giáo viên, giảng viên đảm nhận các môn học thuộc chuyên ngành Dệt-May-Thờitrang tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên cả nước.- Nhân viên, cán bộ chuyên trách đang làm việc tại các công ty, xí nghiệp trong lĩnhvực Dệt-May-Thời trang.Trang 4Đề tài Thiết kế phần mềm từ điển chuyên ngành Dệt-MayCHƢƠNG 1ĐẶT VẤN ĐỀ1.1. Lịch sử hình thành từ điển Anh-Việt.1.1.1. Lịch sử từ điển tiếng Anh.Trong tiếng Latin có từ “diccionarius” có nghĩa là “sƣu tập các từ”. Khoảng năm1225, một thầy giáo người Anh tên là John Garland đã tuyển tập một số từ tiếng Latinvào “diccionarius” để bắt buộc các học sinh của mình phải học thuộc. Tên gọi của cuốntừ điển giải nghĩa tiếng Anh cũng bắt nguồn từ đây.Hơn 300 năm trước trên trái đất chưa hề có bất kỳ một cuốn từ điển tiếng Anh nào.Phần lớn các từ điển ở nước Anh được viết ra nhằm giúp đỡ mọi người học tiếng Latin.Những quyển từ điển như vậy thông thường có những cái tên rất giàu hình ảnh như “khuvườn từ ngữ”. Phải đến năm 1552, cuốn từ điển tiếng Anh đầu tiên mới thực sự ra đời.Tác giả của nó là ông Richard Haloet và có tên Latin rất dài “Absedarium Anglico Latinium pro Tirunculus”. Sự khác biệt của nó so với những cuốn từ điển khác là ở đâyngười ta giải nghĩa các từ bằng tiếng Anh rồi sau đó mới dịch sang tiếng Latin.“Absedarium” được coi là quyển từ điển giải nghĩa đầu tiên của tiếng Anh gồm 26.000từ. Lúc bấy giờ ai ai cũng biết đến cuốn từ điển này tuy giá của nó rất đắt, để đông đảonhân dân có thể sử dụng được người ta đã soạn một cuốn từ điển mới ít từ hơn, dễ hiểuhơn và in với số lượng lớn, giá thành hạ. Vào thời bấy giờ các tác giả không chủ trươngđưa hết tất cả các từ có trong tiếng Anh vào từ điển mà họ chỉ giải thích nghĩa của nhữngtừ khó nhất. Quyển từ điển giải nghĩa tiếng Anh đầu tiên (có tên tiếng Anh chứ khôngphải tên Latin) được ra đời vào năm 1623 của tác giả Henry Cokerem. Bắt đầu từ năm1807 ở Mỹ ông N.Webster đã bắt đầu biên soạn một bộ từ điển đồ sộ gồm 12.000 nghìntừ và 40.000 chú thích và cho tới năm 1828 mới hoàn thành và xuất bản.Trước Websterchưa có ai làm nổi công việc vĩ đại ấy. Ngoài việc biên soạn ông còn làm thêm một việcnữa là đơn giản hoá chính tả của một số từ khó. Chính vì vậy mà sau này ta thấy tiếngAnh và tiếng Mỹ (English và American English) có những điểm khác nhau.1.1.2. Lịch sử từ điển tiếng Việt.Người ta thường nhắc đến cuốn “An Nam dịch ngữ” được biên soạn vào thế kỷ 15-16(soạn vào thời nhà Minh (Trung Quốc) là cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên ở Việt Nam.Tuy nhiên, mãi đến thế kỷ thứ 17, cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên được sắp xếp theo mụctừ chữ cái ABC dạng tam ngữ Việt-Bồ-La (Tiếng Việt - Bồ Đào Nha - Latin). Tên Latincủa từ điển này là “Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum” đã đượcAlexandre de Rhodes biên soạn sau khi ông ở Việt Nam 12 năm và được in tại Romavào năm 1651. Từ điển Việt-Bồ-La với 8.000 mục từ lấy ý tưởng từ hai tác phẩm đã mấttích trước đó là từ điển Việt-Bồ của Gasparal de Amoral và từ điển Bồ-Việt củaAntoine Barbosa. Cuốn từ điển Việt-Bồ-La này còn có một tóm tắt ngữ pháp tiếng Việt(Brevis Declaratio) và cách thức phát âm đương thời. Tiếp đó là cuốn từ điển ViệtLatin của Pierre Pigneaux (thường gọi là Pigneaux de Béhaine - tên Việt là Bi Nhu) cótên là “Vocabularium Annamitico-Latinum” (tạm dịch là Từ vựng Việt-La) và cuốn sauđó được phát triển lên bởi Taberd.Trang 5Đề tài Thiết kế phần mềm từ điển chuyên ngành Dệt-MayKể từ đó đến nay, chỉ tính riêng những từ điển về tiếng Việt, liên quan đến tiếng Việt,được biên soạn bằng tiếng Việt, được dịch ra tiếng Việt, theo thống kê của các nhànghiên cứu, đã có khoảng hơn 1.000 đầu từ điển. Trong số các từ điển nêu trên, phải tínhđến số lượng đáng kể những từ điển đối chiếu song ngữ “Việt- ngoại ngữ, ngoại ngữ Việt” như các từ điển Pháp - Việt, Nga - Việt, Anh - Việt, Trung - Việt, Việt - Anh, Việt Pháp, Việt - Nga, Việt - Trung, v.v... Mảng từ điển liên quan đến tiếng Việt cũng rất đượcchú trọng; đã có khoảng hơn 50 đầu từ điển tiếng Việt các loại, bao gồm từ điển giảithích, từ điển chính tả, từ điển thành ngữ, tục ngữ; từ điển đồng nghĩa, trái nghĩa, v.v...Về các thứ tiếng của các dân tộc thiểu số anh em, đã biên soạn được một số cuốn Từđiển như Từ điển Hrê-Việt-Anh, Từ điển Katu-Anh-Việt, Từ điển Mèo-Việt, Từ điển TàyNùng-Việt, Từ điển Thái-Việt, v.v...Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, các loại từ điển chuyên ngành và từđiển thuật ngữ đối chiếu (Việt-ngoại ngữ) cũng ngày càng phát triển. Cho đến đã có hơn200 đầu từ điển thuật ngữ các loại, thuộc rất nhiều lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội.Các loại từ điển này đã có vai trò quan trọng trong việc phục vụ học tập, nghiên cứu củahọc sinh, sinh viên, giáo viên và các nhà khoa học.Cho đến nay, ở nước ta chưa thật sự hình thành một chuyên ngành “Từ điển học”, mớicó những nhà từ điển thực hành chứ chưa có được những nhà khoa học là chuyên gia vềlý thuyết từ điển học. Nhiều cuốn từ điển đã in ra, do chỗ chỉ được biên soạn dựa trên cơsở kinh nghiệm và sự cần mẫn của tác giả, thiếu hẳn cơ sở lí luận cần thiết, nên chấtlượng không cao. Đáng quan ngại hơn là có khá nhiều từ điển hiện nay được tổ chức biênsoạn vội vã, nội dung cóp nhặt, sao chép từ các cuốn từ điển khác, chất lượng thấp, saisót nhiều, gây tác hại cho người tra cứu. Điều này cho thấy, việc nghiên cứu các vấn đề líluận và phương pháp luận cùng với việc biên soạn từ điển, nhất là các từ điển loại lớn,cần phải được tổ chức một cách nghiêm túc và khoa học tại cơ sở chuyên môn có uy tíncao về khoa học từ điển.Do xu hướng toàn cầu hóa, nhiều quốc gia đầu tư vào Việt-Nam, nhu cầu giao thiệpvới người nước của người Việt Nam là rất lớn. Tiếng Anh là một ngôn ngữ được sử dụngchủ yếu trong các hoạt động thương mại, du lịch, nghiên cứu trên thế giới, do vậy các từđiển Anh-Việt, Việt-Anh xuất hiện ngày càng nhiều.1.2. Định nghĩa từ điển.Theo GS. Nguyễn Văn Tu tác giả cuốn “Từ vựng học tiếng Việt hiện đại” (NXB Giáodục, 1968, tr.269) thì "Từ điển là những tập sách tập hợp vốn từ vựng của một ngôn ngữ,xếp theo vần, theo đề tài hoặc theo nét, v.v... có giải nghĩa các từ và có chú thích cầnthiết về chính tả, ngữ pháp, ngữ âm, tu từ học v.v...". Ngoài ra còn có một số định nghĩakhác về từ điển như [7]:- Theo O.X. Ahmanova (Nga): Từ điển là sách miêu tả một cách hệ thống tổng thể cáctừ của một ngôn ngữ.