Thỉnh Thoảng Bị Khó Thở Là Bệnh Gì?
Có thể bạn quan tâm
Khó thở để chỉ sự khó chịu hoặc khó khăn khi hít thở. Người bệnh có thể mô tả cảm giác khó thở theo nhiều cách khác nhau như ‘thở hụt hơi’, ‘thắt ngực’, ‘không lấy đủ hơi’,… Khi nói về triệu chứng khó thở, nhiều người thường liên tưởng ngay đến các bệnh lý hô hấp . Tuy nhiên trên thực tế, khó thở có thể là biểu hiện ban đầu của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Vậy thỉnh thoảng bị khó thở là bệnh gì? Khi nào cần đi khám và làm gì khi bị khó thở? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau.
Thỉnh thoảng bị khó thở là bệnh gì?
Khó thở không phải là bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Khi xuất hiện triệu chứng khó thở, tùy vào tần suất và các triệu chứng kèm theo mà có thể “dự đoán” một số bệnh lý liên quan. Trên lâm sàng, các bệnh lý nguy hiểm sau đều có xuất hiện triệu chứng khó thở:
- Các bệnh lý tim mạch: nếu triệu chứng khó thở kèm theo các dấu hiệu khác như tức ngực, đau thắt ngực thì nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch rất cao, đặc biệt là bệnh tim mạch vành làm ngăn chặn máu nuôi dưỡng tim. Tình trạng này kéo dài và không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy tim, nhồi máu cơ tim gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.
- Hen phế quản (hen suyễn): đặc trưng bởi tình trạng khó thở ra, kèm theo tiếng rít hoặc khò khè, ho và có đờm. Hen suyễn là bệnh mạn tính, các triệu chứng có thể xuất hiện hoặc không tùy theo tình trạng viêm mạn tính của đường thở. Khi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên có trong môi trường như khói bụi, khói thuốc lá, nước tẩy rửa...hay khi thời tiết thay đổi triệu chứng khó thở, nặng ngực có thể trở lại. Người bệnh cần nhớ: Hết triệu chứng không có nghĩa là hết bệnh.
- Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): là bệnh hô hấp mạn tính không hồi phục. Bệnh nhân có triệu chứng khó thở thường xuyên, nhất là khi gắng sức, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Viêm phế quản - phổi: khó thở có thể kèm theo sốt cao, bệnh thường gặp nhiều ở trẻ em, người sức đề kháng yếu, người cao tuổi.
- Giãn phế quản: ngoài khó thở người bệnh thường ho nhiều, các đợt cấp thường có sốt và khạc đờm nhiều.
- Xơ gan cổ trướng: đây tưởng chừng là bệnh lý không liên quan đến triệu chứng khó thở nhưng thực tế diễn tiến bệnh, người bệnh có thể gặp phải triệu chứng khó thở bởi ở bệnh lý này, dịch trong ổ bụng nhiều ngăn cản di động của cơ hoành; hoặc bệnh suy tim giai đoạn cuối cũng làm cho gan ứ máu, to ra đẩy cơ hoành lên làm cản trở di động của cơ hoành, gây khó thở.
- Mỡ máu, cao huyết áp: Khi bệnh tiến triển nặng sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, choáng, hoa mắt, bứt rứt trong người, thở ngắn, hồi hộp, người bệnh có cảm giác như mình không thở được, khó thở.
- Trầm cảm, lo âu: ngoài khó thở, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác như tim đập nhanh, cảm giác hồi hộp đánh trống ngực, lo lắng dễ giật mình.
- Bệnh lý tuyến giáp: khàn tiếng, khó thở, khó nuốt, nuốt nghẹn… là các triệu chứng của ung thư tuyến giáp ở giai đoạn nặng.
Đối với trẻ nhỏ, nếu khó thở kèm theo môi tím tái, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý vì có thể trẻ đang vướng dị vật trong đường thở, cần cấp cứu kịp thời để tránh nguy hiểm tới tính mạng trẻ.
Thỉnh thoảng bị khó thở là bệnh gì? (Ảnh minh họa)
Khi nào cần gặp bác sĩ hoặc đi cấp cứu ngay
Thỉnh thoảng bị khó thở tuy không phải là dấu hiệu nguy hiểm cần nhập viện ngay nhưng người bệnh cần đi thăm khám nếu tình trạng khó thở có những diễn biến bất thường. Cụ thể:
- Tình trạng khó thở đột ngột tăng nặng mà không khỏi.
- Khó thở kèm theo đau tức vùng ngực.
- Khó thở có kèm theo sốt hoặc thay đổi số lượng, màu sắc, độ nhày của đờm.
- Cảm giác khó thở không mất đi sau khi nghỉ ngơi 30 phút.
Làm gì khi thỉnh thoảng bị khó thở?
Trong các trường hợp khó thở cấp tính như: dị vật, tràn khí màn phổi, hen suyễn cấp tính… ở mức độ trầm trọng không thể xử trí tại nhà cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để cấp cứu.
Trong các trường hợp khác, khó thở có thể được kiểm soát bằng thuốc do bác sĩ chỉ định, bằng kỹ thuật thở, bằng thể dục và đôi khi bằng oxy.
