Thiết Lập Báo Cáo Tài Chính - Sme2017 - MISA SME

Công ty cổ phần MISA Help & Support Center
Search:
Contents
Display Legacy Contents
Search:
IndexBookmarkPrint
Home > 7. Hướng dẫn sử dụng chức năng > Menu Tiện ích > Thiết lập báo cáo tài chính

Thiết lập báo cáo tài chính

I. Cách thiết lập công thức lấy số liệu lên BCTC
Chương trình đã thiết lập sẵn công thức lấy số liệu lên các BCTC theo quy định của chế độ kế toán. Tuy nhiên, Kế toán vẫn có thể thiết lập lại cho phù hợp với đặc thù của mỗi đơn vị. 1. Vào menu Tiện ích, chọn Thiết lập báo cáo tài chính hoặc trên giao diện lập BCTC, chọn chức năng Thiết lập công thức.
2. Chọn báo cáo muốn thiết lập công thức. 3. Có thể xem công thức chương trình thiết lập sẵn tại cột Công thức. 4. Nhấn vào biểu tượng để thiết lập mới công thức hoặc sửa lại công thức chương trình đã thiết lập sẵn.
4.1. Để thiết lập mới công thức thực hiện như sau:
  • Nhấn Thêm dòng.
  • Chọn phép tính và tham số cho công thức tại cột Phép tính và cột Ký hiệu. Chi tiết nội dung của từng tham số xem giải thích ở mục II.
  • Chọn tài khoản hoặc cặp tài khoản tương ứng với mỗi tham số tại cột Tài khoản TK đối ứng.
  • Kiểm tra lại công thức đã thiết lập và nhấn Đồng ý.
4.2. Để sửa lại công thức chương trình thiết lập thực hiện như sau:
  • Trường hợp xóa bỏ dòng công thức đã có:
    • Chọn dòng công thức muốn xóa và nhấn Xóa dòng.
    • Hoặc nhấn Xóa công thức, để xóa toàn bộ công thức đã chọn.
  • Trường hợp Sửa lại cách thiết lập công thức bằng cách: Chọn lại phép tính, tham số cho công thức và chọn lại tài khoản hoặc cặp tài khoản tương ứng với mỗi tham số của công thức.
  • Hoặc, nhấn Thêm dòng để thêm mới dòng công thức tương tự như trên.
II. Giải thích nội dung các tham số được sử dụng để xây dựng công thức
Giải thích các thuật ngữ sử dụng:
    • Số dư: Được xác định theo tính chất của tài khoản. Ví dụ:
      • TK 141 có tính chất là Dư Nợ và có số dư bên Có là 100.000 => Dư Nợ của TK 141 = -100.000.
      • TK 141 có tính chất là Lưỡng tính và có số dư bên Có là 100.000, không có số dư bên Nợ => Dư Nợ của TK 141 = 0.
    • Số dư Nợ/dư Có của tài khoản; Số dư Nợ cuối kỳ/dư Có cuối kỳ của tài khoản; Số dư Nợ đầu kỳ/dư Có đầu kỳ của tài khoản: Bằng Dư Nợ/Dư Có; Dư Nợ cuối kỳ/Dư Có cuối kỳ; Dư Nợ đầu kỳ/Dư Có đầu kỳ của tài khoản đang thiết lập, nếu có tiết khoản thì bù trừ số dư của tất cả các tiết khoản của tài khoản đang thiết lập.
Ví dụ: TK 1381 có 3 tiết khoản:
  • TK 1381.1 dư Có: 100.000
  • TK 1381.2 dư Nợ: 300.000
  • TK 1381.3 dư Nợ 400.000
=> Dư Nợ tài khoản 1381 = -100.000 + 300.000 + 400.000 = 600.000.
    • Số dư Nợ/dư Có chi tiết tài khoản; Số dư Nợ cuối kỳ/dư Có cuối kỳ chi tiết tài khoản; Số dư Nợ đầu kỳ/dư Có đầu kỳ chi tiết tài khoản: Bằng tổng Dư Nợ/dư Có; Dư Nợ cuối kỳ/Dư Có cuối kỳ; Dư Nợ đầu kỳ/Dư Có đầu kỳ của các tiết khoản của tài khoản đang thiết lập.
Ví dụ: TK 1381 có 3 tiết khoản:
  • TK 1381.1 có tính chất là Lưỡng tĩnh và có số dư Có: 100.000
  • TK 1381.2 có tính chất là Dư Nợ và có số dư Nợ: 300.000
  • TK 1381.3 có tính chất là Lưỡng tính và có số dư Nợ 400.000
=> DUNO_ChitietTheoTK (1381) = DUNO_ChitietTheoTK (1381.1) + DUNO_ChitietTheoTK (1381.2) + DUNO_ChitietTheoTK (1381.3) = 0 + 300.000 + 400.000 = 700.000
Bảng cân đối kế toán (TT200), Báo cáo tình hình tài chính (TT133)
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (PP trực tiếp)
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (PP gián tiếp)
Thuyết minh báo cáo tài chính
Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước
Báo cáo tình hình tăng, giảm vốn chủ sở hữu hợp tác xã
Báo cáo thu, chi hoạt động tín dụng nội bộ
Báo cáo tổng hợp tình hình cho thành viên vay vốn của HTX
Xem thêmTìm kiếmBáo cáoKiểm tra, đối chiếu chứng từ, sổ sáchGhi sổ/Bỏ ghi sổ theo lôĐánh lại số chứng từBảo trì dữ liệuCác tiện ích chung khácQuản lý tài liệuQuản lý công việcCông cụ Quản lý mẫu báo cáo
Copyright © 2017 - 2018 MISA JSC

Từ khóa » Cách Làm Báo Cáo Tài Chính Trên Misa 2017