- Theo V.G. Gak (Đại Bách khoa Toàn thư Xô Viết, xuất bản lần thứ 3): Từ điển làtập hợp từ (đôi khi cả hình vị hoặc cụm từ) sắp xếp theo trật tự nhất định, được dùng làmcẩm nang giải thích nghĩa của các đơn vị miêu tả, cung cấp các thông tin khác nhau vềTrang 6Đề tài Thiết kế phần mềm từ điển chuyên ngành Dệt-Maycác đơn vị đó hay dịch sang ngôn ngữ khác. Hoặc cung cấp các thông tin về sự vật đượccác đơn vị miêu tả đó biểu đạt.- Theo Viện Ngôn ngữ học Việt Nam (năm 1992): Từ điển là sách tra cứu tập hợp cácđơn vị ngôn ngữ (thường là đơn vị từ vựng) và sắp xếp theo một trật tự dễ tra tìm, cungcấp một số kiến thức cần thiết đối với từng đơn vị.Một số đặc tính tiêu biểu của từ điển đó là:- Tính chuẩn mực: Từ điển là nơi cung cấp thông tin hoặc giải thích một sự vật hayhiện tượng một cách ngắn gọn và chính xác nhất. Trừ phương pháp định nghĩa theo lốihàn lâm, bác học (phương pháp này sử dụng phổ biến trong từ điển triết học hay những từđiển chuyên ngành khác), phương pháp kiến giải của hầu hết từ điển là luôn dùng nhữngngôn từ đơn giản và phổ biến nhất trong xã hội. Thông tin trong từ điển luôn được kiểmchứng và thừa nhận rộng rãi trong cộng đồng xã hội.- Tính tương đối: Từ điển chứa đựng những thông tin đã có, đã được kiểm chứng, dođó, nó luôn bị thay đổi hoặc bổ sung theo thời gian, cùng với sự thăng trầm của sự vậthoặc hiện tượng mà nó đã đề cập. Từ điển luôn đi sau những thay đổi hoặc tiến bộ của xãhội loài người. Hiện nay đã có rất nhiều loại từ điển khác nhau, chúng gần như hoàn toànđộc lập với nhau. Sự phân lập này có thể dẫn đến hiện tượng mâu thuẫn về nội dung củacùng một vấn đề trong các từ điển khác nhau. Như vậy, tính tương đối của tự điển có thểphát sinh khi xem xét về cùng một vấn đề ở hai từ điển khác nhau. Từ điển cũng mangđậm phong cách của nhóm tác giả biên soạn ra nó. Tính tương đối của từ điển còn cónguyên nhân từ sự khác biệt của mỗi nền văn hóa - văn minh, ngôn ngữ, dân tộc, quốcgia trên thế giới. Mỗi thành tố trên có thể lý giải về cùng một hiện tượng xã hội theonhiều quan điểm, tư tưởng hay chính kiến khác nhau. Do đó, có thể cùng một khái niệm,nhưng tùy theo mỗi nền văn hóa khác nhau, có thể có cách vận dụng khác nhau. Như vậy,tính tương đối của từ điển có thể xuất phát từ sự chậm trễ khi cập nhật, sự phân lập củacác nhà từ điển học hoặc sự khác biệt của các nền văn hóa trên Trái Đất.- Tính đa dạng: Thông tin trong từ điển ghi nhận tất cả sự nhìn nhận, đánh giá, sửdụng hay vận dụng một khái niệm (phạm trù) theo nhiều hướng khác nhau. Sự đa dạngnày có nguồn gốc từ sự khác biệt giữa các nền văn hóa, văn minh và tiến bộ của các cộngđồng, dân tộc hoặc các quốc gia trên thế giới.- Tính trung lập: Bản thân sự đa dạng luôn hàm chứa nhiều mâu thuẫn hay đối lậpnhau. Do đó, tính trung lập của từ điển còn nhằm tránh các xung đột có thể xảy ra giữacác nền văn hóa, văn minh trên Trái Đất. Trừ từ điển của các nước có mô hình một đảngchính trị lãnh đạo, hầu hết các từ điển khác đều tôn trọng nguyên tắc trung lập này.- Tính lịch sử: Trong từ điển luôn chứa đựng đầy đủ sự hình thành và phát triển củamột khái niệm hay phạm trù mà nó lưu giữ. Ở đó, người xem tiếp cận được cả cách sửdụng (vận dụng) từ ngữ từ lúc sơ khai cho đến hiện tại [9].1.3. Phân loại từ điển.Với phát triển của các loại từ điển hiện đại, từ điển không còn là những quyển sáchmà còn có thể là những sản phẩm tra cứu thông qua các thiết bị hiện đại hay gọi là từ điểnđiện tử. Từ điển ngày nay được hiểu là “Hệ tìm kiếm những thông tin được mang chứamột cách phân loại dưới hình thức ngôn từ”. Từ điển đóng vai trò to lớn trong văn hoáTrang 7Đề tài Thiết kế phần mềm từ điển chuyên ngành Dệt-Maytinh thần, chứa những tri thức về mặt xã hội nhất định trong một thời kì lịch sử. Từ điểnthực hiện các chức năng xã hội khác nhau, như chức năng thông báo, chức năng giao tiếpvà chức năng chuẩn mực. Hiện nay có ba dạng từ điển được sử dụng song song gồm:- Từ điển giấy (từ điển truyền thống) là loại từ điển chứa ký tự và hình ảnh đượcđóng thành sách. Từ điển giấy có lịch sử phát triển lâu đời gắn với nhiều hình thức sửdụng như từ điển đơn ngữ, từ điển song ngữ, từ điển đa ngữ, từ điển chuyên ngữ, từ điểnbách khoa toàn thư… Quyển từ điển được xem là sách gối đầu của nhiều nhà ngôn ngữhọc đó là quyển từ điển Oxford của nhà xuất bản Oxford Unversity Press.Hình 1: Từ điển Oxford của nhà xuất bản Oxford Unversity Press- Phần mềm từ điển (chương trình từ điển) là từ điển được cài đặt trên các thiết bịđiện tử hiện đại như máy tính cá nhân (máy tính để bàn, laptop…), thiết bị cầm tay (điệnthoại, kim từ điển). Các phần mềm điện tử tiện lợi hơn so với từ điển giấy do tương tácnhanh, chứa nhiều thông tin, bên cạnh đó từ điển dạng này có chứa âm thanh, phim nêntính trực quan và sinh động hơn, ít gây nhàm chán cho người sử dụng. Babylon là phầnmềm từ điển nổi tiếng nhất trên thế giới hiện nay do chứa một kho dữ liệu khổng lồ. ỞViệt Nam có từ điển Lạc Việt cũng được nhiều người dùng biết đến. Kim từ điển là mộtdạng phần mềm từ điển nhưng được lưu trong một máy tính thu nhỏ.Hình 2: Phần mềm từ điển Babylon và kim từ điển.