Thiếu Hụt Chip Vi Xử Lý Và Hiệu ứng Bullwhip - VILAS

VILAS
  • Trang Chủ
  • Hệ Thống Chương Trình
  • Lịch Khai Giảng
  • Sự Kiện
    • SCSS
    • ASCC
  • Kiến Thức Chuyên Ngành
    • Supply Chain
      • Planning
      • Source
      • Make
      • Delivery
    • Logistics
      • Air Operations
      • Sea Operations
      • Multimodal Operations
      • Logistics Operation
  • Tin tức
  • Flag of UK English

Thiếu hụt chip vi xử lý

Cuối năm 2020, thế giới đột ngột đối mặt với tình trạng thiếu hụt chip vi xử lý. Các ngành sử dụng chip vi xử lý như viễn thông, ô tô, gia dụng, điện tử điều gặp tình trạng thiếu hụt linh kiện trầm trọng, và phải tạm dừng sản xuất. Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ước tính ít nhất 169 ngành nghề bị ảnh hưởng bởi đợt thiếu hụt này, và hậu quả là GDP năm 2021 của Hoa Kỳ có nguy cơ giảm 1%. THIẾU HỤT CHIP VI XỬ LÝ VÀ HIỆU ỨNG BULLWHIP - ẢNH HƯỞNG COVID 19 Đây là một trong nhiều ảnh hưởng của COVID-19 lên chuỗi cung ứng. Vào lúc đại dịch vừa bùng phát, người tiêu dùng giảm chi tiêu cho việc mua sắm. Tuy nhiên vài tháng sau đó, khi các công ty bắt đầu chính sách làm việc tại nhà và người tiêu dùng bắt đầu đặt mua hàng thương mại điện tử nhiều hơn mức trước đại dịch, nhu cầu cho các thiết bị sử dụng chip như máy tính, webcam tăng cao đột xuất. Nhằm đáp ứng nhu cầu, các công ty sản xuất nhanh chóng gửi đơn hàng đặt mua chip đến các nhà cung ứng, khiến cho các nhà cung ứng chip không phản ứng kịp thời và dẫn đến thiếu hụt. “Chúng tôi gọi đây là hiệu ứng bullwhip trong chuỗi cung ứng”, giáo sư Willy Shih từ Harvard Business School cho biết.

XEM THÊM: 10 KHOÁ HỌC ONLINE TIÊU BIỂU VỀ CHUỖI CUNG ỨNG NĂM 2021

Cụm từ “hiệu ứng bullwhip” được đặt ra bởi giáo sư Hau Lee từ Stanford Business School khi ông đang tìm hiểu lý do tại sao đơn đặt hàng suốt chuỗi cung ứng tã giấy lại thay đổi lớn về số lượng đặt hàng mặc dù nhu cầu mua tã của người tiêu dùng tương đối ổn định. Ông nhận ra rằng những thay đổi nhỏ trong nhu cầu của người tiêu dùng cũng gây ra những thay đổi lớn trong số lượng hàng các nhà bán lẻ mua từ nhà sản xuất tã giấy. Khiến các nhà sản xuất tã giấy phải đặt nhiều nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp hơn, nhằm hạn chế tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu và gián đoạn sản xuất. Vì không thể dự đoán chính xác 100% nhu cầu của khách hàng, các nhà bán lẻ sẽ đặt hàng nhiều hơn cần thiết để phòng ngừa tình trạng hết hàng khi nhu cầu tăng đột ngột. Tương tự như vậy, các nhà sản xuất tã giấy sẽ đặt nguyên vật liệu và sản xuất nhiều hơn đơn lượng hàng mà các nhà bán lẻ đặt. Càng về sau chuỗi cung ứng, các phần hàng đặt dư này càng trở nên nhiều hơn do nhà cung cấp nguyên vật liệu phải dự phòng nhu cầu của nhà sản xuất, nhà sản xuất phải dự phòng nhu cầu của nhà bán lẻ và nhà bán lẻ phải dự phòng nhu cầu của khách hàng.

