Thiết Kế, Thi Công Và Nghiệm Thu Khoan Phụt Vữa Xi Măng Vào Nền đá

Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng đối với những nền đá có đặc tính sau:

- Nền là đá cứng hoặc nửa cứng bị sứt mẻ, có độ mở rộng khe nứt từ 0,1mm đến 10mm.

- Lượng mất nước đơn vị nằm trong phạm vi yêu cầu khoan phụt của các đối tượng áp dụng (quy định trong các tiêu chuẩn thiết kế của các đối tượng) và vận tốc chuyển động của nước ngầm nhỏ hơn 2400m/ngày đêm (0,028m/s).

- Thành phần hóa học của nước ngầm không phá hoại quá trình đông kết của vữa xi măng.

Quy định chung

Công tác khoan phụt phải được thực hiện trước khi tích nước. Trường hợp phải tiến hành khoan phụt sau khi đã tích nước trước công trình thì phải xem xét ảnh hưởng của cột nước gây ra đối với hiệu quả của biện pháp khoan phụt và có biện pháp xử lý phù hợp.

Phải kết thúc việc phụt vữa xi măng trước khi thi công các công trình tiêu nước của nền trong phạm vi ảnh hưởng của hố khoan phụt, trường hợp ngược lại phải có biện pháp ngăn ngừa các công trình tiêu nước bị lấp tắc bởi vữa khoan phụt.

Khi khoan phụt qua các công trình bê tông có khớp nối phải có biện pháp không để cho dung dịch xi măng xâm nhập vào làm cứng các khớp nối.

Khi phụt vữa xi măng vào lớp đá dưới nền, thông thường phải có một lớp phản áp bên trên. Lớp phản áp này phải đảm bảo sao cho khi tiến hành phụt với áp lực thiết kế không bị gãy nứt, dung dịch phụt không chảy ra bề mặt hoặc chảy vào lớp phản áp. Lớp phản áp (có thể là lớp đá thiên nhiên - lớp phản áp tự nhiên hoặc tấm bê tông) có trong lượng đủ chịu được áp lực phụt, bao phủ toàn bộ diện tích khu vực khoan phụt và mở rộng về mỗi phía không nhỏ hơn 1,5m. Không cần bố trí lớp phản áp nếu áp lực phụt không lớn hơn 0,2Mpa và nền công trình là đá nguyên khối, ít nứt nẻ và khi phụt thử nghiệm cho kết quả tốt

...

Tiêu chuẩn này thay thế TCVN 8645:2011.

Chi tiết nội dung Tiêu chuẩn, mời Quý vị xem hoặc download tại đây:

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Khoan Phụt Chống Thấm đập đất