- Từ điển mạng (từ điển website, từ điển online, từ điển trực tuyến): Để đáp ứng nhucầu tra tìm thông tin trên mạng, các từ điển trực tuyến xuất hiện ngày càng nhiều. Các từđiển này thường ở dạng nguồn mở, tức là thông tin được cập nhật và tải về từ chínhnhững người sử dụng thông qua ban quản trị website. Do vậy, đây là dạng từ điển phongphú về nội dung, có thể tra cứu ở mọi nơi với nhiều ngôn ngữ được hỗ trợ và được cậpnhật hàng ngày. Các website từ điển nổi tiếng là Encyclopedia, Wikipedia… được hàngtriệu người truy cập mỗi ngày. Tiếng Việt có từ điển trực tuyế Vdict.Trang 8Đề tài Thiết kế phần mềm từ điển chuyên ngành Dệt-MayHình 3: Từ điển trực tuyến Wikipedia tiếng Việt* Bách khoa toàn thư được xem là từ điển hàm chứa nhiều tri thức nhân loại, gồmnhiều lĩnh vực khoa học như từ điển triết học, từ điển thành ngữ, từ điển song ngữ, từđiển thần học, từ điển tiếng lóng, từ điển ngôn ngữ phụ nữ...1.4. Sự cấp thiết của việc nghiên cứu biên soạn từ điển chuyên ngành Dệt May.Từ điển chuyên ngành là dạng từ điển phục vụ cho một lĩnh vực nhất định. Hiện nay,ở Việt Nam có khá nhiều từ điển chuyên ngành thuộc những lĩnh vực như xây dựng, côngnghệ thông tin, ngân hàng, sinh học, kỹ thuật, hàng hải... Lĩnh vực Dệt-May đã xuất bảnquyển từ điển Dệt-May, là sản phẩm hợp tác giữa các chuyên gia của viện Dệt và trườngđại học Bách Khoa Hà Nội, tuy nhiên từ điển này chủ yếu phục vụ lĩnh vực Công nghệDệt, phần Công nghệ May còn bỏ ngỏ. Những lý do dẫn đến thực trạng tài liệu chuyênngành Dệt-May chưa thể đáp ứng được nhu cầu tri thức chuyên ngành đó là:a. Thiếu tài liệu dịch thuật sang tiếng Việt và ngược lại.Những tài liệu trong lĩnh vực ngành Dệt-May ở Việt Nam hiện nay ở dạng tiếng Anhkhá nhiều, các tài liệu tiếng Việt chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu kiến thức chuyênngành. Vấn đề dịch thuật các tài liệu tiếng Anh sang tiếng Việt chưa được quan tâm đúngmức.Mặt khác, tại các cơ sở đào tạo hiện nay, mảng tiếng Anh chuyên ngành đang còn bỏngỏ, các giáo viên dạy môn học này thiếu nhiều tài liệu chuyên môn đặc biệt là tài liệusong ngữ Anh - Việt. Sinh viên và giáo viên khi tìm hiểu các tài liệu tiếng Anh gặp khánhiều khó khăn vì một số từ chuyên môn không thể tra trong các từ điển thông thườngnhư từ điển giấy, chương trình từ điển Lạc Việt…Thực trạng khả năng ngoại ngữ của giáo viên May hiện nay có nhiều hạn chế. Nhữnggiáo viên dạy các môn liên quan đến lĩnh vực Dệt-May thường chỉ chú trọng mảng tiếngAnh của môn mình đang dạy. Do đó, để nâng cao trình độ ngoại ngữ và năng lực tiếp cậncác tài liệu nước ngoài cần chú trọng công tác dịch thuật. Công việc dịch thuật tài liệunước ngoài cần phải thực hiện thường xuyên, có tổ chức và mang tính học thuật cao. Bêncạnh đó, do sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và những tiến bộ trong sảnxuất hàng may mặc, nhiều khái niệm mới được đề cập đến, công việc biên dịch tài liệumang nhiều lợi ích cho ngành công nghiệp dệt may Việt Nam trước thềm hội nhập.Hiện nay, tại các trường đại học có chương trình đào tạo ngành Dệt-May như trườngĐại học Bách Khoa Hà Nội, đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, đại học Bách KhoaTP.HCM, đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, đại học Công Nghiệp TP.HCM…. cácgiáo trình chuyên ngành tiếng Anh còn khá hạn chế, môn tiếng Anh chuyên ngành thiênvề chuyên ngành rộng cơ khí hoặc thiên về dệt. Tài liệu được cho là đầy đủ nhất dạngTrang 9Đề tài Thiết kế phần mềm từ điển chuyên ngành Dệt-Maysong ngữ Anh sang Việt được lưu hành tại Việt Nam là quyển từ điển Dệt-May của tậpthể tác giả trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và Viện Công nghiệp Dệt sợi biên soạn.Tuy nhiên tài liệu này phần lớn nội dung thuộc về lĩnh vực công nghệ Dệt, nhiều thuậtngữ lĩnh vực May chưa được đề cập đến.Mặt khác, các tài liệu biên dịch này phần lớn chuyển đổi từ Anh sang Việt, hiếm tàiliệu nào dịch từ Việt sang Anh. Khi cần diễn giải hoặc soạn thảo các văn bản giao dịchvới đối tác nước ngoài, nhân viên thường gặp khó khăn trong việc lựa chọn các từ chuyênmôn phù hợp, với những người chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dệt-May thìvấn đề này càng trở lên nan giải.b. Thiếu sự thống nhất về thuật ngữ trong ngành.Trên thực tế, các thuật ngữ ngành dệt may hiện nay sử dụng chưa thống nhất. Nhữnglý do cơ bản dẫn đến tình trạng này như đã nêu ở trên, tuy nhiên còn một nguyên nhânkhác đó là sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền.Thứ nhất, đó là sự không thống nhất về tiếng Việt. Qua sự biến đổi của lịch sử và sựảnh hưởng văn hóa từ các quốc gia trên thế giới, các từ ngữ đã được điều chỉnh để phùhợp với thực tế khách quan của mỗi vùng miền. Ví dụ, cũng là từ tiếng Anh là “button”nhưng ở miền Bắc gọi là “cúc” trong khi ở miền Nam gọi là “nút”, hoặc từ “hem” miềnBắc dịch là “gấu áo, gấu quần” trong khi đó ở miền Nam dịch là “lai áo, lai quần”.Thứ hai, đó là sự không thống nhất các từ tiếng Anh trên thế giới về cách viết, cáchđọc và cách dùng từ. Tiếng Anh của người Anh có nhiều điểm khác biệt với tiếng Anhcủa người Mỹ, người Australia và một số quốc gia nói tiếng Anh khác. Do vậy lượng từtiếng Anh về chuyên ngành Dệt-May là rất lớn nhưng chưa có các thống kê hay chỉ dẫncách dùng của mỗi từ vựng.Cuối cùng là sự không thống nhất giữa sách giáo trình với thực tế sản xuất. Các tàiliệu dùng đào tạo tiếng Anh chuyên ngành may thường chỉ mang tính chất cung cấp từvựng mà chưa chú trọng vào tình huống sử dụng của từ.c. Hiện trạng số hóa tài liệu chuyên ngành Dệt-May còn nhiều bất cập.Xu hướng số hóa dữ liệu đang xâm nhập vào nhiều lĩnh vực, mang nhiều tiện ích chongười sử dụng như tiết kiệm thời gian, lưu trữ nhiều thông tin, lâu dài và phổ cập. Tuynhiên, lĩnh vực Dệt-May công tác số hóa tài liệu còn nhiều bất cập, chưa có hệ thống vàchưa được chú trọng. Điều này dẫn đến việc thông tin về chuyên ngành dù rất nhiềunhưng nằm rải rác, khó tổng hợp hoặc tra cứu mất nhiều thời gian.Gần đây, công tác số hóa tài liệu được tập trung vào một số giáo trình điện tử do mộtsố giảng viên và sinh viên thực hiện trong các đề tài tốt nghiệp hoặc nghiên cứu khoahọc. Các tài liệu được số hóa này bước đầu đã góp phần xây dựng thư viện tài liệuchuyên ngành mang tính khoa học hơn.