Thiết Lập Mục Tiêu Cá Nhân - 15 Phút

Tìm ra hướng đi và sống theo cách của bạn

Thiết lập mục tiêu chính là một công cụ đầy quyền năng giúp bạn nghĩ về tương lai và thúc đẩy bản thân phải hiện thức hóa tầm nhìn và ước mơ của mình.

Quy trình thiết lập mục tiêu giúp bạn biết cái đích cuối cùng và con đường phải đi tới thành công. Khi biết chính xác điều mình muốn đạt được, bạn sẽ biết mình cần phải tập trung vào đâu và tránh xa những công việc hay gây xao nhãng.

Hơn nữa, thiết lập mục tiêu còn là động lực thúc đẩy giúp bạn tự tin hơn một khi đã quen với việc thiết lập và chinh phục mục tiêu.

Tập trung hơn, chinh phục nhiều hơn

Mẫu số chung của tất cả những người thành công trong mọi lĩnh vực là khả năng thiết lập mục tiêu và chinh phục mục tiêu. Ở đó, luôn có tầm nhìn xa và động lực ngắn hạn. Ở đó, bạn biết cách tập trung vận dụng kiến thức, tổ chức sắp xếp thời gian và nguồn lực để phục vụ tốt nhất cho cuộc sống.

Thông qua những mục tiêu gãy gọn và rõ ràng, bạn hoàn toàn có thể đo được và tự hào vì mình đã chinh phục được điều đó.

Bắt đầu thiết lập mục tiêu cá nhân

Thông thường, mục tiêu thường được thiết lập theo nhiều cấp độ khác nhau: Trước tiên là tạo ra một bức tranh tổng thể về những điều bạn muốn làm và quyết định xem quy mô của mục tiêu lớn nhỏ như thế nào. Tiếp theo, chia nhỏ mục tiêu này thành những phân đoạn nhỏ hơn. Sau khi đã có kế hoạch cụ thể, bạn có thể bắt đầu thực hiện mục tiêu được rồi.

Đó là lý do quy trình thiết lập mục tiêu luôn bắt đầu bằng việc xem xét Mục tiêu Cuộc sống và tìm ra những việc có thể làm ngay hôm nay để biến mục tiêu đó thành hiện thực.

Mục tiêu Cuộc đời

Để thiết lập mục tiêu cá nhân, trước tiên bạn nên biết mình muốn đạt được điều gì trong cuộc sống (ví dụ ít nhất là trong 10 năm tới) vì đó sẽ là cơ sở cho mọi quyết định có liên quan tới cuộc sống của bạn.

Bạn nên thiết lập mục tiêu dựa trên những danh mục sau để có thể bao quát và cân bằng mọi mặt trong cuộc sống:

– Nghề nghiệp: Bạn muốn phát triển nghề nghiệp tới mức nào?

– Tài chính: Bạn muốn kiếm được bao nhiêu tiền trước một thời gian nhất định nào đó?

– Học vấn: Bạn có muốn nâng cao kiến thức không? Bạn cần học thêm kỹ năng hoặc kiến thức gì để đạt được mục tiêu đó?

– Gia đình: Bạn có muốn trở thành cha/mẹ không? Làm sao để trở thành ông bố bà mẹ tốt?.

– Nghệ thuật: Bạn có mục tiêu nghệ thuật nào không? Mục tiêu đó là gì?

– Thái độ: Suy nghĩ nào khiến bạn đi lùi? Bạn có thất vọng với cách hành xử của mình hay không? Nếu có, hãy đề ra mục tiêu nâng cao cách cư xử hoặc tìm ra giải pháp cho vấn đề.

– Thể lực: Bạn có mục tiêu nâng cao thể chất nào không? Bạn có muốn về già mình vẫn khỏe mạnh không? Bạn sẽ làm gì để đạt được điều đó?

– Phục vụ cộng đồng: Bạn có mong ước cải thiện cuộc sống của mọi người xung quanh không? Nếu có thì làm thế nào?

