THINNER (Dung Môi Pha Sơn) - Sanco Viet Nam

Skip to content Trang chủ / Hóa chất công nghiệp
XĂNG THƠM-XĂNG NHẬT-XĂNG CÔNG NGHIỆP SC 0312- THINNER (Dung môi pha sơn, tẩy rửa. mực in…))

Dung môi Thinner Sanco có nhiều loại cho nhiều ứng dụng:

  1. Thinner SC01 chuyên pha sơn gỗ, giúp sáng bóng gỗ, sơn mịn, đẹp.
  2. Thinner SC02 chuyên cho ngành mực in, ngành in.
  3. Thinner SC03 chuyên tẩy rửa đa dụng, hiệu quả tối đa.

Ngoài ra chúng tôi còn nhận gia công pha chế, đóng gói theo nhu cầu RIÊNG của khách hàng, tiết kiệm chi phí, hiệu quả.

Nguồn gốc Xuất xứ sản phẩm được Sanco nhập từ nhiều nguồn trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Sing Quy cách: Phuy 170kg or Can 30kg hoặc theo nhu cầu khách hàng.

Danh mục sản phẩm
  • Dung môi công nghiệp
  • Hóa chất công nghiệp
  • Hóa chất dệt nhuộm, Cao su, Mía đường
  • Hóa chất xử lí nước
  • Hóa chất nuôi trồng và chế biến thủy sản
    • Hóa chất nuôi trồng thủy sản
    • Phụ gia chế biến thủy sản
  • Phụ gia thực phẩm
  • Phân bón nông nghiệp
  • Hóa chất chống cáu cặn, ăn mòn lò hơi
  • Cung cấp củi trấu đốt
  • Silicagel hạt hút ẩm
Sản phẩm mới
  • Mua bán, cung cấp Potassium Bromate KbrO3
  • Cung cấp Nickel
  • KẼM THỎI KZ, YP 99.995%
  • Hóa chất Acid salicylic, chất Acid salicylic
  • Chất chống oxy hóa TERTIARY BUTYL HYDROQUIONE (TBHQ)

Trong ngành công nghiệp sơn phủ (coating) hầu như ai cũng biết đến và sử dụng thinner. Nếu khảo sát riêng từ khóa thinner chúng ta sẽ thấy có rất nhiều loại, nhiều nhãn hàng thinner khác nhau được cung cấp trên thị trường. Nếu bạn là một thợ sơn thì hầu như bạn sẽ không có một khái niệm gì về bản chất thinner, chủ yếu sẽ ra cửa hàng để hỏi mua dung môi pha sơn, xăng thơm, thinner hay đại loại vậy và cuối cùng là chọn theo giá thành. Nếu bạn là chủ cửa hàng sơn thì khả năng cao bạn cũng sẽ không nắm rõ được thinner thế nào để tư vấn khách hàng, bạn sẽ lựa chọn cách đọc Hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và đôi khi bạn cũng ko nhớ là bạn có thật sự chọn đúng loại không. Thông thường câu chuyện giữa người mua và người bán tại cửa hàng sẽ là “hàng thường” hay “hàng cao cấp”, “hàng thường” giá “A”, “hàng cao cấp” giá “B”. Nếu bạn là một chuyên gia về sơn thì câu chuyện sẽ khác, bạn sẽ biết được loại sơn nào nên dùng thinner nào. Tuy nhiên tại sao lại sử dụng thinner khác nhau thì rất ít người để ý đến, mặc dù nó quyết định trực tiếp lên chất lượng màng sơn. Ở đây, chúng ta sẽ thảo luận vài nét về thinner để bổ sung kiến thức, đồng thời có cách nhìn thận trọng trước khi quyết định chọn thinner pha sơn. Theo truyền thống thinner được hiểu nôm na là chất làm mỏng (thin – mỏng) vì khi pha với sơn sẽ làm cho màng sơn mỏng hơn. Về thuật ngữ chuyên ngành thinner là chất dùng để giảm độ nhớt của hỗn hợp. Ngoài chức năng pha vào để làm mỏng màng sơn, thinner còn được dùng để vệ sinh, tẩy rửa những khu vực bị bám bẩn sơn trong khi thi công. Thinner thường là một hỗn hợp của nhiều loại dung môi khác nhau, khi pha thinner vào sơn, thinner sẽ hòa tan sơn và tạo ra một hỗn hợp mới có độ nhớt thấp hơn, giúp dễ thi công, tạo màng mỏng đẹp theo ý muốn đồng thời còn giúp tiết kiệm lượng sơn cần thiết. Một số loại thinner còn giúp giảm thời gian khô của màng sơn. Các dung môi thường được sử dụng làm thinner bao gồm: spirit, xăng, dầu hỏa, naphta, benzene, toluene, xylenen, butyl acetate, acetone, MEK, DMF, glycol ethers, butanol, v.v. Thậm chí nếu đúng thuật ngữ khoa học thì nước cũng là một loại thinner có thể dùng được cho sơn nước. Thinner là một hỗn hợp hóa chất, và tương tác giữa thinner với sơn là tương tác hóa lý. Do đó, việc lựa chọn thinner không chỉ đơn giản là một chất pha với sơn cho loãng là có thể dùng được. Chúng ta sẽ cùng xem xét một số tính chất của thinner gây ảnh hưởng lên tính chất màng sơn sau khi pha.