Đối với tiếng Anh chuyên ngành, công việc số hóa mới chỉ dừng lại ở một số đề tàimang tính giới thiệu môn học, thiếu từ vựng, hình ảnh và tính ứng dụng. Phần lớn các đềtài có qui mô nhỏ, chưa được kiểm định từ các nhà chuyên môn do vậy chưa thể triểnkhai rộng rãi đến những đối tượng có nhu cầu trong ngành.Trang 10Đề tài Thiết kế phần mềm từ điển chuyên ngành Dệt-MayNhư vậy, cấp thiết cần phải có một phần mềm từ điển chuyên ngành Dệt-May chođông đảo người sử dụng ở Việt Nam. Từ điển này không chỉ giải quyết bước đầu về sựthiếu thống nhất về thuật ngữ chuyên ngành, cung cấp lượng từ tiếng Anh và tiếng Việtnhất định phục vụ công việc học tập và nghiên cứu tài liệu chuyên ngành, khai thác tàiliệu chuyên ngành có hiệu quả thông qua phần mềm từ điển với giao diện thân thiện, tracứu nhanh, chuẩn xác...1.5. Cách tiếp cận của đề tài.Tiếp cận tài liệu chuyên ngành dạng tiếng Anh và tiếng Việt từ các nguồn sau:- Sách, giáo trình, tài liệu chuyên ngành Dệt-May-Thời trang.- Tra cứu tại các website lĩnh vực Dệt-May-Thời trang trong và ngoài nước.- Chọn lọc sử dụng dữ liệu trên các phần mềm từ điển sẵn có như từ điển Lạc Việt, từđiển trực tuyến, từ điển bách khoa toàn thư online (wikipedia).Tiếp cận ngôn ngữ lập trình Visual Basic .Net bằng phương pháp:- Nghiên cứu gói phần mềm Visual Studio 2008 trong đó có sử dụng ngôn ngữ lậptrình Visual Basic .Net trên các sách tin học.- Thiết kế giao diện trên Visual Basic thông qua giao diện đồ họa.- Tìm hiểu các mã lệnh (code) trên cơ sở sách về Visual Basic và trên diễn đàn .NET.- Đóng gói chương trình và tiến hành khảo sát đối tượng sử dụng.1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài.Để thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu:- Phương pháp phân tích dữ liệu: tổng hợp dữ liệu từ các tài liệu chuyên ngành thôngqua sự cung cấp của các giảng viên có uy tín trong lĩnh vực Dệt-May và các nguồn tàiliệu mã nguồn mở trên Internet và thư viện sách.- Phương pháp thực nghiệm: thiết kế từ điển bằng ngôn ngữ Visual Basic .Net với hainhiệm vụ chính: trình bày giao diện, và viết mã (code) cho từ điển.- Phương pháp khảo sát: lấy ý kiến sử dụng của một số sinh viên trong ngành Côngnghệ May về khả năng ứng dụng của từ điển.1.7. Phạm vi nghiên cứu.Do thời gian có hạn, đề tài chỉ dừng lại ở một số yêu cầu sau:- Đưa ra giải pháp thiết kế phần mềm từ điển chuyên ngành Dệt-May bằng ngôn ngữlập trình Visual Basic .Net, chưa thể so sánh tính ưu việt và hiệu quả so với các ngôn ngữlập trình khác.- Do kinh phí và thời gian không cho phép, chưa thể bổ sung nhiều chức năng phụkhác của ứng dụng từ điển như video theo chủ đề, phát âm cho từ.- Thống kê và biên soạn số lượng từ dùng trong từ điển trên các số liệu sẵn có, nộidung đáp ứng nhu cầu chung của ngành. Trong quá trình sử dụng và hướng phát triển tiếptheo của đề tài cần tiếp tục cập nhật thêm.- Khảo sát ý kiến sử dụng đối với sinh viên thuộc khoa Công nghệ May và Thời trang,đây là đối tượng sử dụng chính của chương trình từ điển. Tuy nhiên, nếu thời gian chophép có thể tiến hành khảo sát thêm các đối tượng khác.Trang 11Đề tài Thiết kế phần mềm từ điển chuyên ngành Dệt-May1.8. Kế hoạch nghiên cứu.Kế hoạch nghiên cứu của nhóm kể từ khi ký hợp đồng đến khi nghiệm thu sản phẩm,lịch trình được thực hiện như sau:STTNội dung công việcNgƣời thực hiệnThời gian1Thiết kế giao diện phần mềm và hiệuNguyễn Tuấn Anh và cả 15/06/10chỉnh tương tác.nhóm2Cung cấp các tài liệu liên quan như đề Nguyễn Ngọc Châu15/04/10tài của SV, tài liệu tham khảo, mua tài Phạm Thị Hàliệu IT hoặc chuyên ngành (nếu cầnHồ Thị Thục Khanhthiết)3Cung cấp thuật ngữ Anh-Việt dạng file Cả nhóm15/06/10word dạng bảng (từ tiếng Anh - phiênvà tiếp tụcâm - từ loại - nghĩa tiếng Việt - hìnhbổ sungminh họa)4Xử lý dữ kiện đã cung cấp dưới dạngHồ Thị Thục Khanh15/07/10từ điển Anh-ViệtNguyễn Ngọc Châu5Update nội dung từ điển Anh-Việt vào Nguyễn Tuấn Anh15/08/10phần mềm6Xử lý dữ kiện đã cung cấp dưới dạngPhạm Thị Hà15/07/10từ điển Việt-AnhNguyễn Ngọc Châu7Update nội dung từ điển Việt-Anh vào Nguyễn Tuấn Anh15/08/10phần mềm8Chạy thử và khảo sát người sử dụngCả nhóm01/09/10+ Lập phiếu khảo sát+ Thăm dò ý kiến+ Thống kê và nhận xét9Viết nội dung đóng quyển và in ấnNguyễn Tuấn Anh15/10/1010 Chuẩn bị nội dung báo cáo và báo cáo Nguyễn Tuấn Anh12/11/10Hồ Thị Thục Khanh11 Hoàn tất thủ tục nghiệm thu và thanhNguyễn Tuấn Anh08/12/10toán đề tài.Phạm Thị Hà1.9. Một số khó khăn khi thực hiện đề tài.Trong quá trình thực hiện đề tài này, nhóm nghiên cứu đã gặp một số khó khăn kháchquan cũng như chủ quan nhất định. Những khó khăn đó là:- Thời gian triển khai và thực hiện đề tài ngắn: Đây là khó khăn lớn nhất bởi với thờigian ngắn nhóm nghiên cứu vừa phải thiết kế giao diện, viết code, biên soạn từ vựng,định dạng font chữ, hệ tiếng Việt… dẫn đến một số sai sót nhỏ.- Kinh phí triển khai không cho phép mở rộng đề tài dẫn đến một số chức năng chưathể thỏa mãn yêu cầu của người sử dụng như chức năng phát âm, tạo liên kết từ trong bàihọc.Trang 12Đề tài Thiết kế phần mềm từ điển chuyên ngành Dệt-May- Năng lực hạn chế về lập trình của nhóm nghiên cứu vì không được đào tạo từ côngnghệ thông tin, do vậy khó có thể đạt hiệu quả tối ưu cho phần viết code hoặc chọn ngônngữ mặc dù cũng đã được tư vấn và đọc nhiều tài liệu hướng dẫn.