THAM GIA: GROUP CỘNG ĐỒNG LOGISTICS VÀ SUPPLY CHAIN VIỆT NAM

Đây chính là hiện tượng đang xảy ra với chuỗi cung ứng chip vi xử lý. Các nhà sản xuất điện thoại, ô tô, điện tử tiêu dùng, đã đổ xô đặt hàng chip hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Dẫn đến các nhà cung cấp chip như Huawei, Qualcomm và NVIDIA đối mặt với nhu cầu gia tăng đột ngột. Sau đó, các nhà cung cấp này gửi đơn đặt hàng của họ, cộng thêm đơn hàng nhằm dự trù biến đổi trong nhu cầu đến các nhà sản xuất như TSMC, Samsung và Intel. Các đơn hàng tồn bắt đầu chồng chất. Hiện nay, các nhà sản xuất phải chờ đến cuối năm 2021 để nhận được đơn hàng chip vi xử lý.

Tại sao không xây thêm nhà máy?

Khi gặp bất kỳ tình trạng thiếu hụt nào, phản ứng đơn giản nhất là tạo ra nhiều hơn sản phẩm bị thiếu. Các nhà sản xuất chip thông báo rằng họ đang đầu tư vào việc mở rộng xưởng và xây dựng các nhà máy mới nhằm tăng nguồn cung. Nhưng những dự án đó đi vào hoạt động sớm nhất vào cuối năm 2022. Đến lúc đó, việc thiếu hụt chip có lẽ đã được giải quyết. Hệ quả là khi các nhà cung cấp như TSMC, Samsung ngừng xây dựng các nhà máy mới, nhu cầu sẽ dần dần tăng lên cho đến khi nó bằng nguồn cung. Tại lúc đó, những thay đổi nhỏ trong nhu cầu của người tiêu dùng một lần nữa có thể tạo ra những cú sốc lớn đối với chuỗi cung ứng thông qua hiệu ứng bullwhip. Sự thiếu hụt dẫn đến nguồn cung giảm sút, cuối cùng dẫn đến tình trạng thiếu hụt một lần nữa. Điều này có nghĩa là các nhà cung cấp chip cần phải lên kế hoạch mở rộng cẩn thận, nếu không, họ có nguy cơ sản xuất thừa trong vài năm, sau đó lại là thiếu hụt giống hiện tại. Theo Quartz

Tổng hợp: Nguyen Nhat Anh Khoa

    FacebookPinterestLinkedInTwitter
Quỹ đào tạo Chuỗi cung ứng dành cho Ruby Chapter BNI Ứng dụng mERP Odoo vào đào tạo Chuỗi Cung Ứng

Liên quan

7 mô hình sourcing của doanh nghiệp – Sourcing Business Models

Chuyên mục

  • Case Study8
  • Direct-link2
  • Doanh nghiệp Đối tác3
  • e-Magazine6
  • Foundation28
  • Logistics247
    • Air Operations49
    • Hàng nguy hiểm DGR1
    • Sea Operations15
    • Solution Design19
  • Management47
  • Sự kiện39
    • ASCC13
    • Finish3
    • SCSS17
    • VSCC Contest1
  • Supply Chain316
    • Distribution5
    • E-Commerce7
    • Mô hình SCOR5
    • Planning18
    • Procurement49
      • CIPS – Chartered Institute of Procurement & Supply4
    • Production13
    • Warehouse29
  • Tin tức148
  • Tin tức – Kiến thức – Sự kiện129
  • Training Programs78
    • Aviation Training Programs25
    • Logistics Training Programs15
    • Supply Chain Training Programs35
  • Training Schedule2

Learn more about us!!!

Full Name Email Company name Phone Number Your Question Submit

Từ khóa » Hiệu ứng Bullwhip Case