Thỉnh Thoảng Bị Khó Thở Là Bệnh Gì? [8 Bệnh Có Thể Gặp Phải]
Có thể bạn quan tâm
Ngày nay, việc quan tâm đến tình trạng sức khỏe của bản thân được phổ biến hơn. “Thỉnh thoảng bị khó thở là bệnh gì?” là một trong những câu hỏi mà mọi người hay thắc mắc với chúng tôi. Sau đây, cùng Trung tâm Lao Phổi và sức khỏe cộng đồng giải đáp thắc mắc trên nhé!
Mục lục:
- Khó thở là gì?
- Đối tượng nào dễ bị khó thở nhất?
- Thỉnh thoảng bị khó thở là bệnh gì?
- Hen phế quản
- Phổi tắc nghẽn mãn tính
- Viêm phế quản – phổi
- Giãn phê quản
- Xơ gan cổ trướng
- Mỡ máu, cao huyết áo
- Trần cảm lo âu
- Bệnh lý tuyến giáp
- Khi nào cần đi khám tại cơ sở y tế?
- Làm gì khi thỉnh thoảng bị khó thở?
- Cách phòng bệnh khó thở
Khó thở là gì?
Khó thở là tình trạng cơ thể bị thiếu hụt oxy. Là cảm giác khó khăn và cực kì không thoải mái khi hít thở vì không lấy đủ lượng oxy cần cung cấp. Ở mỗi người bệnh mô tả biểu hiện khó thở theo nhiều cách khác nhau như là hụt hơi, nghẹt thở, thiếu khí để thở, gắng sức thở, căng tức ngực
Đối tượng nào dễ bị khó thở nhất?
Thường khó thở có thể xảy ra với những người hay tập thể dục với các môn như chạy bộ, leo cầu thang,.. Hoặc là những người làm việc quá sức, làm việc ở môi trường quá nóng hay quá lanh, ô nhiễm môi trường. Hoạc là những người thừa cân, béo phì.
Khó thở có thể chia thành 2 trường hợp.
- Khó thở theo cơn là những trường hợp bệnh nhân đã xác định mắc các bệnh như hen suyễn, viêm phổi,…
- Thỉnh thoảng bị khó thở thì chưa hẳn là mắc bệnh có thể do các hoạt động như đã đề cập trên. Không vì thể mà chủ quan mà không chú ý đến sức khỏe. Thỉnh thoảng khó thở có thể là một trong những dấu hiệu mà để mình quan tâm sức khỏe hơn và có biện pháp xử lý nếu triệu chứng trở nặng. Cùng tìm hiểu về thỉnh thoảng bị khó thở là bệnh gì ở phần tiếp theo.
Thỉnh thoảng bị khó thở là bệnh gì?
Khó thở không phải là bệnh mà là triệu chứng. Nêu khó thở diễn ra liên tục, và mức độ cao thì là nguy cơ bạn đã mắc bệnh. Tuy nhiên với những người chỉ thỉnh thoảng bị khó thở thì sẽ như thế nào?
Đừng chủ quan với tình trạng khó thở xuất hiện. Vậy thỉnh thoảng bị khó thở là bệnh gì? Các chuyên gia về bệnh hô hấp đã tổng hợp các bệnh lý liên quan đến tình trạng khó thở. Sau đây, Trung tâm Lao phổi và sức khỏe cộng đồng điểm qua các bệnh lý nêu bạn thỉnh thưởng bị khó thở nhé!
Hen phế quản
Hen suyễn có tên gọi khác là hen phế quản. Hen suyễn là bệnh viêm niêm mạc phế quản mạn tính gây ra một loạt kích thích dẫn đến co thắt phế quản một phần hoặc toàn phần. Nguyên nhân dẫn đến bệnh hen phế quản là do tiếp xúc với các dị nguyên như khói thuốc lá, bụi bẩn,..
Đặc trưng bởi tình trạng tắc nghẽn đường thở do phù nề, triệu chứng phổ biến là ho, nặng ngực, khó thở, khò khè. Tuy nhiên các triệu chứng có thể xuất hiện hoặc không tình theo tình trạng viêm đường thở. Hoặc do thời tiết làm thay đổi triệu chứng khó thở nặng ngực. Nên nhớ rằng: hết triệu chứng không có nghĩa khỏi bệnh.
Xem thêm về bệnh hen suyễn tại:
- Hen suyễn? Nguyên nhân, dấu hiệu, và cách phòng tránh.
Phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính là tình trạng viêm niêm mạc đường thở mạn tính gây giảm chức năng thông khí ở phổi. Triệu chứng được bệnh nhân hay gặp phải chỉnh là khó thở do đường thở bị hẹp đi so với bình thường, tình trạng kéo dài gây ra suy hô hấp.
Các triệu chứng bao gồm ho với đàm, hơi thở gấp, khó thở, thở khò khè, mệt mỏi giảm cân.