1. Tính chất hóa học: Một số dung môi khi tiếp xúc nhau có thể gây phản ứng hóa học. Thông thường trong sản phẩm sơn của nhả sản xuất đã bao gồm một số dung môi nhất định, nhựa và phụ gia. Nếu sử dụng thinner có thành phần có thể gây phản ứng hóa học với thành phần trong sơn thì khi pha trộn sẽ tạo thành một số hiện tượng không như mong muốn; sơn bị lắng, vón cục, tạo ra chất lạ, v.v. Ví dụ sơn PU khi pha thinner là các hợp chất gốc rượu như glycol sẽ tạo ra gel làm đặc vón sơn. diethyl ether và THF khi tiếp xúc với oxygen và ánh sáng có thể tạo peroxide gây cháy nổ.

2. Độ tan: Mỗi loại dung môi có mức độ hòa tan nhựa nền và các chất phụ gia khác nhau. Khi pha dung môi có độ tan thấp, hỗn hợp sơn sẽ không loãng được mà sẽ tạo thành hệ nhũ bao gồm những vùng vật chất không hòa tan vào nhau (tương tự như dầu pha với nước). Khi phun sơn có thể tạo thành các bọt khí, các đốm màu khác nhau hoặc vón hạt trên bề mặt.

3. Độ phân cực: là một tính chất quy định độ tan của các chất khác nhau. Mỗi loại dung môi có độ phân cực khác nhau. Các dung môi phân cực sẽ hòa tan các chất phân cực tốt nhất, các dung môi không phân cực sẽ hòa tan các chất không phân cực tốt nhất. Các chất phân cực mạnh sẽ dễ hòa tan trong các dung môi phân cực mạnh. Một số dung môi không phân cực có thể liệt kê gồm: benzene, hexane, pentane. Các dung môi phân cực mạnh như nước, butyl acetate, acetone.

4. Độ tinh khiết: Đối với các loại thinner thấp cấp, không có thông tin nhãn mác, nhà sản xuất rõ ràng, khi mua hàng và sử dụng cần đặc biệt lưu ý. Những loại thinner này chỉ nên dùng cho các loại sơn thông thường hoặc sử dụng đối với bề mặt không yêu cầu chất lượng và tính thẩm mỹ cao, hoặc có thể dùng để vệ sinh, lau chùi vết sơn. Các loại thinner này phần lớn được pha trộn từ những nguồn dung môi không đảm bảo chất lượng, lẫn nhiều tạp chất, khi sử dụng pha sơn có thể làm giảm chất lượng và màu sắc sơn, độ bóng. Khi phun sơn có thể không bám, tạo bọt khí, nhăn màng sơn, màng sơn vón cục, tạo hiện tượng da cam v.v…

