Thiết Kế Quy Hoạch Cây Xanh đô Thị Quy định Như Thế Nào?

Cây xanh chuyên dụng trong đô thị là tất cả các loại cây xanh được sử dụng vào mục đích cách li, phòng hộ, nghiên cứu thực vật học, vườn ươm. (Theo Nghị định số: 64/2010/NĐ-CP)

Qui định về cây xanh chuyên dụng trong đô thị

Đất cây xanh sử dụng chuyên dụng

Diện tích đất để trồng các loại cây xanh được sử dụng vào mục đích cách li, phòng hộ, nghiên cứu thực vật học, vườn ươm được bố trí như sau:

1. Cây xanh phòng hộ:

a) Dải cây xanh cách li, vệ sinh: Được bố trí giữa khu nhà ở, khu xây dựng xí nghiệp công nghiệp để loại trừ và giảm bớt những ảnh hưởng không tốt về mặt vệ sinh của nhà máy đối với khu nhà ở.

b) Rừng chắn gió, chắn cát: Là cây xanh bảo vệ đô thị tránh được gió to và gió cát (cát bay) bồi lấp, tấn công đất đai đô thị, thường được bố trí thành từng giải cây xanh nhiều lớp ở vòng ngoài đô thị.

c) Dải cây xanh chống xói lở: Là dải cây xanh trồng ở dọc bờ sông, ven hồ, ven biển, trên sườn núi, sườn dốc để cải tạo và gia cố đất, chống xói lở.

2. Cây xanh vườn ươm được bố trí ở vườn ươm và trại hoa.

3. Cây xanh chuyên dụng ở các nơi danh lam thắng cảnh, cây xanh vườn bách thú, cây xanh vườn bách thảo.

Thiết kế quy hoạch cây xanh đô thị quy định như thế nào?

Qui định chung

1. Các qui định về chỉ tiêu, chỉ số đất đai về cây xanh chuyên dụng là cơ sở để áp dụng trong các hoạt động quản lí đô thị và cây xanh đô thị trong đô thị.

2. Cây xanh chuyên dụng phải được gắn kết chung với các loại cây xanh sử dụng công cộng, và vành đai xanh ngoài đô thị (kể cả mặt nước) thành một hệ thống hoàn chỉnh, liên tục.

3. Quy hoạch và trồng cây xanh chuyên dụng không được làm ảnh hưởng tới an toàn giao thông, làm hư hại công trình kiến trúc, hạ tầng, kĩ thuật đô thị, không gây nguy hiểm tới người sử dụng và khu vực xung quanh.

Yêu cầu về hệ thống cây xanh chuyên dụng

1. Về kích thước: cây trưởng thành có kích thước là cây gỗ lớn, trung bình, gỗ nhỏ và cây bụi.

2. Về yêu cầu sinh thái: chọn cây có tuổi thọ cao, cây ưa sáng, ưa bóng, có khả năng sinh trưởng tốt, điều kiện lập địa cao hay thấp, thoát nước tốt hay kém.

3. Về trạng mùa: chọn cây chú ý phối kết màu sắc cả bốn mùa, cây lá rộng thường xanh, rụng lá, bán rụng lá.

4. Về hình dáng: có dáng đẹp, tán lá cân đối, tỉa cành cao; hoa lá có màu sắc xinh tươi, đẹp.

5. Các tiêu chuẩn khác: cây không có mủ độc, không có cành nhánh giòn dễ gãy, ít hay không có gai, có khả năng tiết các chất thơm, cho bóng mát rộng, các chất phitoxit diệt khuẩn. Tránh trồng cây ăn quả hấp dẫn trẻ em. (Theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8270:2009)

Theo tiêu chuẩn quốc gia (TCVN 9257 : 2012), quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị – tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị như sau:

Trong tiêu chuẩn cây xanh công cộng được quy định, chỉ tiêu đất đai cũng được nhắc đến. Chúng áp dụng cho hoạt động xây dựng, quản lý đô thị đối với cây xanh công cộng. Các quy định chung bao gồm:

Cây xanh sử dụng tại công cộng trong các đô thị gồm 3 loại: Cây xanh công viên; Cây xanh vườn hoa; Cây xanh đường phố. Trong đó, cây xanh sử dụng công cộng phải được gắn kết chung với các loại cây xanh khác. Đặc biệt là các cây xanh chuyên môn, cây xanh vành đai đô thị để tạo ra hệ thống hoàn chỉnh.