- Còn khá nhiều từ vựng thuộc chuyên ngành chưa được dịch hoặc dịch chưa chínhxác do vậy nhóm nghiên cứu chưa thể đưa vào từ điển. Điều này dẫn đến nhiều từ trakhông có, cần phải cập nhật thêm trong lần tái bản sau.- Nhóm nghiên cứu chưa có nhiều kinh nghiệm triển khai các đề tài nghiên cứu khoahọc. Một số yêu cầu đặt ra đối với đề tài đã không đúng tiến độ như dự kiến.Trang 13Đề tài Thiết kế phần mềm từ điển chuyên ngành Dệt-MayCHƢƠNG 2NỘI DUNG NGHIÊN CỨU2.1. Cơ sở lựa chọn ngôn ngữ lập trình Visual Basic .Net thiết kế từ điển Dệt-May.Ngôn ngữ lập trình là một hệ thống được ký hiệu hóa để miêu tả những tính toán(qua máy tính) trong một dạng mà cả con người và máy đều có thể đọc và hiểu được [9].Theo định nghĩa ở trên thì một ngôn ngữ lập trình phải thỏa mãn được hai điều kiện cơbản là:- Phải dễ hiểu và dễ sử dụng đối với người lập trình, để con người có thể dùng giảiquyết các bài toán khác nhau.- Phải miêu tả một cách đầy đủ và rõ ràng các tiến trình, để có thể chạy được trên cácmáy tính khác nhau.Một ngôn ngữ lập trình thông thường bao gồm:- Dữ liệu và cấu trúc dữ liệu.- Câu lệnh và dòng điều khiển.- Các tên và các tham số.- Các cơ chế tham khảo và sự tái sử dụng.Các ngôn ngữ lập trình hiện đại ngày nay thường có các thành tố:- Giao diện đồ họa: tạo sự tương tác tốt cho lập trình viên khi thực hiện viết lệnh điềukhiển ứng dụng.- Điều khiển theo sự kiện: giúp đồng bộ hóa các thiết bị đều cuối như chuột, bànphím, máy in…- Thời gian thực: giúp truy cập nhanh cơ sở dữ liệu để có thể chia sẻ ở nhiều nơi.- Hỗ trợ nhiều hệ điều hành: nhằm quản lý tốt sự tương thích giữa chương trình vớivới bộ nhớ và các điều khiển hệ thống khác.Một số ngôn ngữ lập trình được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay như:+ Java: là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng (OOP), thay vì biên dịch mãnguồn thành mã máy hoặc thông dịch mã nguồn khi chạy, Java được thiết kế để biên dịchmã nguồn thành bytecode, bytecode sau đó sẽ được môi trường thực thi (runtimeenvironment) chạy. Do vậy, Java thường chạy nhanh hơn những ngôn ngữ lập trình thôngdịch khác như Python, Perl, PHP...+ C: là một ngôn ngữ mệnh lệnh được phát triển từ đầu thập niên 1970 bởi KenThompson và Dennis Ritchie dùng trong hệ điều hành UNIX. C được ưa chuộng để viếtcác phần mềm hệ thống, mặc dù cũng được dùng cho việc viết các ứng dụng. C cũngthường được dùng làm phương tiện giảng dạy trong khoa học máy tính.+ PHP: là một ngôn ngữ lập trình kịch bản hay một loại mã lệnh chủ yếu được dùngđể phát triển các ứng dụng viết cho máy chủ, mã nguồn mở, dùng cho mục đích tổngquát, thích hợp với web và có thể dễ dàng nhúng vào trang HTML.+ C++: là ngôn ngữ đa mẫu hình tự do có kiểu tĩnh và hỗ trợ lập trình thủ tục, dữ liệutrừu trượng, lập trình hướng đối tượng, và lập trình đa hình. Từ thập niên 1990, C++ đãtrở thành một trong những ngôn ngữ thương mại phổ biến nhất.+ C# và Visual Basic .Net là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng được phát triển bởiMicrosoft, là phần khởi đầu cho kế hoạch .NET của họ. Microsoft phát triển C# dựa trênTrang 14Đề tài Thiết kế phần mềm từ điển chuyên ngành Dệt-MayC++ và Java. C# được miêu tả là ngôn ngữ có được sự cân bằng giữa C++, Visual Basic,Delphi và Java. C# được thiết kế chủ yếu bởi Anders Hejlsberg kiến trúc sư phần mềmnổi tiếng với các sản phẩm Turbo Pascal, Delphi, J++, WFC.+ Delphi: là một ngôn ngữ lập trình của hãng Borland dựa trên nền Pascal với cácphần mở rộng hướng đối tượng (nên còn có tên gọi trước đó là Object Pascal). Delphiban đầu được thiết kế trên môi trường đồ họa phát triển tích hợp (Integrated DevelopmentEnvironment) trên Microsoft Windows, tuy nhiên hiện nay nó cũng cho phép xây dựngcác ứng dụng theo kiến trúc Linux và Microsoft .NET.+ Pascal: là một ngôn ngữ lập trình cho máy tính thuộc dạng mệnh lệnh, đượcNiklaus Wirth phát triển vào năm 1970 là ngôn ngữ đặc biệt thích hợp cho kiểu lập trìnhcó cấu trúc. Pascal dựa trên ngôn ngữ lập trình Algol và được đặt tên theo nhà toán họcvà triết học Blaise Pascal.Ngôn ngữ BASIC (Beginner’s All Purpose Symbolic Instruction Code) đã có từ năm1964, rất dễ học và dễ dùng. Nhiều chuyên gia tin học và công ty tạo các chương trìnhthông dịch (Interpreters) và biên dịch (Compilers) bằng ngôn ngữ này.Năm 1975, Microsoft tung ra thị trường sản phẩm đầu tay Microsoft BASIC và tiếpđó Quick BASIC (QBASIC) thành công rực rỡ. QBASIC phát triển trong nền Windowsnhưng vẫn khó khăn khi tạo giao diện kiểu Windows. Microsoft tung ra sản phẩm mớicho phép ta kết hợp ngôn ngữ dễ học BASIC và môi trường phát triển lập trình với giaodiện bằng hình ảnh (Graphic User Interface - GUI) trong Windows. Đó là Visual BasicVersion 1.0. Trước khi ra đời ngôn ngữ này chưa có giao diện bằng hình ảnh (GUI) vớimột IDE (Integrated Development Environment) giúp các chuyên gia lập trình tập trungcông sức và thì gìờ vào các khó khăn liên hệ đến doanh nghiệp của mình. Mỗi người phảitự thiết kế giao diện qua thư viện có sẵn Windows API (Application ProgrammingInterface) trong nền Windows. Điều này tạo ra những trở ngại không cần thiết làm phứctạp việc lập trình. Visual Basic giúp ta bỏ qua những hệ lụy đó, chuyên gia lập trình cóthể tự vẽ cho mình giao diện cần thiết trong ứng dụng (application) một cách dễ dàng.Phiên bản 6.0 cung ứng phương pháp mới nối với Cơ sở dữ liệu (Database) qua sự kếthợp của ADO (Active Data Object). ADO còn giúp các chuyên gia phát triển mạng nốivới Database khi dùng Active Server Pages (ASP). Bộ Microsoft Visual Studio.NET baogồm nhiều công cụ yểm trợ lập trình và ngôn ngữ lập trình .NET, ví dụ như: VB.NET, C#(C Sharp), Visual