Dành một chút thời gian để suy nghĩ về điều đó và chọn một hoặc nhiều mục tiêu phù hợp nhất trong mỗi danh mục kể trên. Sau đó sàng lọc lại để tìm ra những mục tiêu cần cần tập trung thực hiện.

Trong quá trình thiết lập mục tiêu, phải nhớ đó là mục tiêu do bạn muốn thực hiện, chứ không phải mục tiêu do gia đình, bạn bè, cha mẹ hoặc đồng nghiệp muốn bạn thực hiện (nếu có người yêu, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của họ nhưng phần quyết định cuối cùng vẫn là của bạn).

Bắt đầu thực hiện mục tiêu cuộc sống

Đối với mục tiêu cuộc sống, bạn nên đặt ra thời hạn ít nhất 5 năm cho mỗi mục tiêu nhỏ hơn cần hoàn thành để đạt được mục tiêu cuối cùng. Sau đó, tiếp tục đặt ra mục tiêu trong 1 năm, 6 tháng và 1 tháng để từng bước, từng bước tiến tới mục tiêu cuối cùng, cái sau dựa trên cái trước.

Sau đó, hãy tạo “danh sách việc cần làm” trong mỗi ngày để biến mục tiêu thành hiện thực. Trong đó, một trong những bước đầu tiên là đọc sách và thu thập thông tin để cải thiện chất lượng và tính thực tế của mục tiêu.

Cuối cùng hãy coi lại kế hoạch một lần nữa để đảm bảo kế hoạch này thật sự phù hợp với bạn.

Theo sát tiến trình

Một khi đã quyết định kế hoạch xong, hãy tiếp tục tiến hành và cập nhật danh sách việc cần làm mỗi ngày. Định kì kiểm tra lại kế hoạch dài hạn và kiểm soát để kế hoạch phản ánh được ưu tiên và kinh nghiệm của bạn (gợi ý: nên lập kế hoạch định kì và kiểm tra định kì trên nhật ký máy tính).

Gợi ý thiết lập mục tiêu

Sau đây là một vài định hướng giúp bạn thiết lập mục tiêu hiệu quả:

– Trình bày mục tiêu theo hướng tích cực: Hãy dùng giọng văn tích cực để miêu tả mục tiêu của bạn “Phải thực hiện kỹ thuật này thật tốt” thay vì nói “Đừng mắc phải sai lầm ngớ ngẩn nào”.

– Thật chính xác: Phải đặt mục tiêu chính xác gồm có ngày tháng và mức độ thành công mong muốn để có thể biết chính xác thời điểm chinh phục mục tiêu.

– Đặt ưu tiên: Nếu có nhiều hơn 1 mục tiêu thì phải nhớ đặt ưu tiên cho từng mục tiêu đó. Cách làm này giúp bạn không bị quá tải và tập trung toàn bộ chú ý vào những mục tiêu quan trọng.

– Viết mục tiêu ra: Viết mục tiêu ra văn bản sẽ giúp bạn định hình rõ hơn và tạo động lực tốt hơn.

– Chia mục tiêu lớn thành các mục tiêu nhỏ: Từ một mục tiêu lớn, bạn nên chia thành các mục tiêu nhỏ hơn và dễ thực hiện hơn. Một mục tiêu lớn sẽ khó hình dung và quản lý quy trình trong khi một mục tiêu nhỏ sẽ cho bạn nhiều cơ hội chinh phục hơn.

– Đặt mục tiêu về năng lực, không phải mục tiêu về kết quả: Nên đặt mục tiêu trong khả năng có thể kiểm soát càng nhiều càng tốt vì một mục tiêu nằm ngoài tầm kiểm soát sẽ rất dễ gặp thất bại: ví dụ môi trường kinh doanh không tốt hoặc các chính sách gây bất lợi của chính phủ. Trong thể thao, rủi ro đó có thể là ban giám khảo, thời tiết xấu, bị thương hoặc xui xẻo. Nếu bạn đặt mục tiêu bằng năng lực cá nhân, bạn có thể điều khiển thành công của mục tiêu.

