Thiếu Vitamin D – Trẻ Mập Vẫn Bị Còi Xương

Còi xương thể bụ là gì?

Còi xương là bệnh gây ra chủ yếu do thiếu vitamin D, làm cho chuyển hóa canxi phốt pho bị rối loạn, gây nên tổn thương xương. Bệnh còi xương thể bụ bẫm là bệnh còi xương xảy ra ở những trẻ có cân nặng tốt, thậm chí là thừa cân béo phì.

Biểu hiện của bệnh còi xương thể bụ

Những bểu hiện của bệnh còi xương thể bụ cũng gần giống với bệnh còi xương thông thường như: Trẻ hay quấy khóc, nôn trớ, ngủ không yên giấc, ra mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn sau gáy. Bề ngoài bé có thân hình mập mạp, bụ bẫm, cân nặng đầy đủ nhưng hệ xương mền yếu, cơ nhão… khiến trẻ chậm biết đi, biết nói, cầm nắm.

Tại sao trẻ bụ bẫm lại bị còi xương?

-         Mẹ kiêng kem quá mức, con bị còi xương. Khi còn nhỏ cha mẹ kiêng cữ cho bé quá nhiều, ít hoặc không cho bé tắm nắng, ăn bột quá sớm và ăn với số lượng nhiều gây cản trở đến việc hấp thu canxi Trường hợp này thường hay xảy ra đối với những bé đẻ non, sinh đôi, bé không bú mẹ và những bé sinh vào mùa đông.

-         Chế độ ăn uống thiếu canxi, phốt pho, vitamin và khoáng chất, bé thường bị tiêu chảy hay mắc các bệnh về tiêu hóa làm giảm khả năng hấp thụ vitamin D3.

-         Do di truyền

Khắc phục tình trạng còi xương thể bụ ở trẻ

Đối với những trẻ còi xương thể bụ thì cân nặng tốt, thậm chí là thừa cân nên không cần quá tăng cường thêm dinh dưỡng mà nên cho trẻ ăn cân đối các thành phần và chú trọng và những thực phẩm giàu canxi cho bé. Cụ thể như sau:

-         Các loại trái cây giàu canxi mà hạn chế tình trạng tăng cân cho bé như: táo, bưởi, thăng long,…cho trẻ ăn ít các loại trái cây chứa nhiều đường như: mít, vải, nhãn,…

-         Các loại thực phẩm như: thịt nạc, cá, tôm,…giàu canxi mà lại ít năng lượng, tốt cho trẻ còi xương thể bụ.

-         Ngoài ra, cũng cần cho trẻ tắm nắng làm tăng hấp thụ Vitamin D từ thiên nhiên giúp xương chắc khỏe.

 

 

 

Từ khóa » Còi Xương Thể Bụ