Thêm vào đó, các quy hoạch và trồng cây xanh công cộng không được làm ảnh hưởng tới an toàn giao thông. Đồng thời không được làm hư hại công trình kiến trúc, hạ tầng, kỹ thuật đô thị. Đặc biệt phải đảm bảo không gây nguy hiểm tới người sử dụng và môi trường sống cư dân trong thành phố. Các cá nhân và đơn vị có liên quan đều phải tuân thủ tiêu chuẩn này.

Thiết kế quy hoạch cây xanh đô thị quy định như thế nào?

1 .Nguyên tắc khi trồng cây xanh đô thị

  • Tùy theo từng loại đô thị khác nhau mà chúng ta phải thiết kế cây xanh sử dụng công cộng phù hợp. Không gian khi có được những loại cây xanh đủ tiêu chuẩn sẽ được cải thiện trong lành. Thêm vào đó, các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa xã hội cũng sẽ được đẩy mạnh hơn.
  • Khi thiết kế và tổ chức hệ thống cây xanh công cộng cần phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, khí hậu, môi trường, cảnh quan thiên nhiên của từng đô thị. Thêm vào đó, hãy cân nhắc không gian kiến trúc của toàn bộ đô thị cũng như điều kiện cơ sở vật chất của nơi đây.
  • Hệ thống cây xanh đường phố phải thiết kế hợp lý. Tất cả nhằm mang đến tác dụng trang trí, lọc bụi, chống ồn, phân cách và kết hợp cùng hệ thống kiến trúc đường phố.
  • Các loại cây xanh ven kênh rạch, ven sông phải chống xói mòn, sạt lở, bảo vệ bờ sông, dòng chảy, chống lấn chiếm mặt nước tốt.
  • Bắt tay cải tạo đô thị cũ cũng cần cân nhắc để không biến đối hệ sinh thái và không gian xanh. Đặc biệt chúng ta cần bảo tồn, chăm sóc kỹ những loại cây xanh lâu năm, quý hiếm.
  • Tùy tính chất, quy mô mà bố trí thích hợp hệ thống hạ tầng, thiết bị cấp thoát nước, chiếu sáng trong các công viên, vườn hoa, công trình công cộng…
  • Khoảng cách giữa cây xanh và công trình đô thị được quy định như sau: Cây bụi, cây thân gỗ cách tường nhà và công trình từ 2 m đến 5m. Cây gỗ và cây bụi phải cách đường tàu điện từ 3m đến 5m. Cây thân gỗ và cây bụi phải trồng cách vỉa hè và đường từ 1,5 m đến 2m. Đồng thời cách giới hạn mạng điện 4 m và cách mạng đường ống ngầm từ 1m đến 2m là hợp lý nhất.

2. Chủng loại cây xanh đô thị và quy định trồng cây xanh trên vỉa hè

Theo quy định, các loại cây xanh đường phố bao gồm: Cây bóng mát, cây tự nhiên, cây trang trí, thảm cỏ, cây leo; cây trồng trên dải phân cách, hè phố và các đảo giao thông; các loại cây công cộng trong vườn hoa, công viên, quảng trường… được gọi chung là cây xanh đô thị.

Chủng loại cây xanh

Các loại cây này được phân loại và tuân theo những tiêu chuẩn nhất định. Cụ thể như sau:

  • Cây xanh công viên

Từ khóa » Khu Cây Xanh Là Gì