– Thiết lập mục tiêu thực tế: Bạn cần phải đặt mục tiêu thực tế với mình mà không cần quan tâm tới việc xã hội, cha mẹ, bạn bè đặt ra mục tiêu lý tưởng và cao xa cỡ nào cho mình. Ngoài ra, cũng không nên đặt ra mục tiêu quá cao mà không đánh giá chính xác các trở ngại cũng như hiểu được cần nâng cấp những kỹ năng nào để đạt được mục tiêu đó.

thiết lập mục tiêu smart
Thiết lập mục tiêu smart

Mục tiêu SMARTS

Một mục tiêu hiệu quả thường tuân theo quy tắc SMART trong đó các chữ cái đầu lần lượt đại diện cho:

– Cụ thể

– Đo lường được

– Khả thi

– Tương thích

– Có hạn chót

Ví dụ, thay vì phát biểu mục tiêu là “chèo thuyền vòng quanh thế giới”, bạn nên nói là “Tôi sẽ hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới trước 31/12/2014”. Hiển nhiên, bạn cần phải chuẩn bị rất nhiều mới đạt được mục tiêu này.

Để hiểu thêm về mục tiêu SMART, đọc thêm trong phần “Lý thuyết Thiếp lập mục tiêu của Locke”

Chinh phục mục tiêu

Hãy ăn mừng thành công khi bạn đạt tới đó. Hãy suy nghĩ về hệ quả của thành công va quan sát tiến trình đi tới thành công. Nếu mục tiêu đã đạt được, bạn nên tự thưởng công cho mình. Tất cả điều đó sẽ giúp bạn ngày càng tự tin hơn.

Song song với trải nghiệm thành công, cần xem xét phần còn lại của kế hoạch thực hiện mục tiêu:

– Nếu mục tiêu lần này quá dễ, mục tiêu lần sau nên khó hơn

– Nếu mục tiêu lần này mất quá nhiều thời gian để hoàn thành, mục tiêu sau nên thư thả thời gian hơn

– Nếu bạn học được điều gì mới dẫn tới phải thay đổi các mục tiêu khác, hãy cứ tự nhiên

– Nếu bạn thấy mình vẫn còn mắc lỗi dù đã đạt được mục tiêu, xem lại thử có nên đặt mục tiêu sửa sai không.

Không hoàn thành mục tiêu cũng chẳng phải là cái gì đó ghê gớm lắm, miễn là bạn rút ra cho mình bài học và đưa bài học đó vào chương trình thiết lục mục tiêu của mình.

Nên nhớ rằng cùng với thời gian, mục tiêu cũng sẽ thay đổi. Do đó bạn nên thường xuyên thay đổi mục tiêu sao cho phù hợp hơn với kiến thức và kinh nghiệm của mình. Trong trường hợp mục tiêu không còn hấp dãn nữa, nên cân nhắc loại bỏ chúng.

Điểm cốt lõi

Thiết lập mục tiêu là phương pháp rất quan trọng để:

– Quyết định đâu là điều quan trọng nhất cần chinh phục

– Tách bạch giữa những vấn đề quan trọng và những vấn đề không liên quan hoặc gây xao nhãng

– Thúc đẩy bạn tiến lên

– Xây dựng tự tin dựa trên thành công đã đạt được

Nếu bạn chưa thiết lập mục tiêu thì hãy tiến hành ngay đi. Ngay khi bạn thực hiện điều đó, bạn sẽ thấy sự nghiệp của mình có biến chuyển bất ngờ và sẽ tự hỏi sao mình lại không làm điều đó sớm hơn!

Gợi ý:

Để bắt đầu thiết lập mục tiêu, hãy sử dụng Sổ tay kế hoạch cuộc sống trong đó chỉ ra 5 bước giúp bạn thiết lập mục tiêu và tổ chức cuộc sống.

15 phút sưu tầm và biên tập

Từ khóa » Các Bước Thiết Lập Mục Tiêu Cá Nhân