Thiếu Iot Gây Bệnh Gì Và Nguy Hiểm Như Thế Nào? - Sonapharm VN
Có thể bạn quan tâm
Iot là một nguyên tố quan trọng giúp sản xuất hormone tuyến giáp. Cơ thể chúng ta không thể tự tạo ra iot nên đó là chất cần thiết trong thực đơn hàng ngày. Các chuyên gia cũng cảnh báo, nếu bị thiếu iot cơ thể sẽ mắc nhiều bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến tuyến giáp. Vậy cụ thể, thiếu iot gây bệnh gì?
- Iot là gì và đóng vai trò như thế nào?
- Cơ thể con người cần bao nhiêu iot mỗi ngày?
- Vậy thiếu iot gây bệnh gì?
- Bệnh bướu cổ (phì đại tuyến giáp).
- Bệnh suy giáp
- Suy giảm trí tuệ ở trẻ em
- Các vấn đề khi mang thai
- Các loại thực phẩm giàu iot
Iot là gì và đóng vai trò như thế nào?
Iot là một nguyên tố vi lượng có trong nhiều loại thực phẩm. Nó tạo ra hormone tuyến giáp thyroxine và triiodothyronine, đóng vai trò trong việc sản xuất protein và chuyển hóa thành các chất mà cơ thể sử dụng được.
Đối với thai nhi và cả trẻ sơ sinh, iot đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ thần kinh trung ương và cả hệ xương. Do đó, trong những năm tháng đầu đời, cơ thể mỗi chúng ta rất cần được cung cấp đủ iot thì mới có thể phát triển toàn diện cả về trí não lẫn thể chất.
Cơ thể con người cần bao nhiêu iot mỗi ngày?
Bệnh thiếu iot rất dễ xảy ra ở mọi lứa tuổi và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, nhất là tới não bộ đang phát triển của trẻ. Do đó, phụ nữ trong thời kỳ mang thai và phụ nữ đang cho con bú cần chú trọng nhiều hơn vào việc bổ sung đủ iot.
- Trẻ sơ sinh đến 6 tháng: 110 mcg/ ngày
- 7 đến 12 tháng: 130 mcg/ ngày
- 1 đến 3 tuổi: 90 mcg/ ngày
- 4 đến 8 tuổi: 90 mcg/ ngày
- 9 đến 13 tuổi: 120 mcg/ ngày
- 14 đến 18 tuổi: 150 mcg/ ngày
- 19 tuổi trở lên: 150 mcg/ ngày
- Phụ nữ mang thai: 220 mcg/ ngày
Vậy thiếu iot gây bệnh gì?
Trong những năm gần đây, tỉ lệ người bị mắc bệnh thiếu iot tại Việt Nam đã giảm đi rõ rệt do nhận thức của người dân đã được cải thiện. Tuy nhiên, vẫn có không ít người vì chế độ ăn uống không cung cấp đủ lượng iot cần thiết mà gây ra các bệnh như:
Bệnh bướu cổ (phì đại tuyến giáp).
Thiếu iot bị bướu cổ là bệnh không còn hiếm gặp ở nước ta. Các triệu chứng của bướu cổ gồm: sưng cổ (vị trí có tuyến giáp), khó nuốt hoặc khó thở, nghẹt thở (nhất là khi đang nằm). Nếu đang lo lắng rằng mình bị bướu cổ vì thấy có như triệu chứng như trên, hãy đến bệnh viện và làm xét nghiệm. Để xét nghiệm cơ thể có bị thiếu iot hay không, bác sĩ sẽ xét nghiệm iot trong nước tiểu 24 giờ để chẩn đoán một cách chính xác.
Bệnh suy giáp
Các triệu chứng của bệnh suy giáp gồm có: tăng cân đột ngột, mệt mỏi, cảm thấy lạnh người, da khô, thậm chí là trầm cảm. Để xác định một người có bị suy giáp hay không, các bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ hormone kích thích tuyến giáp.
Suy giảm trí tuệ ở trẻ em
Với trẻ em, thiếu iot sẽ gây ra chậm phát triển về trí tuệ và nhận thức như: chỉ số IQ suy giảm, nói ngọng, nghễnh ngãng không tập trung. Theo nghiên cứu của WHO, thiếu iot khiến cho trẻ bị giảm tới 13.5 điểm IQ. Do đó, nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập và phát triển của trẻ.
