Thiếu Máu Khi Mang Thai Và Cách Bổ Sung Hiệu Quả, Khoa Học
Có thể bạn quan tâm
1. Thế nào là thiếu máu khi mang thai với mẹ bầu?
Thiếu máu khi mang thai sẽ được xác định thông qua kết quả xét nghiệm về số lượng hồng cầu, Hematocrit và Hemoglobin có trong máu của mẹ bầu. Trong đó, mẹ bầu được chẩn đoán là thiếu máu khi mang thai nếu Hb < 12 g / dL, Hct < 37%, hoặc RBC < 4 triệu / μL.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng thiếu máu khi đang mang thai, nhưng phổ biến nhất là tình trạng thiếu sắt. Khi mang thai, nhu cầu sắt trong cơ thể tăng lên rất nhiều do cần cung cấp cho thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu lại không biết điều này và bổ sung sắt kịp thời.
Mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng thiếu máu khi thai kỳ diễn ra
Thêm vào đó, nếu chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu quá nghèo nàn, thiếu dưỡng chất thì và không có chế độ nghỉ ngơi hợp, tình trạng thiếu máu của mẹ sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra các tác động xấu đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.
2. Các dấu hiệu nhận biết mẹ bầu thiếu máu trong thai kỳ
Các triệu chứng, dấu hiệu nhận biết thiếu máu trong khi mang thai phổ biến nhất với các mẹ bầu gồm có:
Rối loạn tiêu hóa
Thiếu máu khi thai kỳ diễn ra có thể khiến mẹ gặp phải tình trạng đau bụng, dễ nôn ói, kém ăn, bị táo bón hoặc đi phân lỏng xen lẫn,... Thông thường, nhiều mẹ bầu dễ nhầm lẫn những triệu chứng nói trên với vấn đề tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài và không rõ nguyên nhân, mẹ cần thực hiện thăm khám để xác định rõ bệnh lý.
Mẹ bầu khi thiếu máu có thể gặp các vấn đề về rối loạn tiêu hóa kéo dài
Da nhợt nhạt
Một trong những dấu hiệu mẹ bầu bị thiếu máu khi mang thai xảy ra khá phổ biến chính là màu da trở nên nhợt nhạt, thiếu sức sống.
Mẹ bầu có thể gặp các tình trạng chính như môi tái nhợt, lòng bàn tay bớt hồng hào và hơi lạnh, niêm mạc mí mắt có dấu hiệu thiếu các mạch máu nhiều hơn, lưỡi nhạt màu,...
Tóc gãy rụng nhiều, móng tay khô
Khi bị thiếu máu, tóc hay móng tay sẽ thiếu hụt dưỡng chất nuôi dưỡng và trở nên yếu ớt hơn bình thường. Lúc này, mẹ bầu có thể nhận thấy tình trạng móng tay nhạt màu, giòn yếu và dễ bị gãy hơn dù không chịu tác động gì. Cùng với đó, tóc cũng trở nên dễ gãy, rụng hơn bình thường, thậm chí có thể rụng thành từng mảng khi vuốt hoặc chải tóc.
Giảm khả năng gắng sức, cơ thể mệt mỏi hơn
Trong giai đoạn đầu bị thiếu máu trong khi mang thai, mẹ bầu có thể cảm thấy tình trạng hồi hộp, khó thở nhẹ, đánh trống ngực liên tục,... Khi thiếu máu là nghiêm trọng hơn, thai phụ sẽ thấy người mệt mỏi thường xuyên, giảm khả năng gắng sức, hoa mắt kéo dài,... thậm chí là ngất xỉu.
Thiếu máu khiến sản phụ mệt mỏi, yếu sức hơn
Ý thức bị ảnh hưởng
Thiếu máu khi mang bầu trong thời gian dài có thể khiến mẹ bầu gặp các vấn đề về thần kinh hoặc ý thức bị ảnh hưởng như trí não mơ hồ, mất ngủ, giảm trí nhớ, tê tay chân, dễ cáu gắt,...