C++.NET và Visual J#.NET và hỗ trợ .NET Framework 3.0.VB6 không cung ứng tất cả các đặc trưng của kiểu mẫu ngôn ngữ lập trình khuynhhướng đối tượng (Object Oriented Language - OOL) như các ngôn ngữ C++, Java.Trên Visual Basic.NET và C# (gọi là C Sharp), thay vì cải thiện hay vá víu thêm thắt vàoVB6, Microsoft đã xoá bỏ tất cả làm lại từ đầu các ngôn ngữ lập trình mới theo kiểu OOLrất hùng mạnh cho khuôn nền .NET Framework. Sau đó, nhiều ngôn ngữ lập trình kháccũng thay đổi theo như Smalltalk.NET, COBOL.NET… làm công nghệ tin học trở nênphong phú hơn, đa dạng hơn. Nếu VC++ linh động và hiệu năng hơn VB6, thì C# chẳngkhác gì VB.NET. Code C# có thể chuyển qua code VB.NET dễ dàng vì nguồn code VC++và Java gần gũi C# hơn VB6 với VB.NET, trên thực tế nguồn code C# có nhiều hơnVB.NET.Trang 15Đề tài Thiết kế phần mềm từ điển chuyên ngành Dệt-MayVB.NET là ngôn ngữ lập trình mới và rất lợi hại, không những lập nền tảng vữngchắc theo kiểu mẫu đối tượng như các ngôn ngữ lập trình hùng mạnh khác đã vang danhC++, Java mà còn dễ học, dễ phát triển và còn tạo mọi cơ hội hoàn hảo để giúp ta giảiđáp những vấn đề khúc mắc khi lập trình. Hơn nữa, dù không khó khăn gì khi cần thamkhảo, học hỏi hay đào sâu những gì xảy ra bên trong … hậu trường OS, VisualBasic.NET (VB.NET) giúp đối phó với các phức tạp khi lập trình trên nền Windows vàdo đó, chỉ tập trung công sức vào các vấn đề liên quan đến dự án, công việc hay doanhnghiệp mà thôi.Tập hợp các đối tượng (objects) được gọi là .NET Framework và tập hợp các dịch vụyểm trợ mọi ngôn ngữ lập trình .NET gọi là Common Laguage Runtime (CLR). Cácthành phần cơ bản của .NET: User Applications, .NET Framework.NET Servers, .NETDevices, Hardware Components.Hình 4: Thành phần chính của .NET FrameworkMặc dù VB.NET, Visual C++.NET hay C# khác nhau về syntax và các công dụng phụthuộc nhưng tất cả đều biên dịch ra cùng một ngôn ngữ trung gian gọi là MSIL(Microsoft Intermediate Language) và do đó, không có ngôn ngữ lập trình .NET nàohùng mạnh hơn ngôn ngữ lập trình .NET nào, việc chọn ngôn ngữ là tùy thuộc vào lậptrình viên.Nhóm nghiên cứu lựa chọn giải pháp ngôn ngữ lập trình VB.Net để thiết kế từ điển vì:- VB.Net là ngôn ngữ lập trình dễ hiểu, được hỗ trợ mạnh của Microsoft (Windows làhệ điều hành phổ biến nhất hiện nay).- Visual Basic Aplication (VBA) đã được tích hợp trong ứng dụng MicrosoftPowerpoint đang được sử dụng rộng rãi trong trình chiếu báo cáo, do vậy không mất quánhiều thời gian của nhóm nghiên cứu để tìm hiểu triển khai ứng dụng VB.NET.- Visual Basic là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi, giảng dạy trong các trường đạihọc, cao đẳng của các ngành kỹ thuật, do đó tính ứng dụng cao, thích hợp cho công táctriển khai và mở rộng hướng nghiên cứu của đề tài từ các đối tượng sử dụng từ điển.2.2. Giới thiệu giao diện VB.Net.Trang 16Đề tài Thiết kế phần mềm từ điển chuyên ngành Dệt-MayVB.Net là phần mềm lập trình đồ họa được thiết kế kiểu Giao diện đa tài liệu MDI(Multiple Document Interface). Trong một số ứng dụng lớn bao gồm hàng chục các biểumẫu (Form) trở lên thì việc quản lý cũng như thao tác trên các biểu mẫu này là rất khókhăn nếu quản lý ứng dụng theo kiểu đơn tài liệu (Single Document). Chính vì vậy, đểquản lý ứng dụng hiệu quả, cần thiết kế ứng dụng theo kiểu giao diện đa tài liệu MDI.Hình 5: Giao diện thiết kế (Design) của VB.NetMDI là một ứng dụng trong đó có một Form, chứa các Form khác gọi là Form Parent,các Form được chứa bởi Form Parent còn gọi là Form Child.Trên giao diện thiết kế của ứng dụng VB.Net gồm các thành phần chính sau:- Form (Form Parent, Form Child): trình bày các thiết kế của ứng dụng (cửa sổ ứngdụng).- Toolbox: gồm các công cụ điều khiển được đưa lên Form trong quá trình tạo giaodiện cho ứng dụng.- Properties: là hộp thoại dùng thiết lập các thuộc tính của Form và các công cụ điềukhiển trên Form.- Solution Explorer: cửa sổ quản lý các Form và các dữ liệu của Form.- Standard: thanh tiêu chuẩn quản lý các công cụ lưu, thêm dự án, chạy thử ứngdụng, mở hộp thoại Properties, Solution Explorer.- Menu bar: trình đơn có nhiều lựa chọn gồm File, Edit, View, Project, Build, Debug,Data, Format, Tool, Test, Analyze, Window, Help.Trang 17Đề tài Thiết kế phần mềm từ điển chuyên ngành Dệt-MayHình 6: Cửa sổ Toolbox, Properties, Solution ExplorerCửa sổ Code của VB.Net thiết lập song song với cửa sổ thiết kế, các tab tên mỗi Formđược phân biệt với nhau bằng chữ Design. Ví dụ cửa sổ Code có tên Form1.vb, cửa sổthiết kế sẽ có tên Form1.vb [Design].Hình 7: Cửa số Code của VB.Net2.3. Thiết kế giao diện chƣơng trình.Giao diện của chương trình là nơi thao tác tra từ và lựa chọn các tùy chỉnh khác nhưmở cửa sổ mới, chuyển đổi từ điển, thay đổi giao diện, truy nhập cơ sở dữ liệu…2.2.1. Giao diện chính (FrInterface).Yêu cầu thiết kế đối với cửa sổ giao diện chính gồm:Trang 18Đề tài Thiết kế phần mềm từ điển chuyên ngành Dệt-May- Ô nhập các ký tự của từ để tra nghĩa: các ký tự nhập từ bàn phím hoặc copy/paste,có hỗ trợ gõ tiếng Việt (Unicode).- Khung danh sách chính liệt kê các từ có trong từ điển, danh sách này được cập nhậtvà sắp xếp theo chữ cái. Ngoài ra, còn có các danh sách khác dùng để hỗ trợ hiển thị nộidung cho các từ trong danh sách chính như danh sách từ, danh sách nghĩa, danh sáchphiên âm, danh sách tiếng Anh.- Nhãn hiển thị các nội dung là ký tự gồm nhãn hiển thị từ trong danh sách, nhãn hiểnthị phiên âm, nhãn hiện thị số từ đã cập nhật và một số nhãn hướng dẫn khác.- Khung hiển thị nghĩa của từ có thể kéo thả nếu nội dung vượt quá khung hiển thị.- Khung hiển thị hình ảnh minh họa cho từ được tra, khung được giới hạn kích thước.