Thiếu Máu Não Do Hẹp động Mạch Cảnh Và Cách Khắc Phục

Video

Xem thêm tin
Bệnh viện TWQĐ 108 khám bệnh, tri ân tại tỉnh Tuyên Quang

Bệnh viện TWQĐ 108 khám bệnh, tri ân tại tỉnh Tuyên Quang

04/12/2024 Chi tiết
Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

20/11/2024 Chiều ngày 19/11, Viện NCKHYDLS 108, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Thay mặt Thường vụ, Đảng uỷ, lãnh đạo Viện NCKHYDLS 108, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108, Giám đốc Bệnh viện đã phát biểu chúc mừng, tri ân quý Thầy cô; đề ra các mục tiêu cụ thể cho đội ngũ giảng viên và phương hướng hoạt động năm 2025. Trân trọng kính mời quý vị xem video phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song dưới đây: Chi tiết
Bệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ

Bệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ

14/11/2024 Chi tiết
Phẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108

Phẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108

11/11/2024 Chi tiết Trang chủ | Y Học Sức Khỏe Thiếu máu não do hẹp động mạch cảnh và cách khắc phục 03:17 PM 23/05/2017 Nếu bệnh nhân có triệu chứng như đột ngột bị yếu, tê bì nửa mặt, nửa người hoặc chỉ một bên tay/chân, khó nói hoặc không nói được, mất thị lực một bên... sau vài phút đến vài giờ thì hết và hồi phục hoàn toàn; nhưng cũng có thể không hồi phục... thì nhiều khả năng bệnh nhân bị hẹp động mạch cảnh (động mạch cấp máu não), thể hiện bằng cơn thiếu máu não thoáng qua hoặc nặng hơn là nhồi máu não. Bệnh thiếu máu não do hẹp động mạch cảnh rất phổ biến nhưng ít bệnh nhân để ý để khám và điều trị. Nhiều trường hợp bác sĩ thường bỏ quên khi khám lâm sàng cho bệnh nhân. Chỉ đến khi tai biến mạch máu não xảy ra thì có tới 25-30% là do hẹp động mạch cảnh. Vì sao hẹp động mạch cảnh có thể gây tai biến mạch máu não? Động mạch cảnh có kích thước khá lớn, nằm ở cổ, gồm có động mạch cảnh trái và động mạch cảnh phải mà ta có thể sờ thấy được nhịp đập của chúng ở hai bên cổ. Động mạch cảnh có chức năng đưa máu từ tim lên nuôi dưỡng não. Động mạch cảnh bị hẹp là do mảng vữa xơ phát triển dày lên từ thành mạch, làm giảm lưu lượng dòng máu não. Mảng vữa xơ có thể gây nên huyết khối tắc mạch tại chỗ hoặc di chuyển gây tắc mạch não. Bệnh hẹp động mạch cảnh là một trong các nguyên nhân quan trọng gây đột quỵ nhồi máu não và cơn thiếu máu não thoáng qua vì động mạch cảnh là động mạch lớn nhất cung cấp máu cho não.