5. Tỷ trọng: Tỷ trọng ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi của dung môi, từ đó ảnh hưởng đến thời gian khô và độ bóng không đồng đều. Khi pha sơn khô nhanh với thinner có tỷ trọng lớn thì có thể kéo dài thời gian khô hơn. Khi pha sơn khô chậm với thinner có tỷ trọng quá thấp, đặc biệt dưới môi trường nhiệt độ cao có thể tạo ra bọt khí, bong bóng làm nổ bọt màng sơn do dung môi tỷ trọng thấp bay hơi nhanh.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “XĂNG THƠM-XĂNG NHẬT-XĂNG CÔNG NGHIỆP SC 0312- THINNER (Dung môi pha sơn, tẩy rửa. mực in…))” Hủy

Đánh giá của bạn Xếp hạng… Rất tốt Tốt Trung bình Không tệ Rất tệ

Nhận xét của bạn *

Tên *

Email *

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Sản phẩm tương tự

ACID OXALIC

Chi tiết

LƯU HUỲNH – SULFUR

Chi tiết

SODIUM HYDROXIT – XÚT DẠNG LỎNG – NAOH

Chi tiết

CHLORINE – CALCIUM HYPOCHLORIDE CA(OCL)2 – NICLON

Chi tiết

MUỐI LẠNH AMMONIUM CHLORIDE NH4CL-AMONI CLORUA

Chi tiết

HYDROGEN PEROXIDE H2O2 – OXY GIÀ

Chi tiết

GLYCERIN C3H8O3

Chi tiết

SODIUM METABISULFITE NA2S2O5 – NATRI METABISUNFIT

Chi tiết
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
    • Sản phẩm
      • Dung môi công nghiệpDung môi công nghiệp Dung môi là các hợp chất hoá học dùng để hoà tan một số chất không thể hoà tan trong nước, dung môi thường có dạng chất lỏng, trong suốt , có tính bắt lửa và có độ bay hơi cao nên thường được sử dụng với tỷ lệ đúng theo quy định. Dung môi công nghiệp được chia làm hai loại dung môi hữu cơ và dung môi vô cơ không thể thiếu trong ngành sản xuất công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. Hầu hết dung môi hữu cơ dùng phổ biến trong sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, nước hoa, làm chất pha loãng sơn, chất tẩy sơn móng tay, tẩy keo, các chất tẩy rửa, tẩy rửa khô…dung môi vô cơ dùng để nghiên cứu, sử dụng trong một số quy trình công nghệ nhất định. Dung môi công nghiệp được dùng phổ biến là Acetone, Butyl Acetate, cồn công nghiệp Methanol, Toluene, Xylene, Iso Propyl Alcohol…hầu hết ở dạng chất lỏng, trong suốt, không mùi hoặc mùi đặc trưng, có một số dung môi thơm nhẹ. Đóng thùng sắt từ 130 kg, 163kg, 165kg, 179kg, 180kg, 185kg, 300kg hoặc có thể…
      • Hóa chất công nghiệpHoá chất công nghiệp Hiện nay các ngành công nghiệp được các quốc gia trên thế giới chú trọng mở rộng và phát triển. Trong đó bao gồm cả các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. Từ đó các loại hoá chất được ứng dụng làm nguyên liệu, thành phần không thể thiếu để tạo ra các loại sản phẩm, hàng hoá và không ngừng mở rộng phạm vi ứng dụng. Hoá chất công nghiệp hay còn gọi là hoá chất ứng dụng công nghiệp được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, mỹ phẩm, nhựa, thuộc da, ngành dệt nhuộm, y dược, thuốc trừ sâu, luyện kim, xi mạ, cao su, tổng hợp, tẩy rửa, ngành in, sản xuất giấy, kính, thuỷ tinh…đa dạng về chủng loại, công dụng. Thường có hai dạng bột và dạng chất lỏng có màu, mùi đặc trưng. Đóng gói vào các bao hoặc được đựng trong các can nhựa, thùng sắt tuỳ loại. Hoá chất công nghiệp do chúng tôi tuyển chọn nhập khẩu từ các nhà sản xuất chính hãng từ nhiều quốc gia Anh, Đức, Ý, Nga, Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc,…