- Các nút điều khiển dùng thực thi các lệnh như tìm kiếm, chuyển đổi từ điển, thay đổigiao diện, cập nhật nội dung, tìm từ theo chủ đề, xem bài học, xem phim, tải danh sáchmới nhất, hướng dẫn sử dụng, liên hệ, thoát chương trình.- Trình đơn sổ xuống các lựa chọn như thay đổi từ điển, cập nhật, bài học…Hình 8: Giao diện chính của từ điển chuyên ngành Dệt-MayNhư vậy, với các yêu cầu trên, các công cụ điều khiển sử dụng trên Form giao diệnchính gồm:- LisBox gồm: lstIndex (danh sách từ sắp xếp theo chữ cái), lstTu (danh sách từkhông được sắp xếp), lstPhienam (danh sách các phiên âm không được sắp xếp), lstAnh(danh sách các từ định nghĩa tiếng Anh không sắp xếp), lstNghia (danh sách nghĩa của từkhông được sắp xếp).- TextBox: txtInput (ô nhập từ cần tra).- Label gồm: lblPhienam (hiển thị các phiên âm), lblTu (hiển thị từ vừa tra), lblCount(đếm số từ trong danh sách), và một số nhãn hướng dẫn.- PictureBox: pcBox (hiển thị hình ảnh minh họa cho mỗi từ).Trang 19Đề tài Thiết kế phần mềm từ điển chuyên ngành Dệt-May- Button gồm: btnDic (nút thay đổi từ điển từ Anh sang Việt và ngược lại), btnEdit(nút mở cửa sổ cập nhật từ), btnLesson (nút mở cửa sổ bài học), btnTopic (nút mở cửasổ tìm từ theo chủ đề), btnVideo (nút mở cửa sổ xem videoclip), btnEn (nút mở cửa sổđịnh nghĩa từ bằng tiếng Anh), btnSearch (nút thực thi lệnh tra từ), btnVie và btnEng(nút thay đổi ngôn ngữ hiển thị trên giao diện), btnGuide và btnContact (nút mở cửa sổhướng dẫn sử dụng và liên hệ tác giả).- MenuStrip: mở trình đơn thay cho các điều khiển bằng nút như sau:Hình 9: Thiết kế trình đơn (MenuStrip)2.2.2. Giao diện cập nhật từ (FrEdit).Giao diện cập nhật từ gồm một số chức năng sau:Hình 10: Cửa sổ cập nhật từ vựng- Thêm từ: người dùng nhập thông tin vào các ô dữ liệu, sau đó nhấn nút “thêm từ”.- Xóa từ: người dùng nhập từ cần xóa vào ô cập nhật, sau đó nhấn nút “xóa từ”.- Sửa từ: người dùng tra từ trong danh sách để hiện thông tin trong các ô dữ liệu, sửanội dung và nhấn nút “sửa từ”Như vậy, để thể hiện ba chức năng trên, ở giao diện cập nhật từ cần phải có:- Nút thêm, xóa, sửa từ (các nút này chỉ thực hiện khi đã cập nhật đầy đủ thông tinvào các ô dữ liệu).- Ô nhập dữ liệu: gồm ô từ cập nhật, ô phiên âm, ô nghĩa của từ, ô định nghĩa từ.Trang 20Đề tài Thiết kế phần mềm từ điển chuyên ngành Dệt-May- Ngoài ra cần có một số lựa chọn trong danh sách để chèn ký tự phiên âm (trên bànphím không có) hoặc cách phân loại từ.- Các danh sách từ, nghĩa của từ, danh sách phiên âm, danh sách tiếng Anh… (tươngtự như giao diện chính).- Khung cập nhật hình ảnh từ một thư mục xác định vào thư viện dữ liệu của chươngtrình từ điển.- Các chức năng chuyển đổi từ điển thiết kế tương tự giao diện chính.Cụ thể giao diện cập nhật gồm các công cụ điều khiển như sau:- Button: btnAdd (nút chức năng thêm từ mới), btnRemove (nút chức năng xóa từtrong danh sách), btnEdit (nút chức năng nội dung của từ có trong danh sách), btnDic(nút chuyển đổi từ điển), btnVie và btnEn (nút chuyển đổi giao diện tiếng Anh và tiếngViệt), btnLoad (nút mở hộp thoại tải ảnh từ các thiết bị lưu trữ vào cơ sở dữ liệu củachương trình), btnExplain (nút mở hộp thoại hướng dẫn cách phân loại từ theo chủ đề).- TextBox: txtInput (ô nhập từ cập nhật), txtProunciaton (ô nhập phiên âm),txtMeaning (ô nhập nghĩa của từ), txtEnglish (ô nhập giải thích từ bằng tiếng Anh).- ListBox: lstIndex (danh sách từ sắp xếp theo chữ cái), lstWord (danh sách từ sắpxếp theo cơ sở dữ liệu), lstPronoun (danh sách phiên âm), lstMeaning (danh sáchnghĩa), lstEnglish (danh sách giải thích từ bằng tiếng Anh).- ComboxBox: cbCode (xác lập mã dùng để phân loại chủ đề cho từ), cbInsert (chèncác ký tự không có trong bàn phím khi nhập phiên âm cho từ).- ImageBox: imgLoad (dùng hiển thị hình ảnh khi cập nhật từ thư mục xác định hoặckhi tra từ có trong danh sách).2.2.3. Giao diện tìm từ theo chủ đề (FrTopic).Giao diện tìm từ theo chủ đề giúp người sử dụng dễ dàng phân loại từ và giới hạn chủđề để tra từ. Với khối lượng từ thu thập được, từ điển Dệt-May phân chia từ thành 10 chủđề, tuy vậy đây là cách phân loại tương đối bởi các chủ đề có sự trùng hợp lẫn nhau domột từ có thể có nhiều nghĩa, một từ có thể đồng thời được xếp loại theo nhiều chủ đề.Cụ thể như sau:- Chủ đề từ theo lĩnh vực Nguyên phụ liệu dệt may: là các từ diễn tả các loại xơ, sợi,vải, phụ liệu ngành may như (tên gọi, tính chất…).- Chủ đề từ theo lĩnh vực Thiết bị ngành dệt may: gồm các từ thuộc lĩnh vực thiết bịngành may và ngành dệt như máy may, máy dệt, dụng cụ phụ trợ…- Chủ đề từ theo Kết cấu trang phục: gồm các từ thuộc thiết kế, tạo mẫu, cấu tạotrang phục…- Chủ đề từ theo Qui trình công nghệ dệt may: gồm các từ thuộc sản xuất, gia công,qui cách may sản phẩm…- Chủ đề từ theo Hoàn tất sản phẩm may: gồm các từ mô tả quá trình hoàn tất vảinhư nhuộm, in hoa, xử lý bề mặt vải…- Chủ đề từ theo Mỹ thuật Thời trang: gồm các từ thuộc lĩnh vực thiết kế trang phục,trình diễn thời trang, vẽ mỹ thuật….- Chủ đề từ theo Tin học ứng dụng: gồm các thuật ngữ công nghệ thông tin tronglĩnh vực may công nghiệp.Trang 21Đề tài Thiết kế phần mềm từ điển chuyên ngành Dệt-May- Chủ đề từ theo Quản lý sản xuất hàng may mặc: gồm các từ thuộc quản lý doanhnghiệp may như tiếp thị kinh doanh may mặc, đàm phán, điều hành xí nghiệp may…- Chủ đề từ theo Sản phẩm dệt may: gồm các từ chỉ tên gọi của sản phẩm dệt maynhư quần, áo, váy, thảm, rèm, gối….- Chủ đề từ theo Lĩnh vực khác: chỉ các từ không thuộc các lĩnh vực trên.Hình 11: Cửa sổ tra từ theo chủ đềVới các yêu cầu trên, thiết kế giao diện tra từ theo chủ đề bao gồm:- Button: gồm các nút điều khiển hiện từ theo chủ đề là: btnNLD (nguyên phụ liệudệt may), btnTBM (thiết bị ngành may), btnKTP (kết cấu trang phục), btnCNM (quitrình công nghệ Dệt-May), btnHTV (hoàn tất sản phẩm may), btnMTP (mỹ thuật thờitrang), btnTHU (tin học ứng dụng ngành may), btnQLX (quản lý sản xuất hàng may),btnSPM (sản phẩm ngành Dệt-May), btnOTH (những vấn đề khác), btnDic (chuyển đổitừ điển), btnSearch (nút tra từ điển), btnClose (đóng cửa sổ).