Các vấn đề khi mang thai
Thiếu iot trong thai kỳ có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu, trẻ sinh non. Trong trường hợp thiếu hụt quá mức còn khiến đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh. Hiện nay, trong các loại vitamin bổ sung cho bà bầu cũng chứa một hàm lượng iot nhất định, giúp phụ nữ bổ sung đủ iot trong giai đoạn mang thai. Nhưng mẹ bầu nên chủ động bổ sung đủ ít nhất 220 mcg iot mỗi ngày.
Các loại thực phẩm giàu iot
Có thể thấy thiếu iot gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người lớn và đặc biệt nghiêm trọng đối với sự phát triển của thai nhi cũng như trẻ nhỏ. Do đó, chúng ta cần chủ động bổ sung đủ lượng iot cần thiết cho bản thân cùng các thành viên gia đình bằng các thực phẩm giàu iot. Có thể kể đến một số loại như:
- Rong biển (16 đến 2984 mcg, tùy thuộc vào nguồn nước)
- Sữa chua nguyên chất ít béo (1 cốc: 75mcg)
- Muối iot (¼ muỗng cà phê: 71mcg)
- Sữa ít béo (1 cốc: 56mcg)
- Tôm (35 mcg)
- Nước mắm (1 muỗng: 95mcg)
- Rau dền (50mcg)
- Rau cải xoong (45 mcg)
- Cá thu (45mcg)
- Súp lơ (12 mcg)
- Khoai tây (4.5mcg)
Thiếu iot gây ra nhiều bệnh cho cơ thể nhưng không phải vì thế mà chúng ta bổ sung dư thừa, bởi thừa iot cũng dễ dẫn đến bệnh suy giáp hay một số bệnh lý khác. Tốt nhất là không nên ăn quá nhạt hay quá mặn, nêm nếm gia vị vừa đủ cùng việc bổ sung các thực phẩm đa dạng là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe khỏi các bệnh do thiếu iot hay thừa iot.
Theo Angela Lemond, RDN
Bài viết liên quan- Viêm tuyến giáp là gì và nguy hiểm như thế nào?
- Nguyên nhân và cách điều trị khàn tiếng sau mổ tuyến giáp
- Cắt tuyến giáp có ảnh hưởng gì không?
- Xạ hình tuyến giáp và xạ trị tuyến giáp – những điều bệnh nhân cần biết!
- Vôi hóa tuyến giáp có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
- Sinh thiết tuyến giáp là gì và những điều cần biết
- Người mắc bệnh suy giáp nên ăn gì?
- Bệnh viêm tuyến giáp tự miễn là gì? Điều trị thế nào?
- Nhân xơ tuyến giáp là gì? Có nguy hiểm không?
Từ khóa » Thiếu Iot Gây Bệnh Gì
-
Hậu Quả Của Việc Thiếu Hụt I ốt Và Cách Phòng, Chống
-
Thiếu I-ốt Gây Bệnh Gì? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Tác Hại Của Thiếu Iốt
-
Thiếu Iốt Gây ảnh Hưởng Gì?
-
10 Nguy Cơ Sức Khỏe Khi Bạn Bị Thiếu Iot
-
Sự Thiết Hụt Chất I-ốt - Rối Loạn Dinh Dưỡng - MSD Manuals
-
Giải Thích Vì Sao Thiếu Iot Bị Bướu Cổ? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Hậu Quả Của Thiếu Hút I-ốt Và Biện Pháp Phòng Tránh
-
7 Dấu Hiệu Cho Thấy Cơ Thể Bạn đang Thiếu I-ốt
-
Rối Loạn Do Thiếu Iốt
-
Các Tác Hại Do Thiếu I - ốt
-
Dùng Muối I-ốt Hàng Ngày Và Lựa Chọn Các Thực Phẩm Tự Nhiên Giàu ...
-
Thiếu Iodine (I ốt): Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Biện Pháp Phòng ...
-
Một Số Bệnh Liên Quan đến Thiếu I-ốt