      • Hóa chất dệt nhuộm, Cao su, Mía đườngHoá chất dệt nhuộm Hoá chất dệt nhuộm hiện nay hầu hết là các chất vô cơ, muối, acid dùng để ứng dụng vào các công đoạn nhuộm và hoàn tất hàng dệt may, hàng may mặc các loại. Hoá chất dệt nhuộm dùng để tẩy trắng, khử thuốc nhuộm, nhuộm màu, làm đều màu, phân tán thuốc nhuộm, chống thấm vải, chống gãy mặt vải…thường ở hai dạng chính là dạng bột màu trắng hoặc màu đặc trưng và dạng lỏng trong suốt, không màu, mùi đặc trưng. Hoá chất dệt nhuộm dạng bột thường được đóng gói niêm phong kín trong các bao 25kg và 50kg tuỳ loại. Dạng lỏng thường được đựng trong các can nhựa hoặc thùng sắt 25kg, 35kg, 50kg, 250kg phù hợp với yêu cầu sử dụng thực tế của khách hàng. Hoá chất dệt nhuộm được công ty Sanco nhập khẩu chính hãng được tuyển chọn kĩ lưỡng từ các nhà cung cấp uy tín, đa dạng về quốc gia như Đức, Ý, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan…có giấy chứng nhận xuất xứ, nguồn gốc và thành phần, công dụng chi tiết, tạo sự tin tưởng,…
      • Hóa chất xử lí nướcHoá chất xử lý nước Hiện nay vấn đề bảo vệ môi trường và nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng ngày càng được quan tâm, ưu tiên hàng đầu. Nước là yếu tố tất yếu cho cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất. Do đó, việc xử lý nước ngày càng được chú trọng tại các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất hàng hoá và nuôi trồng, chế biến các sản phẩm nông nghiệp. Bên cạnh đó, các hộ gia đình cũng tìm các biện pháp để xử lý nước để đảm bảo sức khoẻ, bảo vệ môi trường trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh và trong đời sống của mình. Xử lý nước là một quá trình xử lý loại bỏ các tạp chất, có chất có hại, lắng cặn và các kim loại nặng, bùn, phèn, sát khuẩn làm cho nước trong hơn, an toàn hơn bên cạnh đó còn có tác dụng chống nghẽn và bảo vệ đường ống nước tránh sự ăn mòn của các chất có hại. Quy trình xử lý nước áp dụng rộng rãi từ việc xử lý nước thải trong quá trình sản xuất, chăn nuôi, lọc và sát…
      • Hóa chất nuôi trồng và chế biến thủy sảnHoá chất nuôi trồng và chế biến thuỷ sản Nuôi trồng thuỷ sản là một ngành nghề phát triển ngày càng mạnh ở nước ta nhất là ở các vùng đồng bằng và ven biển. Ngành nuôi trồng thuỷ sản là nuôi trồng các loại động thực vật thuỷ sinh trong môi trường nước lợ, nước ngọt và nước mặn mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định nhưng đòi hỏi người nuôi trồng phải có kiến thức chuyên môn, kỹ thuật cao. Các loại hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản hay còn gọi tắt là hoá chất thuỷ sản mang lại các tác dụng tích cực trong việc xử lý nước, ổn định pH, tăng lượng oxi trong nước, loại bỏ các loại tạp chất, kim loại nặng, bùn phèn có hại cho động thực vật thuỷ sinh, ngăn ngừa hiệu quả các loại nấm mốc, vi khuẩn, ký sinh trùng, tiêu diệt mầm bệnh, bổ sung khoáng chất, vi lượng tạo môi trường sinh sống khoẻ mạnh, phát triển tốt cho các loại thuỷ sản. Hoá chất nuôi trồng thuỷ sản được xem là nguyên liệu không thể thiếu, tiết kiệm và góp…