Điều đầu tiên giúp kiểm soát tình trạng khó thở là tìm ra nguyên nhân gây ra khó thở. Khi đã được thăm khám, các bác sĩ sẽ căn cứ nguyên nhân gây ra khó thở để hướng dẫn điều trị phù hợp. Ngoài dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, một số việc đơn giản có thể giúp cải thiện tình trạng khó thở mà bản thân người bệnh có thể làm được là:
- Tuân thủ điều trị: Kể cả khi đã được bác sĩ kê đơn và hướng dẫn điều trị, nhiều bệnh nhân vẫn đánh giá sai lầm về vai trò của thuốc và tuân thủ dùng thuốc. Nhiều bệnh nhân mắc các bệnh phổi mạn tính như hen phế quản, COPD thường xuyên bỏ thuốc, đặc biệt là các thuốc dự phòng. Họ cho rằng khi nào lên cơn khó thở mới cần dùng thuốc, khi không có cơn khó thở thì không cần dùng vì lúc này đã hết bệnh. Chính nhận thức sai lầm này khiến cơn khó thở xuất hiện thường xuyên hơn với mức độ ngày càng trầm trọng. Các thuốc cắt cơn lúc này kém hiệu quả dần khiến người bệnh phải tăng liều, người bệnh còn có thể gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn như run chân tay, tim đập hồi hộp. Lúc này dùng các thuốc dự phòng cũng trở nên kém hiệu quả.
- Học kỹ thuật hít thở. Tùy vào bệnh lý gây ra khó thở mà các bác sĩ có thể hướng dẫn bạn một số kỹ thuật hít thở phù hợp. Ví dụ như bạn mắc phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bạn có thể được dạy cách hít thở mím môi khi khó thở, cách này sẽ giúp bạn làm chậm nhịp hô hấp đến mức dễ chịu hơn và giúp bạn thở sâu hơn, hiệu quả hơn. Nếu bạn mắc một tình trạng hô hấp khác, kỹ thuật này cũng giúp ích bạn ít nhiều.
- Tăng cường thể lực. Nhiều người cho rằng khi bị khó thở thì nên từ bỏ hoặc hạn chế các hoạt động thể thao. Nhưng thực tế thì người lại, nếu không thể dục, các cơ bắp của bạn sẽ yếu đi và kém hữu hiệu trong việc sử dụng oxy. Việc ‘thể trạng kém’ này có thể dẫn đến khó thở nặng hơn, do đó điều quan trọng là phải thể dục trong chừng mức an toàn.
- Không nên vội vã. Do khó thở, có khi bạn vội vã hoàn tất các hoạt động thường ngày, điều này có thể khiến khó thở nặng hơn. Nên tiến hành các hoạt động theo nhiều giai đoạn hoặc căn cứ tình trạng sức khỏe của bạn thân để điều tiết các hoạt động phù hợp. Nếu bạn cảm thấy ‘khỏe’ nhất vào buổi sáng, hãy thực hiện các hoạt động nặng nề nhất như là tắm hoặc ra khỏi nhà (thí dụ mua sắm, thăm viếng,…) vào buổi sáng. Nếu khó thở khi ăn, hãy chuẩn bị các thức ăn đã nghiền hoặc dễ nhai. Nín thở khi nhai sẽ khiến khó thở của bạn nặng hơn.
- Cố gắng đừng nín thở. Nín thở có thể trở thành thói quen mà bạn không nghĩ đến, nhất là khi thực hiện những hoạt động như là nâng vật gì hoặc thậm chí khi đi bộ. Thay vì nín thở, hãy cố gắng thở ra khi thực hiện phần việc nặng nhất, như nâng lên. Ngoài ra, hãy cố gắng thở ra lâu gấp hai đến ba lần so với hít vào, nhưng không bao giờ ép hơi ra. Khi đi, hãy cố gắng hít vào khi bước một bước và thở ra khi bước hai đến ba bước. Bạn có thể sẽ đi chậm hơn, nhưng bạn có thể đi xa hơn vì bạn ít khó thở hơn.
- Bên cạnh đó, bạn cần duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, tăng cường rau xanh, giảm bớt chất béo đưa vào cơ thể; vận động thường xuyên bằng các bài tập nhẹ nhàng đơn giản, đừng gắng sức - đặc biệt là các bệnh nhân có tiền sử về tim mạch.
Hi vọng với nội dung trên, bạn không còn băn khoăn với câu hỏi “Thỉnh thoảng bị khó thở là bệnh gì”. Hãy nhớ lưu ý những triệu chứng kèm theo để đi thăm khám sớm nhé!
Các bác sĩ của tổng đài 1800 54 54 35 luôn chờ để được tư vấn cho bạn.
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn
Họ tên Số điện thoại Gọi lại cho tôiTừ khóa » Khó Thở Có Nguy Hiểm Không
-
Khó Thở, Hụt Hơi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Khó Thở Là Bệnh Gì Và Những Vấn đề Liên Quan đến Khó Thở
-
Khó Thở Là Biểu Hiện Của Những Bệnh Gì? | Medlatec
-
Các Nguyên Nhân Gây Khó Thở | Vinmec
-
Cách Xử Trí Giảm Tình Trạng Khó Thở | Vinmec
-
12 Nguyên Nhân Gây Khó Thở Và Các Biến Chứng đi Kèm
-
Khó Thở - Rối Loạn Chức Năng Hô Hấp - Cẩm Nang MSD
-
Khó Thở - Phổi Việt
-
Bệnh Tim Khó Thở Có Nguy Hiểm Không? | TCI Hospital
-
Khó Thở Là Triệu Chứng đáng Lo Ngại Nhất Của COVID-19
-
KHÓ THỞ, HỤT HƠI HẬU COVID, KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM?
-
Tim đập Nhanh Khó Thở Có Nguy Hiểm? Do đâu Có Triệu Chứng Này?
-
Khó Thở Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Khó Thở Dai Dẳng Là Dấu Hiệu Tổn Thương Phổi ở Bệnh Nhân Mắc ...