Thiếu Kali Và Những Tác Hại Tới Sức Khỏe Con Người

Nội dung:

  • 1. Tác hại của thiếu kali
  • 2. Tác hại của hạ kali máu

1. Tác hại của thiếu kali

- Thiếu kali khiến cho cơ thể mất cân bằng, các khối cơ không nhận được tín hiệu hoạt động, là nguyên nhân gây ra sự uể oải toàn thân, mệt mỏi quá mức.

- Nếu như lượng kali ở trong cơ thể quá thấp thì có thể ảnh hưởng đến tim, làm chập nhịp tim, nhược tim khiến bệnh nhân choáng váng hoặc ngất. Tuy nhiên tình trạng choáng váng hoặc ngất có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Bệnh nhân cần xác định rõ để tránh khắc phục sai cách.

- Khi cơ thể thiếu kali thì mạch máu sẽ bị co lại, lưu thông máu kém đi, áp lực thành mạch máu tăng lên, dẫn đến tăng huyết áp. Tăng huyết áp là căn bệnh nguy hiểm với nhiều biến chứng nghiêm trọng, cần được chăm sóc y tế sớm.

  • Tham khảo thêm

    Triệu chứng cao huyết áp giai đoạn sớm

- Tình trạng thiếu kali sẽ ảnh hưởng lớn đến các khối cơ, với triệu chứng rất dễ nhận biết là chuột rút. Ngoài ra, thiếu kali còn gây ra co cơ, đau cơ, cứng cơ, hạn chế vận động rất nhiều.

- Thiếu kali khiến cho chất lỏng trong cơ thể không cân bằng, dẫn đến suy giảm chức năng của các cơ quan, trong đó có hệ tiêu hóa. Thiếu kali có thể gây đầy hơi, táo bón và đau bụng.

- Các axit trong cơ thể sẽ không được trung hòa nếu thiếu kali. Axit dư thừa làm biến đổi và tăng đào thải canxi khiến cho xương yếu hơn, dễ gãy hơn.

- Nếu tinh ý, bạn có thể thấy những tác hại của thiếu kali biểu hiện trên da. Thiếu kali sẽ ảnh hưởng đến các dây thần kinh, trong đó có hệ thần kinh cảm giác, nên bệnh nhân thường bị tê, ngứa đau buốt và châm chích da. Nhưng đây là những dấu hiệu khá mờ nhạt, cần để ý mới nhận ra.

Lưu ý là cảm các tê và ngứa da còn có thể là tác hại của việc bổ sung dư thừa kali. Vì vậy, chỉ dựa trên các triệu chứng có thể gây ra các chẩn đoán sai lầm, gây hậu quả nghiêm trọng trong điều trị. Do đó, việc xét nghiệm đo lượng kali trong cơ thể là rất quan trọng.

  • Tham khảo thêm

    Da bị ngứa sau khi cạo lông: Dấu hiệu viêm nang lông điển hình

2. Tác hại của hạ kali máu

Hạ kali máu là một trường hợp nghiêm trọng của thiếu kali, là tình trạng nồng độ kali trong máu thấp hơn mức bình thường. Nguyên nhân gây hạ kali máu có thể là do dung nạp quá ít, bị tiêu chảy hoặc nôn mửa nghiêm trọng, do ảnh hưởng của một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu và nhuận tràng,....

Hạ kali máu có thể ảnh hưởng đến tính mạng, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện, cấp cứu càng sớm càng tốt.

- Hạ kali máu chủ yếu biểu hiện ở hệ thống thần kinh cơ và tim mạch, gây ra các tác hại như mạch nảy, tụt huyết áp, nghe tim có tiếng thổi tâm thu... Do đó, hạ kali máu đặc biệt nguy hiểm đối với những người mắc sẵn các bệnh lý mãn tính như phổi tắc nghẽn và suy tim.

  • Tìm hiểu về những nguyên nhân gây suy tim

  • Triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

- Hạ kali máu khiến cho sức bóp cơ tim bị giảm, nhịp tim chậm hoặc nhịp nhanh xoắn đỉnh, biến chứng là gây ra rối loạn nhịp tim, thậm chí có thể dẫn đến ngừng tim.

- Nếu bệnh nhân bị ngưng tuần hoàn mà không được phát hiện hạ kali máu và cấp cứu kịp thời có thể gây liệt cơ hô hấp gây suy hô hấp, nặng hơn sẽ gây liệt tứ chi.

Có thể thấy, thiếu kali gây ra rất nhiều tác hại cho sức khỏe con người, thậm chí có thể gây tử vong. Do đó mọi người cần chú ý bổ sung đủ lượng kali mỗi ngày để phòng tránh những nguy cơ nguy hiểm trên. Cơ thể chúng ta cần khoảng 3,5g kali mỗi ngày. Lượng kali này, bạn có thể nạp đủ chỉ nhờ chế độ ăn uống. Ưu tiên các loại thực phẩm giàu kali như chuối, đu đủ, khoai tây, mơ khô, hạnh nhân, đậu nành, rau xanh, thịt, cá,.....

Thuốc uống bổ sung Kali: khi nào cần uống và nguyên tắc sử dụng

Từ khóa » Thiếu Kali Sẽ Bị Bệnh Gì