        • Hóa chất nuôi trồng thủy sảnHoá chất nuôi trồng thuỷ sản Nuôi trồng thuỷ sản là một ngành nghề phát triển ngày càng mạnh ở nước ta nhất là ở các vùng đồng bằng và ven biển. Ngành nuôi trồng thuỷ sản là nuôi trồng các loại động thực vật thuỷ sinh trong môi trường nước lợ, nước ngọt và nước mặn mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định nhưng đòi hỏi người nuôi trồng phải có kiến thức chuyên môn, kỹ thuật cao. Các loại hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản hay còn gọi tắt là hoá chất thuỷ sản mang lại các tác dụng tích cực trong việc xử lý nước, ổn định pH, tăng lượng oxi trong nước, loại bỏ các loại tạp chất, kim loại nặng, bùn phèn có hại cho động thực vật thuỷ sinh, ngăn ngừa hiệu quả các loại nấm mốc, vi khuẩn, ký sinh trùng, tiêu diệt mầm bệnh, bổ sung khoáng chất, vi lượng tạo môi trường sinh sống khoẻ mạnh, phát triển tốt cho các loại thuỷ sản. Hoá chất nuôi trồng thuỷ sản được xem là nguyên liệu không thể thiếu, tiết kiệm và góp phần nâng cao…
        • Phụ gia chế biến thủy sản
      • Phụ gia thực phẩmPhụ gia thực phẩm Phụ gia thực phẩm thường là các chất tổng hợp được bổ sung vào thực phẩm để bảo quản, tăng thêm hương vị, tạo hương, mùi, cải thiện bề ngoài thực phẩm được ứng dụng rộng rãi trong các quy trình sản xuất bánh kẹo, nước giải khát, thực phẩm ăn liền, các gia vị nấu nướng, các thực phẩm lên men… Phụ gia thực phẩm được chia ra theo các nhóm chính: nhóm axit tăng hương vị thực phẩm, chất bảo quản và chống oxi hoá. Chất điều chỉnh độ chua và độ kiềm. Chất tạo màu, chất giữ màu. Chất điều vị và giữ vị. Chất giữ ẩm, chất bảo quản. Các chất ổn định, chất làm ngọt. Chất làm đặc, men vi sinh…thường các hai dạng chính là dạng bột được đóng gói bằng thùng hoặc bao có khối lượng 10kg, 20kg, 25kg, 30kg và dạng chất lỏng đựng trong can nhựa hoặc thùng sắt 30kg, 250kg, 300kg phù hợp với nhu cầu sử dụng cụ thể của khách hàng. Phụ gia thực phẩm sử dụng đúng liều lượng cho phép không những an toàn với sức khoẻ người sử dụng mà còn…
      • Phân bón nông nghiệp
      • Hóa chất chống cáu cặn, ăn mòn lò hơi
      • Cung cấp củi trấu đốt
      • Silicagel hạt hút ẩmSilica gel hạt hút ẩm Độ ẩm trong không khí là một yếu tố tự nhiên, cần thiết cho sự sống. Tuy nhiên độ ẩm trong không khí cao vượt mức cho phép thường gây ra các hiện tượng ảnh hưởng đến chất lượng hàng hoá và các vật dụng thường ngày trong đời sống. Độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho nấm, nấm mốc, gỉ sắt, vón cục, đóng cứng tích tụ, phân huỷ dần bề mặt và có thể làm các thiết bị trục trặc. Từ đó, các hạt hút ẩm được nghiên cứu và đưa vào sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất như một giải pháp tối ưu nhất vừa an toàn vừa tiết kiệm. Silica gel thường được viết là Silicagel hay gel axit silixic có công thức hoá học đơn giản SiO2.nH2O được sử dụng khắp nơi trong sản xuất và đời sống hàng ngày từ các lọ thuốc tây, sản phẩm điện tử, các gói thực phẩm, giày dép, đồ mỹ nghệ, mây tre lá, túi xách, quần áo thậm chí trong các thùng container lớn để bảo quản chất lượng hàng hoá đặc biệt các loại có…
    • Tin tức
    • Tuyển dụng
    • Liên hệ

0909 379 298

You cannot copy content of this page

Đăng nhập

Tên tài khoản hoặc địa chỉ email *

Mật khẩu *

Ghi nhớ mật khẩu Đăng nhập

Quên mật khẩu?

Từ khóa » Giá Xăng Pha Sơn