Thiết Kế Phòng Tắm Phục Vụ Người Khuyết Tật

Phòng tắm thường là một trong những phòng thiết yếu hàng đầu trong một ngôi nhà. Chúng cho phép mọi người giải quyết nhu cầu cơ bản nhất. Ngoài vai trò làm sạch cơ thể, nhà tắm cũng đóng vai trò là một không gian để thư giãn.

giap phap phong tam cho nguoi khuyet tat

Nhưng đối với người khuyết tật, phòng tắm thiết kế thông thường không đủ và không đáp ứng nhu cầu của họ. Điều này ngẫu nhiên lại trở thành một vấn đề gây căng thẳng thực sự. Vì vậy, việc thiết kế nên một phòng tắm thân thiện với người khuyết tật là rất quan trọng. Phòng tắm/nhà vệ sinh cho người khuyết tật không chỉ phục vụ tốt hơn nhu cầu sinh hoạt của người khuyết tật. Mà ẩn ý sâu xa hơn là mang lại sự bình đẳng và tạo điều kiện cho họ tự chủ để hòa nhập dễ dàng hơn vào cuộc sống.

1. Những lưu ý khi xây dựng nhà vệ sinh cho người khuyết tật

Thiết kế nhà vệ sinh/nhà tắm cho người tàn tật có thể sử dụng dễ dàng là một điều rất phức tạp và đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Có rất nhiều vấn đề cần thiết phải xem xét ngoài bồn cầu dành cho khuyết tật. Bắt tay vào tự thiết kế có vẻ rất khó khăn nhưng rất may mắn là trên thị trường hiện nay đã có nhiều thiết bị vệ sinh được sản xuất dành cho những người khó khăn trong vận động.

giap phap phong tam cho nguoi khuyet tat 1

Để xây dựng nên một không gian nhà vệ sinh cho người khuyết tật cần phải lên kế hoạch tỉ mỉ. Đối với các gia đình có người khuyết tật phải chú ý, tìm hiểu vấn đề khó khăn trong việc dùng các thiết bị vệ sinh là như thế nào. Sau đó sẽ mua sắm, bố trí lắp đặt loại thiết bị vệ sinh, nội thất, phụ kiện nhà tắm cho phù hợp.

Đầu tiên là cần chú ý đến các chi tiết, bao gồm phân tích các đồ vật, vật dụng, góc vị trí mà làm phiền hoặc làm tổn thương người khuyết tật nên được bỏ qua hoàn toàn. Chỉ có hai điều thực sự quan trọng khi bạn muốn tạo phòng tắm chức năng cho người khuyết tật. Làm cho thiết kế phòng tắm an toàn cho người khuyết tật di chuyển và đảm bảo rằng sử dụng dễ dàng, thoải nhất có thể.

Vì vậy hãy chú ý rằng, cửa nhà tắm cho người khuyết tật cần rộng hơn. Những tấm thảm trong nhà tắm có thể không cần thiết vì nó sẽ là một cản trở trong di chuyển đối với người khuyết tật. Gạch lát nền nhà tắm là gạch chống trơn để đảm bảo an toàn nhất trong di chuyển cho người khuyết tật.

Vận động một mình trong phòng tắm rất nguy hiểm cho người không may bị tổn thương một bộ phận cơ thể. Ngã là tai nạn phổ biến có thể xảy ra với người khuyết tật. Vì vậy những lưu ý trong thiết kế phòng tắm phù hợp giúp nhiều người kém may mắn sống độc lập hơn và hơn thế là có được những trải nghiệm sử dụng những thiết bị nhà vệ sinh hiện đại an toàn, tiện dụng và tiện nghi.

2. Bố trí thiết bị vệ sinh dành cho người khuyết tật

Trong phần thứ 2 bài thiết kế phòng tắm cho người khuyết tật chúng ta sẽ đi tìm hiểu cụ thể về việc bố trí lắp đặt những thiết bị vệ sinh thiết yếu nhất. Những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy vào từng gia đình và nhu cầu của người khuyết tật mà việc thiết kế phòng tắm sẽ có những điều chỉnh, thay đổi phù hợp nhất.

Bồn cầu

Trên thị trường, bồn cầu sẽ có những kích thước tiêu chuẩn để lắp đặt trong nhà vệ sinh. Về chủng loại, bạn vẫn có những lựa chọn bồn cầu 1 khối, bồn cầu 2 khối hay bồn cầu treo tường.

giải pháp cho người khuyết tật 2

Việc lắp đặt những chiếc bồn cầu thông thường cho người khuyết tật yêu cầu về sàn khu vực này sẽ được nâng cao hơn. Nó sẽ giúp người khó khăn về vận động dễ dàng có thể sử dụng. Cách thiết kế này giống như làm với một nhà vệ sinh bình thường. Nó gần như không thể hiện nhiều cho mọi người thấy được đây là một phòng vệ sinh dành cho người khuyết tật.

