Thiểu Niệu Và Các Nguyên Nhân Thường Gặp | BvNTP
Có thể bạn quan tâm
Nguyên nhân gây thiểu niệu:
Có nhiều nguyên nhân gây ra thiểu niệu từ cấp tính đến các bệnh mãn tính nguy hiểm.
Mất nước
- Là một trong những nguyên nhân chính, xảy ra khi cơ thể mắc các bệnh như sốt, tiêu chảy, nôn mửa… Trong những trường hợp này cần bổ sung kịp thời đủ lượng nước cho cơ thể.
Nhiễm trùng hoặc chấn thương
- Trường hợp này khiến cơ thể rơi vào trạng thái sốc làm giảm lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể trong đó có thận. Việc này khiến thận làm việc kém hiệu quả hơn.
Tắc nghẽn đường tiết niệu
- Tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn đường dẫn nước tiểu là một trong những nguyên nhân dẫn dến thận ứ nước khiến lượng nước tiểu giảm.
- Tùy thuộc vào mức độ tắc nghẽn có các triệu chứng khác nhau như: đau thắt, buồn nôn, sốt…
Sử dụng thuốc:
- Một số loại thuốc có thể gây giảm bài tiết nước tiểu như:
+ Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
+ Thuốc kiểm soát huyết áp như thuốc ức chế men chuyển gentamicin
Khi tình trạng thiểu niệu kéo dài, cần tham vấn thêm lời khuyên của bác sĩ để có những thủ thuật kiểm tra nguyên nhân tắc nghẽn đường niệu như sỏi niệu, phì đại tiền liệt tuyến…, thay đổi về thuốc hay có sự hỗ trợ y tế kịp thời. Điều này giúp ngăn ngừa các tổn thương lên thận cũng như cải thiện tình trạng sức khỏe.
Chẩn đoán:
- Bác sĩ cần kết hợp khám lâm sàng và nghiên cứu thói quen sinh hoạt như: thời gian bắt đầu có tình trạng thiểu niệu, mức độ uống nước, các cơn đau quặn nếu có…Đồng thời chỉ định xét nghiệm nước tiểu nhằm phân tích màu sắc, pH, tình trạng nhiễm trùng đường tiểu và các chất khác.
- Cần thông báo ngay với bác sĩ nếu bản thân đang sử dụng thuốc điều trị bệnh hoặc tiền sử có các bệnh lý về thận.
- Siêu âm bụng hoặc CT Scans là các cận lâm sàng hỗ trợ bác sĩ có được chẩn đoán nguyên nhân thiểu niệu tốt hơn.
Điều trị thiểu niệu:
Tùy theo nguyên nhân gây ra thiểu niệu mà bác sĩ có các phương án điều trị khác nhau:
- Truyền bù dịch tĩnh mạch nếu tình trạng mất nước diễn tra nghiêm trọng.
- Lọc máu loại bỏ độc tố nếu như chức năng thận suy giảm, hoạt động kém.
- Phẫu thuật, làm thông đường niệu nếu có tình trạng tắc nghẽn xảy ra.
Nguy cơ:
- Thiểu niệu là một tình trạng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các bệnh khác như:
+ Tăng huyết áp
+ Suy tim
+ Thiếu máu, rối loạn chức năng tiểu cầu
+ Các vấn đề về dạ dày, ruột.
Biện pháp phòng ngừa:
Luôn đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể hằng ngày, uống nước nhiều hơn nếu cơ thể đang có tình trạng sốt, tiểu chảy, nôn…
Nên nhớ rằng hãy luôn lắng nghe cơ thể mình!
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » Chẩn đoán Thiểu Niệu Vô Niệu
-
Thế Nào Là Thiểu Niệu? - Vinmec
-
Thiểu Niệu - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Chẩn đoán Thiểu Niệu ở Người Suy Thận Cấp - Vinmec
-
Đái Nhiều đái ít Và Vô Niệu - Dieutri.Vn
-
Thế Nào Là Thiểu Niệu? Bệnh Này Có Nguy Hiểm Không?
-
Suy Thận Cấp: Chẩn đoán Và điều Trị
-
Suy Thận Cấp Trong Hồi Sức - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Vô Niệu: Triệu Chứng, Chẩn đoán Và Cách điều Trị • Hello Bacsi
-
Các Rối Loạn Về Nước Tiểu - Sỏi Tiết Niệu
-
Tiep Can Roi Loan Di Tieu - SlideShare
-
[PDF] SUY THẬN CẤP - Sở Y Tế Bình Định
-
Thế Nào Là Thiểu Niệu? - Bloomaxx
-
SUY THẬN CẤP - Health Việt Nam