- TextBox: txtInput (ô nhập từ để tra).- Label: lblPronoun (ô hiển thị phiên âm), lblContent (ô hiển thị nghĩa), lblTopic (ôhiển thị chủ đề đang tra).- ListBox: tương tự như trên giao diện chính.2.2.4. Giao diện khác.a. Giao diện bài học (FrLesson).Giao diện bài học dùng để trình bày một số bài học giúp người sử dụng có thể vậndụng từ điển để tra các từ chuyên môn.Giao diện bài học được thiết kế với sự hỗ trợ định dạng .pdf nhằm mục đích tăng cáctùy chỉnh cho cửa sổ. Máy tính cần được cài đặt phần mềm Adobe Reader 8.0 để hỗ trợứng dụng này.Như vậy, các điều khiển dùng cho cửa sổ này sẽ là:- Button: gồm các nút hiển thị số thứ tự của từng bài học như btn1, btn2, btn3….Btn30.- RichTextBox: rcht (hiển thị bài học theo định dạng .rtf).Trang 22Đề tài Thiết kế phần mềm từ điển chuyên ngành Dệt-MayHình 12: Cửa sổ trình bày bài họcb. Giao diện xem phim (FrVideo).Giao diện xem phim là một cửa sổ dùng để trình chiếu các đoạn videoclip mô tả hoạtđộng sản xuất, gia công trong ngành Dệt-May.Hình 13: Cửa sổ xem phim (Video)Một số điều khiển sử dụng trong giao diện Video gồm:- Button: btnVD1, btnVD2…. btnVD30 chỉ thứ tự các phim được trình chiếu.- Window Media Player: wmpDisplay (khung trình chiếu phim).c. Giao diện Hướng dẫn sử dụng phầm mềm (FrGuide), giao diện Liên hệ tác giả(FrContact).Trang 23Đề tài Thiết kế phần mềm từ điển chuyên ngành Dệt-MayCác giao diện này được thực hiện nhằm mục đích hiển thị một số thông tin trợ giúp sửdụng phần mềm từ điển. Thiết kế giao diện của hai cửa sổ chung gồm:- RichTexBox: rchDisplay (hiển thị văn bản dạng rtf với các định dạng font chữ vàhình ảnh sinh động).- Button: btnClose (đóng cửa sổ).Hình 14: Cửa sổ Hướng dẫn sử dụng và cửa sổ Liên hệ tác giả2.3. Giải thuật các chức năng của từ điển.2.3.1. Giải thuật tải dữ liệu.Dữ liệu của chương trình được tải ngay khi khởi động chương trình hoặc khi thay đổitừ điển từ Anh sang Việt hoặc Việt sang Anh. Với cách tải dữ liệu này, chương trình từđiển có một số ưu điểm:- Tra từ nhanh do danh sách không cần phải cập nhật lại sau mỗi khi tra từ, vì vậy sẽkhông mất nhiều thời gian để tải dữ liệu từ cơ sở dữ liệu lên danh sách.- Người dùng có thể cập nhật nội dung cho từ điển song song khi tra từ hay khi đangsử dụng một cửa sổ khác mà không ảnh hưởng đến dữ liệu trong danh sách hoặc tốc độcủa thao tác tra từ.Chương trình từ điển được thiết kế theo kiểu quản lý dữ liệu cột danh sách. Các danhsách lần lượt được tải lên, bao gồm danh sách từ sắp xếp theo thứ tự (lstIndex), danhsách từ ngẫu nhiên do từ điển tải lên (lstTu), danh sách nghĩa (lstNghia), danh sáchphiên âm (lstPhienam), danh sách giải thích từ bằng tiếng Anh (lstAnh).Để tải cơ sở dữ liệu Access lên các danh sách với n hàng (item) trong bảng DataEV(dữ liệu Anh - Việt) hoặc DataVE (dữ liệu Việt-Anh) trong tệp dữ liệu gốc(Dulieu.mdb). Thuật tải dữ liệu kiểu này được diễn giải:+ Lần lượt thêm các item từ thứ 1 đến item thứ n vào danh sách lstIndex, item(i) nằmtrong khoảng từ 1 đến n.+ Tiếp tục thực hiện tương tự cho danh sách lstPhienam, lstNghia, lstAnh.Như vậy, chương trình từ điển đồng thời tải bốn danh sách lúc khởi động chươngtrình. Dưới đây là code tải dữ liệu đồng thời lên các danh sách của từ điển Anh - Việt:------------------------------------------------------------------------------------------------------Public Sub connectEV()Trang 24

Tài liệu liên quan

  • Phân tích và thiết kế phần mềm quản lý hàng hóa vật tư Phân tích và thiết kế phần mềm quản lý hàng hóa vật tư
    • 129
    • 1
    • 10
  • Phân tích thiết kế phần mềm quản lý hàng hóa vật tư lưu kho Phân tích thiết kế phần mềm quản lý hàng hóa vật tư lưu kho
    • 102
    • 1
    • 20
  • Phân tích và thiết kế phần mềm Quản líhàng hoá vật tư lưu kho Phân tích và thiết kế phần mềm Quản líhàng hoá vật tư lưu kho
    • 102
    • 758
    • 2
  • 406 Phân tích thiết kế phần mềm quản lý nhân lực ở Trung tâm Viễn thông di động Điện lực 406 Phân tích thiết kế phần mềm quản lý nhân lực ở Trung tâm Viễn thông di động Điện lực
    • 123
    • 402
    • 0
  • Phân tích và thiết kế phần mềm Quản lí hàng hoá vật tư lưu kho Phân tích và thiết kế phần mềm Quản lí hàng hoá vật tư lưu kho
    • 110
    • 523
    • 0
  • Thiết kế phần mềm Quản lý cửa hàng điện thoại Thiết kế phần mềm Quản lý cửa hàng điện thoại
    • 51
    • 681
    • 3
  • PHÂN TÍCH THIẾT KẾ PHẦN MỀM QUẢN LÝ NGUỒN VỐN DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẨU TƯ TỈNH ĐIỆN BIÊN PHÂN TÍCH THIẾT KẾ PHẦN MỀM QUẢN LÝ NGUỒN VỐN DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẨU TƯ TỈNH ĐIỆN BIÊN
    • 97
    • 549
    • 0
  • THIẾT kế GIÁO TRÌNH TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH kỹ THUẬT VIỄN THÔNG CHO SINH VIÊN năm THỨ tư KHOA điện   điện tử TRƯỜNG đại học GIAO THÔNG vận tải THIẾT kế GIÁO TRÌNH TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH kỹ THUẬT VIỄN THÔNG CHO SINH VIÊN năm THỨ tư KHOA điện điện tử TRƯỜNG đại học GIAO THÔNG vận tải
    • 40
    • 1
    • 1
  • Thiết kế phần mềm chấm bài tự động cho học sinh Thiết kế phần mềm chấm bài tự động cho học sinh
    • 146
    • 1
    • 1
  • Ứng dụng công nghệ multimedia vào việc lập phần mềm phục vụ chuyên ngành cơ khí sửa chữa thiết bị dệt-sợi Ứng dụng công nghệ multimedia vào việc lập phần mềm phục vụ chuyên ngành cơ khí sửa chữa thiết bị dệt-sợi
    • 100
    • 492
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(4.76 MB - 45 trang) - thiết kế phần mềm từ điển chuyên ngành dệt may Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Phần Mềm Từ điển Dệt May