Thiếu Máu ở Bệnh Thận Mạn: Nguyên Nhân, Chẩn đoán Và điều Trị

Thiếu máu thường gặp ở người bệnh thận mạn tính và làm nặng hơn tình trạng bệnh tật, có thể gây tử vong. Thiếu máu là kết quả của sự giao thoa các tình trạng sinh học và bệnh lý. Đó là tình trạng thiếu Sắt và thiếu Erythropoietin (EPO) tương đối.

Thiếu máu trong suy thận mạn là gì?

Thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn là một tình trạng liên quan đến việc suy giảm chức năng thận, với các rối loạn huyết học, rối loạn hormone và dạ dày ruột. Không loại trừ cả hai trường hợp bệnh nhân ghép thận và bệnh thận giai đoạn cuối. Một thống kê cho thấy 43% người bệnh thận mạn giai đoạn 1-2, 57% người bệnh thận mạn giai đoạn 3-5 bị thiếu máu.

bị thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn

Tình trạng này có nguy hiểm không? 

Nồng độ Hemoglobin (Hb) trong máu phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, chủng tộc, tình trạng nhiễm trùng, các tình trạng bệnh tật đồng thời, việc lọc máu đầy đủ, chất lượng nước… Kết quả một nghiên cứu cho thấy, nguy cơ tử vong tăng lên 3 lần với mỗi 10g/Hb giảm đi (trong khoảng 90- 130g/l).

Thiếu máu ở bệnh nhân thận mạn gây tăng tỷ lệ tử vong, tăng phì đại thất trái và suy tim sung huyết, tăng tốc độ tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối.

banner tâm anh quận 7 content

Xem thêm: Người bị suy thận mạn giai đoạn cuối sống được bao lâu tại đây

Cơ chế của hiện tượng thiếu máu ở người bệnh thận mạn

Như đã nói ở trên, cơ chế thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn là do thiếu Erythropoietin (EPO) và thiếu sắt. Trong đó, cơ chế chủ yếu là thiếu Erythropoietin (EPO) (1)

Thiếu Erythropoietin (EPO) 

Ở người bình thường, nồng độ Erythropoietin (EPO) từ 3-30 mU/ml. Khi Hb giảm xuống, nồng độ EPO có thể tăng lên 100 lần. Khi mức lọc cầu thận giảm xuống dưới  < 30-40 ml/p, mối liên quan nghịch này giảm hoặc mất đi.

Cơ chế gây ra tình trạng thiếu EPO tương đối, là do sự thích nghi của thận giảm đi kéo theo giảm tiêu thụ O2. Cải thiện sự oxy hóa ở tủy thận ngoài, giảm kích thích sản xuất EPO.

EPO được trung hòa bởi các receptor EPO hòa tan. EPO tăng sản xuất khi có mặt các chất trung gian và EPO bị bất hoạt bởi các proteinase vốn hoạt động mạnh trong môi trường ure máu cao.

Nếu một lượng EPO đầy đủ đến được trọn vẹn tủy xương, hoạt động của nó vẫn có thể bị suy yếu bởi sự vắng mặt của các yếu tố cho phép (IL-3, calcitriol..) và sự có mặt của các yếu tố ngăn cản( PTH..).

Thieu mau trong suy than man

Thiếu sắt

– Thiếu sắt tương đối: Khi cơ thể không thể huy động đủ sắt cho quá trình sản sinh hồng cầu.

– Thiếu sắt tuyệt đối: Khi cơ thể bị mất máu, loạn sản mạch máu ruột, hoặc chảy máu do urê máu cao…  Bệnh nhân thận nhân tạo mất trung bình 1-3g sắt trong 1 năm.

Tan máu 

Ở người bệnh mắc bệnh thận mạn, hồng cầu bị tăng phá hủy. Hồng cầu có tính chất nhược sắc, ít sắt, sớm bị vỡ và bị thực bào. Màng tế bào hồng cầu bị giảm khả năng biến dạng.

Ở người chạy thận nhân tạo, hiện tượng tan máu có thể xảy do ly giải cơ học và tiếp xúc với chất gây ô nhiễm nguồn nước (chloramine, arsenic, kẽm…).

Thiếu dinh dưỡng 

Trong việc sản sinh hồng cầu, các Vitamin nhóm B (B6, B9, B12…) là các đồng yếu tố thiết yế.

Khi mức lọc cầu thận giảm, L-Cartinine cũng giảm đi. Việc bổ sung L-Cartinine có thể chống lại sự chết của tế bào. Giảm phosphat máu làm cạn kiệt ATP, giảm sự biến dạng màng tế bào hồng cầu, dẫn tới lão hóa sớm hoặc thậm chí là thiếu máu tan máu cấp.

Chẩn đoán thiếu máu ở bệnh thận mãn.