Động mạch cảnh bị hẹp là do mảng vữa xơ phát triển dày lên từ thành mạch. Triệu chứng lâm sàng của hẹp động mạch cảnh Hẹp động mạch cảnh không triệu chứng: bệnh không biểu hiện gì đặc biệt, có thể được phát hiện khi khám tổng quát hoặc khám vì một bệnh lý khác (tim mạch, tuyến giáp…). Hẹp động mạch cảnh có triệu chứng, đó là biểu hiện của thiếu máu não thoáng qua hay nặng hơn là tai biến mạch máu não, với các triệu chứng như sau: yếu hoặc liệt chân tay; mờ hoặc mù một mắt, thường thoáng qua (vài giây, vài phút, vài giờ) sau đó thấy lại bình thường; rối loạn giọng nói như khó nói hoặc không nói được. Các triệu chứng này thường xảy ra đột ngột. Có bệnh nhân chỉ bị một triệu chứng, ngược lại có bệnh nhân bị nhiều triệu chứng cùng lúc. Nếu tự phục hồi hoàn toàn trước 24 giờ, gọi là thiếu máu não thoáng qua; còn nếu tồn tại hơn 24 giờ và thường là nhiều tháng, nhiều năm gọi là tai biến mạch máu não thực sự. Chẩn đoán hẹp động mạch cảnh, cách gì? Siêu âm là biện pháp đầu tiên cần làm cho mọi bệnh nhân nghi ngờ có bệnh động mạch cảnh, tiếp theo có thể lựa chọn giữa phương pháp chụp cộng hưởng từ mạch máu (MRA) hoặc chụp CT đa lớp cắt (MSCT) để đánh giá toàn thể hệ thống động mạch trong và ngoài sọ, cuối cùng là chụp mạch số hóa xóa nền DSA để can thiệp điều trị (đây là phương pháp đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng lòng mạch, được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh mạch máu). Các phương pháp điều trị Điều trị phẫu thuật: Mục tiêu của phẫu thuật là lấy bỏ mảng xơ vữa nhằm giảm nguy cơ tai biến mạch máu não. Phẫu thuật hẹp động mạch cảnh khi có hẹp nặng (trên 70-80%), nhất là khi có triệu chứng trên lâm sàng. Điều trị hẹp động mạch cảnh bằng can thiệp nội mạch. Đây là phương pháp không phẫu thuật, đưa dụng cụ qua một lỗ chọc kim ở động mạch đùi (gồm dây dẫn, ống thông gắn bóng, stent) đưa lên vị trí động mạch tổn thương, mở rộng lòng động mạch cảnh bị hẹp, ép mảng vữa xơ vào thành động mạch, tái lập lưu thông dòng máu lên não, giúp giảm đáng kể nguy cơ nhồi máu não và cơn thiếu máu não thoáng qua. Đây là can thiệp cấp cứu khẩn cấp cho bệnh nhân nhồi máu não đến sớm do tắc động mạch cảnh. Thời gian điều trị và nằm viện ngắn. Bệnh nhân cần uống thuốc lâu dài theo hướng dẫn của bác sĩ can thiệp và kiểm tra định kỳ để đánh giá kết quả lâu dài và can thiệp bổ sung nếu bệnh tái phát. Tuy nhiên, phương pháp can thiệp nội mạch có tỷ lệ dưới 5%, có thể gặp hội chứng tăng tái tưới máu não gây phù não, xuất huyết não... hoặc nhồi máu não do cục nghẽn di chuyển trong quá trình can thiệp. Nhận biết cơn thiếu máu não thoáng qua và nhồi máu não Cơn thiếu máu não thoáng qua là tình trạng thiếu máu não gây ra các triệu chứng tương tự như đột quỵ nhồi máu não nhưng hồi phục nhanh và hoàn toàn trong vài phút, vài giờ và không quá 24 giờ. Cơn thiếu máu não thoáng qua là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ nặng có thể xảy ra trong tương lai gần ở khoảng 30 - 40% số bệnh nhân. Chính vì vậy, bệnh nhân và gia đình không được bỏ qua triệu chứng này (kể cả đã hồi phục hoàn toàn), cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được chẩn đoán xác định và can thiệp kịp thời, không bỏ lỡ cơ hội cứu sống bệnh nhân và phục hồi nhanh các triệu chứng thần kinh. Nhồi máu não là tình trạng tế bào não bị chết do dòng máu nuôi não bị tắc đột ngột và không hồi phục lưu thông trong vòng 6 - 8 giờ. Triệu chứng thần kinh khi bị nhồi máu não phụ thuộc vào vị trí, kích thước động mạch bị tắc: đột ngột hôn mê, lú lẫn, chậm chạp, nhưng có thể ý thức vẫn bình thường, kèm theo hoặc không kèm theo kích thích vật vã, liệt nửa mặt (méo miệng, uống nước bị rớt ra ngoài...), liệt nửa người (bị rơi đồ vật đang cầm trên tay, bị ngã khi đang đứng), nói khó hoặc không nói được... PGS.TS. Lê Văn Trường Viện trưởng Viện Tim mạch, Bệnh viện TƯQĐ 108 Theo SKĐS online Chia sẻ

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng chuyên mục

    Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao

    Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao

    14:14 07/07/2019
    Chăm sóc người bị cảm cúm

    Chăm sóc người bị cảm cúm

    13:46 21/12/2018
    Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp

    Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp

    03:08 12/07/2018

Từ khóa » Xơ Vữa đông Mạch Cảnh Hai Bên