Xem thêm về phổi tắc nghẽn mãn tính tại:
- Tắc nghẽn phổi mạn tính sống được bao lâu? Lời khuyên?
Viêm phế quản – phổi
Viêm phổi là bệnh lý nhiễm trùng đặc trưng bởi tình trạng viêm các phế nang trong phổi do một nguyên nhân bất kỳ gây ra. Tình trạng nhiễm trùng có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai phổi, tại một vị trí cố định hay một vài vùng.
Ngoài triệu chứng khó thở còn kèm theo sốt cao. Bệnh này thường gặp ở các đối tượng như trẻ em, người già, người có sức đề kháng yếu.
Xem thêm các vấn đề liên quan đến viêm phổi tại:
- Vacxin viêm phổi bao nhiêu tiền? Đối tượng tiêm? Lịch tiêm?
Giãn phê quản
Giãn phế quản là sự giãn đường kính và phá hủy các phế quản lớn do nhiễm trùng và viêm mãn tính. Các triệu chứng là ho mãn tính và tiết ra đờm mủ; một số bệnh nhân cũng có thể bị sốt và khó thở.
Xơ gan cổ trướng
Người bệnh thỉnh thoảng khó thở nguyên nhân do dịch trong ổ bụng sẽ ngăn cản di động của cơ hoành; hoặc bệnh suy tim giai đoạn cuối làm cho gan ứ, to ra đẩy cơ hoành làm cản trở di động của cơ hoành.
Mỡ máu, cao huyết áo
Tăng huyết áp là tình trạng huyết áp cao hơn hoặc bằng 140/90 mmHg – Theo khuyến cáo của Hội tim mạch học Quốc Gia về chuẩn đoán và điều trị tăng huyết áp.
Khi bệnh nhân tiến triển nặng sẽ xuất hiện các chứng như thờ ngắn, hồi hộp, hoa mặt chóng mặt, bứt rứt trong người. Và cảm giác như không thở được.
Trần cảm lo âu
Là bệnh về tâm lý, nó có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, và tỉ lệ ngày càng gia tăng đối với lứa tuổi trẻ nhỏ dưới 12 tuổi. Thường người bệnh thỉnh thoảng, lác đác thấy khó thở. Ngoài ra với các triệu chứng khác kèm theo như là: tim đập nhanh, cảm giác hồi hộp đánh trống ngực, lo lắng dễ giật mình.
Bệnh lý tuyến giáp
Bao gồm cả triệu chứng khó thở còn có khàn tiếng, khó nuốt và nuốt nghẹn là triệu chứng phổ biến khi bệnh nhân mắc bệnh ung thư tuyến giáp ở giai đoạn nặng.
Khi nào cần đi khám tại cơ sở y tế?
Thỉnh thoáng khó thở có thể do một số hoạt động sinh hoạt làm bạn chủ quan. Tuy nhiên nếu gặp những trường hợp bất thường, cần thăm khám ngay các cơ sở Y tế gần nhất để can thiệp kịp thời. Các dấu hiệu như sau
- Tình trạng khỏ thở đột ngột tăng nặng mà không khỏi
- Khó thở kèm theo đau tứng vùng ngực
- Khó thở kèm theo sốt, và thay đổi số lượng, màu sắc, độ nhầy của đờm.
- Cảm giác khó thở không mất đi sau khi nghỉ ngơi 30 phút.
Làm gì khi thỉnh thoảng bị khó thở?
Thỉnh thoảng bị khó thở và quan sát các dấu hiệu trên để phòng tránh các bệnh như là: hen phế quản, tràn dịch màng phỏi, viêm phổi,… và tùy theo mức độ trầm trọng bệnh thì không thể xử trí tại nhà cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở Y tế điều trị.
Thường khi bạn mắc khó thở, trước hết tìm ra nguyên nhân. Khi bạn thăm khám bác sĩ hoặc các chuyên viên sức khỏe đều hỏi tình trạng khó thở, và bạn đang làm gì gây ra cảm giác khó thở. Và căn cứ vào câu trả lời, và việc thăm khám từ kinh nghiệm của bác sĩ thì lúc này đưa ra chuẩn đoán sơ bộ, và một số phương pháp để cải thiện tình trạng khó thở như là:
Kê đơn thuốc hỗ trợ. Khi được bac sĩ kê đơn, hướng dẫn sử dụng thuocs thì vẫn có nhiều bệnh nhân không làm theo hướng dẫn. Tuân thủ dùng thuốc để hạn chế tình trạng nhờn thuốc.
Nhiều bệnh nhân mắc các bệnh như hen phế quản, tắc nghẽn phổi mạn tính,… thường triệu chứng theo cơn. Khi hết cơn ho thì nhiều bệnh nhân lầm tưởng rằng bệnh đã khỏe, và không tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, khi nào thấy lên cơn thì sử dụng. Việc nhận thức sai lầm dẫn đến giảm hiệu quả thuốc, và còn dẫn đến những tác dụng không mong muốn như là run tay chân, tim đập hồi hộp.