Chẩn đoán xác định:

Chẩn đoán thiếu máu ở người bệnh mắc bệnh thận mạn, dựa vào kết quả đo nồng độ Hb. Trẻ từ 6 tháng-5 tuổi có nồng độ <110g/l; trẻ từ 5-12 tuổi có Hb<115g/l; trẻ từ 12 – 15 tuổi có Hb <120g/l; và người trên > 15 tuổi có Hb<130g/l ở nam, và <120g/l ở nữ… có thể kết luận thiếu máu.

Ở người bệnh thận nhân tạo, nồng độ Hb sẽ khác nhau giữa các thời điểm. Xét nghiệm Hb vào buổi lọc máu giữa tuần thường có kết quả tương đương Hb trung bình cả tuần.

Tần suất đánh giá thiếu máu:

  • Với người bệnh không thiếu máu, ít nhất hàng năm với suy thận mạn giai đoạn 3 và ít nhất 2 lần/năm với suy thận mạn giai đoạn 4-5
  • Với người bệnh thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng, ít nhất mỗi 3 tháng/lần
  • Với người bệnh thiếu máu không điều trị bằng ESA, ít nhất mỗi 3 tháng với người mắc bệnh thận mạn không do bệnh đái tháo đường và người bệnh lọc màng bụng
  • Với người bệnh thận nhân tạo, phải xét nghiệm hàng tuần.

Điều trị thiếu máu ở người bệnh thận mãn: 

ESAs (Erythropoiesis Stimulating Agents) 

Đây là phương án điều trị quan trọng nhất trong điều trị thiếu máu ở người bệnh thận mãn. Chuyên gia khuyến cáo nên bắt đầu dùng ESAs cho người bệnh CKD có mức Hb 90- 100g/l. Trước khi dùng, Các bác sĩ sẽ chẩn đoán và điều trị các nguyên nhân có thể gây thiếu máu khác ,để đưa ra phương án điều trị từng người bệnh cụ thể. Mục tiêu đưa nồng độ Hb về 115g/l và sẽ ngừng liệu pháp ESAs khi Hb>130g/l.

Liều khởi đầu dựa vào Hb, cân nặng và tình trạng lâm sàng của người bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều nên dựa vào nồng độ Hb thay đổi và tình trạng người bệnh.

Xem thêm: Điều trị thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn bằng Erythropoietin

Bổ sung sắt:

Bổ sung sắt chính là mấu chốt của điều trị thiếu máu ở người bệnh CKD. Ngoài khía cạnh huyết học, việc cung cấp Sắt cho cơ thể sẽ cải thiện các chức năng nhận thức, miễn dịch, điều nhiệt, thích nghi với luyện tập thể lực của người bệnh. Sắt có thể sử dụng dạng viên uống hoặc tiêm tĩnh mạch. (2)

Bệnh nhân cũng phải được đánh giá tình trạng sắt (TSAT và Ferritin) ít nhất 3 tháng trong quá trình điều trị bằng ESA, trước khi có quyết định bắt đầu hoặc tiếp tục liệu pháp.

Khi bổ sung sắt theo đường truyền cần theo dõi bởi nhân viên y tế để xử trí các trường hợp phản ứng nghiêm trọng. Nếu người bệnh đang có nhiễm trùng toàn thân thì tránh sử dụng tiêm sắt tĩnh mạch.

bổ sung sắt

Truyền khối hồng cầu

Truyền khối hồng cầu nên hạn chế nhất nếu có thể, được chỉ định khi liệu pháp ESAs không hiệu quả hoặc nguy cơ của liệu pháp ESAs lớn hơn lợi ích của nó. Chỉ định truyền khối hồng cầu khi không có mất máu cấp phải dựa trên sự hiện diện của các triệu chứng thiếu máu.

Truyền khối hồng cầu cấp khi cấp cứu, nên truyền khối hồng cầu bởi người bệnh cần điều trị thiếu máu nhanh để ổn định tình trạng chảy máu hoặc bệnh động mạch vành không ổn định; hoặc trước một cuộc phẫu thuật. Ở người bệnh chờ ghép thận, đặc biệt nên tránh truyền khối hồng cầu để giảm thiểu nguy cơ mẫn cảm thận ghép.

Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm.

Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam…

Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận và đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao. Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý Nam khoa.

Để đặt lịch khám và phẫu thuật tuyến tiền liệt với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
    • 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
    • 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Hiện nay Y học vẫn chưa rõ nguyên nhân của tình trạng thiếu máu ở người bệnh suy thận mạn. Do đó để chẩn đoán chính xác cũng còn nhiều thách thức đối với các chuyên gia. Điều trị thiếu máu ở người bệnh mắc bệnh thận mạn, đã có một sự phát triển từ giai đoạn sơ khai (là truyền máu) đến giai đoạn tiến bộ ngày nay là (điều trị bằng ESAs và bổ sung sắt)… Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực để tìm ra những cơ chế mới và các thuốc điều trị mới hiệu quả hơn cho căn bệnh nguy hiểm này.

Từ khóa » Hemoglobin Niệu Thường Gặp Trong Bệnh Gì