Dễ bị nhiễm trùng
Thiếu máu trong quá trình mang thai khiến sức đề kháng của sản phụ bị suy giảm nhanh chóng. Đây chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như tiêu hoá, nhiễm trùng hô hấp, rộp loét, nứt nẻ môi,...
3. Thiếu máu trong thai kỳ có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ, thiếu máu nhiều khi thai kỳ diễn ra nếu không được khắc phục kịp thời có thể gây nguy hiểm đối với cả mẹ và bé.
Đối với mẹ bầu
-
Dễ bị sảy thai trong ba tháng đầu của thai kỳ hoặc thai lưu.
-
Vỡ ối sớm gây sinh non.
-
Nguy cơ gặp phải các tình trạng như huyết áp thai kỳ, sản giật - tiền sản giật, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản,...
-
Thiếu sữa sau sinh.
-
Mệt mỏi, suy nhược kéo dài.
Đối với thai nhi
-
Thai nhi có có nguy cơ bị suy thai, thai kém phát triển.
-
Trẻ sinh ra bị suy dinh dưỡng, thiếu cân, nhẹ cân, sinh non,...
-
Mẹ thiếu máu khi mang thai khiến trẻ sinh ra có nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch cao hơn bình thường.
-
Trẻ có thể cần phải thực hiện các điều trị dưỡng nhi kéo dài đế có thể phát triển bình thường.
-
Trẻ gặp nguy cơ với các bệnh lý liên quan đến thần kinh và não bộ như tật vô sọ, chậm phát triển trí tuệ, cột sống chẻ đôi,...
4. Mẹ bầu thiếu máu trong khi mang thai nên ăn gì?
Khi bị thiếu máu, trước tiên cần gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân gây thiếu máu và khắc phục sớm. Ngoài ra, thai phụ nên ưu tiên bổ sung các thực phẩm giàu sắt trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Trong đó, các thực phẩm giàu sắt mà mẹ bầu nên sử dụng có thể kể đến như:
Thịt bò
Thịt bò là thực phẩm đứng đầu trong danh sách nên bổ sung trong khẩu phần ăn với mẹ bầu gặp phải tình trạng thiếu máu. Ngoài sắt, thịt bò còn chứa hàm lượng cao protein, selen, kẽm và một số loại vitamin B,...
Mẹ bầu nên ưu tiên phần thịt bò nạc là tốt nhất. Bởi đây là phần dễ chế biến, ít chất béo và chứa nhiều sắt nhất.
Cá biển
Cá biển là thực phẩm mẹ bầu nên sử dụng trong chế độ dinh dưỡng của mình. Bởi trong cá biển có chứa nhiều omega-3 tốt cho hệ tim mạch, não bộ, bổ sung sắt và tăng cường sức miễn dịch cho cơ thể.
Các loại đậu
Các loại họ đậu là một nguồn cung cấp sắt dồi dào dành cho phụ nữ đang mang thai. Không những vậy, các loại đậu còn chứa nhiều chất xơ, ít calo và giàu vitamin C.
Các loại họ đậu nên được bổ sung trong chế độ dinh dưỡng của thai phụ
Thịt gà
Thịt gà là loại thực phẩm dễ ăn và rất dễ chế biến nên sẽ là lựa chọn khá phù hợp với mẹ bầu. Không chỉ chứa nhiều sắt, thịt gà còn có hàm lượng cao protein, vitamin và các khoáng chất cần thiết trong thai kỳ.
Rau màu xanh đậm
Các loại rau màu xanh đậm là nguồn bổ sung sắt cao được các bác sĩ khuyên dùng. Các loại rau mà mẹ bầu nên sử dụng như súp lơ, cải bó xôi, cải bina, bắp cải,...
Rau cải bina là thực phẩm tốt cho mẹ bầu
Các thực phẩm khác
-
Trứng.