Tập hít thở đúng, phù hợp với tình trạng và loại bệnh. Điển hình, bệnh nhân mắc COPD thì thường được tập bài tập hít thở mím môm. Nguyên nhân là do cách thở này giúp bạn làm chậm nhịp hô hấp đến mức dễ chịu, và giúp bạn thở sâu hơn.
Tập thể dục tăng cường thể lực để cơ bắp của bạn sẽ khôn bị yếu đi, và hữu hiệu trong việc sử dụng oxy. Khi thể trạng không được khỏe thì diễn biến triệu chứng khó thở nặng hơn. Tuy nhiên tập thể dụng ở mức phù hợp và an toàn.
Cố gắng không nên nín thở: Nín thở có thể trở thành thói quen mà bạn không nghĩ đến, nhất là khi thực hiện những hoạt động như là nâng vật gì hoặc thậm chí khi đi bộ. Thay vì nín thở, hãy cố gắng thở ra khi thực hiện phần việc nặng nhất, như nâng lên. Ngoài ra, hãy cố gắng thở ra lâu gấp hai đến ba lần so với hít vào, nhưng không bao giờ ép hơi ra. Khi đi, hãy cố gắng hít vào khi bước một bước và thở ra khi bước hai đến ba bước. Bạn có thể sẽ đi chậm hơn, nhưng bạn có thể đi xa hơn vì bạn ít khó thở hơn.
Không nên vội vã. Do khó thở, có khi bạn vội vã hoàn tất các hoạt động thường ngày, điều này có thể khiến khó thở nặng hơn. Nên tiến hành các hoạt động theo nhiều giai đoạn hoặc căn cứ tình trạng sức khỏe của bạn thân để điều tiết các hoạt động phù hợp. Nếu bạn cảm thấy ‘khỏe’ nhất vào buổi sáng, hãy thực hiện các hoạt động nặng nề nhất như là tắm hoặc ra khỏi nhà (thí dụ mua sắm, thăm viếng,…) vào buổi sáng. Nếu khó thở khi ăn, hãy chuẩn bị các thức ăn đã nghiền hoặc dễ nhai. Nín thở khi nhai sẽ khiến khó thở của bạn nặng hơn.
Cách phòng bệnh khó thở
Thỉnh thoảng khó thở có thể do việc sinh hoạt không hợp lý gây ra. Các chuyên gia đưa ra những lời khuyên để giảm tỉ lệ khó thở như sau:
- Ăn uống dinh dưỡng điều độ, và hợp lý: chế độ ăn ít muối, tăng cường ăn các loại rau, hạt, chứa nhiều vitamin, khoáng chất.
- Tập thể dục, thể thao phù hợp với thể trạng.
- Hạn chế làm việc quá sức.
- Tập luyện các bài hít thở, hoặc tập thiền, yoga.
Với bài viết trên đã giải đáp hết thắc mắc ” Thỉnh thoảng bị khó thở là bệnh gì?”. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích và giúp bạn phòng ngừa các bệnh về phỏi, bảo vệ lá phổi tốt hơn.
Bài viết liên quan:
- Đặc sản Hà Giang ngon, lạ, đủ dinh dưỡng cho hành…
- Khó Thở Khi Nằm là bệnh gì? Nguy hiểm không? Chữa thế nào?
- Tôm khô bao nhiêu calo? Món ăn từ tôm khô không béo
- Cá bò khô bao nhiêu calo? Ăn cá bò khô có béo không?
- Vì sao bệnh khó nói ở nam giới khó chữa? Xuất Tinh…
- Uống nước quả sung phơi khô có tác dụng gì TỐT cho cơ thể?
Từ khóa » Chỉ Bị Khó Thở Là Bệnh Gì
-
Khó Thở Là Bệnh Gì Và Những Vấn đề Liên Quan đến Khó Thở | Medlatec
-
Khó Thở Là Biểu Hiện Của Những Bệnh Gì?
-
Khó Thở, Hụt Hơi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Các Nguyên Nhân Gây Khó Thở - Vinmec
-
Thỉnh Thoảng Bị Khó Thở Là Bệnh Gì?
-
12 Nguyên Nhân Gây Khó Thở Và Các Biến Chứng đi Kèm - Hello Bacsi
-
Khó Thở - Phổi Việt
-
Khó Thở - Rối Loạn Chức Năng Hô Hấp - Cẩm Nang MSD
-
Khó Thở Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Góc Giải đáp: Triệu Chứng Khó Thở Là Bệnh Gì? - Bảo Khí Khang
-
Gặp Các Dấu Hiệu Cảnh Báo Suy Hô Hấp Sau, F0 điều Trị Tại Nhà Cần ...
-
Khó Thở Dai Dẳng Là Dấu Hiệu Tổn Thương Phổi ở Bệnh Nhân Mắc ...
-
CÁC DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA VIRUS CORONA - Phonak
-
Những Dấu Hiệu Cơ Bản để Nhận Biết Bạn đang Mắc Covid-19 Và ...