Hoặc nếu không, bạn cũng có thể mua những chiếc bồn cầu được thiết kế riêng dành cho người khuyết tật. Sản phẩm có sẵn hoặc bạn cũng dễ dàng đặt hàng với những đơn vị sản xuất thiết bị vệ sinh. Bồn cầu được sản xuất sẵn sẽ tích hợp tay vịn và những phụ kiện hỗ trợ tốt nhất.

Chậu rửa mặt

Chậu rửa mặt là thiết bị vệ sinh thiết yếu thứ 2 trong nhà tắm/nhà vệ sinh dành cho người khuyết tật. Với khu vực này, tốt nhất bạn hãy bỏ qua ý tưởng lắp đặt tủ chậu. Bởi phần trống phía dưới chậu rửa sẽ giúp cho người khuyết tật ngồi hoặc đứng dễ dàng hơn mà không bị va chạm đầu gối của họ vào phần tủ chậu bên dưới.

giải pháp cho người khuyết tật 3

Kích thước chậu rửa mặt cũng được lựa chọn sao cho nó có sự cân đối với diện tích không gian nhà vệ sinh. Chậu rửa có thể được lắp đặt nghiêng về phía trước để người khuyết tật dù ngồi xe lăn cũng dễ dàng sử dụng.

Với yêu cầu như vậy, dường như chiếc chậu rửa mặt lavabo treo tường sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất. Lắp đặt chậu rửa chân ngắn hoặc không sử dụng chân để người khuyết tật sử dụng không cảm thấy bất kỳ sự vướng víu nào.

Khu vực vòi sen tắm

Tắm rửa luôn là cần thiết với bất cứ ai và người khuyết tật cũng vậy. Khu vực vòi sen tắm dành cho người khuyết tật cần phải thiết kế cẩn thận. Vì khu vực này luôn có nước nên sẽ rất có thể khiến mọi người bị trượt ngã.

giải pháp phòng tắm cho người khuyết tật 4

Ý tưởng về một bồn tắm ngồi cũng là rất thú vị với một nhà tắm dành cho người khuyết tật. Chiếc ghế ngồi và một lối đi giúp người khuyết tật có thể dễ dàng sử dụng và lại vô cùng thư giãn. Vòi sen tắm, van điều khiển sẽ được bố trí đúng tầm nên không có gì là khó khăn cả.

Nếu không phải là bồn tắm ngồi thì bạn cũng cần chú ý lắp đặt sen tắm thật thấp để người khuyết tật có thể sử dụng một cách thuận tiện nhất. Họ có thể di chuyển những chiếc xe lăn có thể chịu được nước vào khu vực sen tắm và tự có thể thực hiện hoạt động tắm mà không gặp bất cứ trở ngại nào.

Tay vịn

Một trong những vật thể thông thường được lắp đặt trong phòng tắm giúp mọi người gặp khó khăn trong di chuyển sẽ dễ dàng hơn. Đó là phụ kiện nhà tắm tay vịn ( các thanh vịn hỗ trợ). Tay vịn thường được lắp đặt gắn vào tường để giúp cho người dùng khuyết tật có khả năng tự đứng lên và đi di chuyển.

giải pháp cho người khuyết tật 5

Tương tự, ở khu bồn cầu và chậu rửa mặt chuyên dụng hay khu vòi sen tắm, các thanh hỗ trợ sẽ được lắp đặt ở đây. Có rất nhiều hình dáng, vật liệu và màu sắc thanh vịn do các thương hiệu thiết bị vệ sinh khác nhau sản xuất. Nên việc lựa chọn một mẫu sản phẩm phù hợp để không chỉ giúp người khuyết tật dễ sử dụng nhà vệ sinh mà nó cũng phù hợp hơn với phong cách thiết kế nhà tắm hiện đại, thẩm mỹ.

Sử dụng tay vịn là cách dễ dàng và đơn giản để tạo ra một phòng tắm thân thiện với người khuyết tật. Ở nhiều nước trên thế giới, khi xây dựng nhà vệ sinh công cộng, họ cũng lắp đặt những thanh vịn để lúc nào người khuyết tật có nhu cầu cũng sử dụng được. Đây là những ý tưởng hết sức nhân văn dành cho những người yếu thế.

3. Kết luận

Chúng ta phải chăm sóc tốt cho những người đang phải đối mặt với những khó khăn trong các hoạt động hàng ngày và không để họ cảm thấy bị bỏ rơi. Vì vậy, hãy thiết kế nhà tắm với những thiết bị vệ sinh và phụ kiện nhà tắm hỗ trợ người khuyết tật. Điều này sẽ giúp khiến họ cảm thấy được trao quyền như một người bình thường để họ cảm thấy thoải mái hơn trong sinh hoạt.

Từ khóa » Thiết Bị Vệ Sinh Cho Người Khuyết Tật Inax