-
Sữa.
-
Ngũ cốc nguyên cám.
-
Các loại hạt và quả như như hạt bí, hạt chia, óc chó, hạnh nhân, chà là,...
-
,...
Trên đây là những thông tin về tình trạng thiếu máu khi mang thai mà MEDLATEC muốn chia sẻ. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn sức khỏe thai kỳ và sự phát triển của bé.
Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé, mẹ bầu nên thực hiện một chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất, giữ tinh thần thoải mái và nghỉ ngơi hợp lý. Đặc biệt, mẹ bầu nên duy trì thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc ngay khi có các dấu hiệu bất thường để được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng.
Khi có nhu cầu xét nghiệm máu xác định các nguy cơ thiếu máu hay các bệnh lý liên quan, mẹ bầu có thể thực hiện thăm khám tại MEDLATEC - địa chỉ thăm khám uy tín được nhiều người tin tưởng.
Trong đó, Trung tâm Xét Nghiệm của Bệnh Viện Đa Khoa MEDALTEC là đơn vị được công nhận đạt chuẩn chất lượng phòng xét nghiệm đến từ Hiệp Hội Hoa Kỳ (CAP). Điều này đánh đấu và ghi nhận khả năng, chất lượng xét nghiệm của MEDLATEC trong suốt những thời gian qua.
Như vậy, cùng với tiêu chuẩn chất lượng Quốc tế ISO 15189:2012 đã nhận được từ năm 2016, MEDLATEC tự hào là đơn vị đầu tiên trên cả nước hoạt động song song với hai tiêu chuẩn chất lượng hàng đầu cho phòng xét nghiệm. Do đó, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng dịch vụ tại đây.
Cùng với dịch vụ lấy mẫu tận nơi an toàn, tiện lợi, đặc biệt hữu ích cho phụ nữ mang thai khi có thể kiểm tra sức khỏe thai kỳ ngay tại nhà mà không phải đến Bệnh viện. Chi phí lấy mẫu tại nhà bằng với giá được niêm yết tại bệnh viện, khách hàng chỉ phải trả thêm 10.000đ cho một lần lấy mẫu.
Khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại MEDLATEC vui lòng liên hệ tới hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ.
Từ khóa » Bổ Sung Sắt Cho Bà Bầu Bị Thiếu Máu
-
Bà Bầu Thiếu Sắt Nên ăn Gì để Bổ Sung? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Bà Bầu Thiếu Máu Nên Uống Thuốc Gì? | Vinmec
-
Thiếu Máu Thiếu Sắt Khi Mang Thai: Mẹo Phòng Ngừa | Vinmec
-
Mẹ Bầu Thiếu Sắt Muốn Bổ Sung Sắt Cần Lưu ý Những Gì? - Hello Bacsi
-
Bổ Sung Sắt Cho Bà Bầu đúng Và đủ Theo Từng Giai đoạn Mang Thai
-
Review 10 Thuốc Sắt Cho Bà Bầu Tốt Nhất Hiện Nay
-
Hướng Dẫn Bổ Sung Sắt Cho Bà Bầu đúng Cách Theo Từng Giai đoạn
-
Top 10 Thực Phẩm Bổ Sung Sắt Cho Bà Bầu Bị Thiếu Máu - Ferrovit
-
Lượng Sắt Chuẩn Cho Từng Giai đoạn Thai Kỳ - Procare
-
Bổ Sung Sắt đúng Cách Cho Bà Bầu Trong Thai Kỳ - Ferrovit
-
Thiếu Máu, Thiếu Sắt ở Bà Bầu Và Hệ Lụy - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Hướng Dẫn Cách Bổ Sung Sắt Cho Bà Bầu Hiệu Quả Và An Toàn
-
Top 15 Thuốc Sắt Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu Được Tin Dùng Nhất ...
-
Dấu Hiệu Bà Bầu Thiếu Sắt Dễ Nhận Biết | Avisure Mama