Thịt Chó ăn Có Tốt Không?

Thịt chó ăn có tốt không? Ẩm thực - Nội trợ

Cách chiên thịt cốt lết ngon tuyệt cú mèo

Khử mùi hôi của thịt dê cực kì đơn giản

Thịt ba chỉ nấu đông ngon miệng cho ngày Tết

Cách ướp thịt bò né cực chuẩn, cực ngon

Thịt chó có tính hàn hay nóng?

Thịt chó là món ăn khoái khẩu của nhiều người; thậm chí cứ “đến cữ” mà không được cùng bạn bè làm vài đĩa hấp, ít miếng dồi và bát dựa mận... bỗng cảm thấy “thiêu thiếu” điều gì khiến tay chân bứt rứt không yên...

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA THỊT CHÓ Thường những người thích ăn thịt chó ít quan tâm đến một điều quan trọng là “tính nóng” của nó. Về phương diện dưỡng sinh, thịt chó chỉ nên dùng để phòng chữa bệnh do dương hư, không nên dùng làm thức ăn bình thường hằng ngày như các loại thịt khác. Nếu phải ăn để phòng chữa bệnh thì cũng không nên dùng thường xuyên bởi cơ thể con người dương thường dư, âm thường thiếu. Ăn thịt chó - nên và không nên... Thịt chó không phải là món ăn thích hợp cho những người kém chịu nóng, táo bón, khó ngủ. Những người cao huyết áp, hay bị mẩn ngứa, mụn nhọt cũng nên hạn chế món này. Thịt chó tốt cho những người thường cảm thấy lạnh tay chân, ít chịu được lạnh, thích ăn uống nóng, dễ đi ngoài lỏng, hắt hơi sổ mũi, ho hen do lạnh, liệt dương do dương hư hoặc tỳ thận lưỡng hư. Trẻ con, người lớn bị bệnh đái dầm cũng có thể ăn món này. Nên hạn chế thịt chó với những người ít chịu được nóng bức, thích ăn uống nguội lạnh, hay uống nước, thích quạt, táo bón, ăn không tiêu, tiểu sẻn đỏ, khó ngủ, nóng nảy, tăng huyết áp, hay bị mẩn ngứa, mụn nhọt. Những người bị ung thư, bệnh tim mạch, người còn “trai trẻ xa nhà”, mới ốm dậy... cũng không nên ăn. Ăn thịt chó nên chọn hôm mưa, lạnh, mùa thu đông vì sẽ thấy ấm, ngon và có lợi hơn. Ăn thịt chó có màu lông gì thì tốt? Cho đến thời điểm này, có rất nhiều ý kiến khác nhau về kinh nghiệm phòng chữa bệnh bằng “liệu pháp mộc tồn”. Nhưng có một điểm tương đối thống nhất, đó là chọn chó lông vàng tuyền. Có ý kiến cho rằng nên chọn theo thuyết ngũ hành: vàng bổ tỳ, đen bổ thận, trắng bổ phế. Dân gian còn xếp thứ tự: “nhất vàng, nhị đen, tam đốm”; hoặc “nhất vện, nhị vàng, tam khoang, tứ mực, gặp lúc cùng cực, mới xực chó trắng”. Còn câu “nhất trắng nhị vàng tam khoang tứ đốm” là để chọn chó khôn nuôi giữ nhà. Sau thịt, nên ăn món dồi. Dồi làm bằng tiết trộn nước riềng, đậu xanh, lạc, gạo nếp, rau thơm và gia vị. Các thành phần này có tác dụng bổ âm huyết, làm bổ tâm, yên ngũ tạng, dùng tốt trong trường hợp cảm lạnh có sốt phát cuồng, nói nhảm. Có sách hướng dẫn khi ăn thịt chó, nếu bỏ mỡ và da thì lành hơn, có lẽ để bớt nóng. Xét về phương diện chữa bệnh, hầu hết các bộ phận của chó đều có ích. Trong Đông y có rượu tam cường gồm bầu dục chó 2 quả, tinh hoàn chó đen 2 quả, dương vật chó đen 1-2 cái, cùng với 20 vị thuốc bổ thực vật chữa liệt dương, di tinh, bạch đới, tinh trùng ít và yếu. Các gia vị ăn kèm thịt chó cũng có tác dụng phối hợp chữa bệnh. Riềng giúp cho thịt dễ tiêu hóa, tránh đầy hơi, giúp tráng dương, diệt vi khuẩn có hại trong đường ruột. Củ sả cũng có công dụng tương tự. Lá mơ lông phòng tránh rối loạn tiêu hóa.

Thịt chó có tốt cho sức khỏe?

"Tôi rất hay ăn thịt chó. Gần đây, có người bảo việc ăn nhiều loại thực phẩm này sẽ gây mất ngủ và không tốt cho sức khỏe; lại có người bảo thịt chó có tác dụng chữa bệnh. Vậy thực hư ra sao?".

Trả lời:

Theo Đông y, con chó cho các vị thuốc như cẩu nhục (thịt), cẩu thận (dương vật và tinh hoàn), cẩu bảo (sỏi trong dạ dày chó có bệnh).

Thịt chó vị mặn, chua, tính nóng, không độc; có tác dụng ôn bổ tỳ thận, trừ hàn, trợ dương, yên ngũ tạng.

Cẩu thận vị mặn, tính đại nhiệt, có tác dụng tráng dương, ích tinh, dùng chữa thận dương suy nhược, liệt dương, di tinh, lưng gối mềm yếu (những người âm hư, có nhiệt không dùng được). Ngày dùng 4-12 g dưới dạng bột hoàn thành viên hay ngâm rượu.

Cẩu bảo vị ngọt mặn, tính bình, có tác dụng hạ khí nghịch (nghẹn) khai uất kết, giải độc, dùng chữa nghẹn, mụn nhọt, nôn mửa, nấc. Ngày dùng 0,3 đến 2 g dưới dạng bột hoặc nước sắc.

Về việc thịt chó gây mất ngủ và có hại cho sức khỏe thì từ trước đến nay tôi chưa thấy tài liệu nào nói đến.

Những thứ nên kiêng khi ăn thịt chó

Hỏi: Quê tôi rất hay ăn thịt chó, xin hỏi khi ăn thịt chó nên kiêng những gì? Nguyễn Bá Trọng (Vân Đình, Hà Nội).

Lương y Chu Văn Tiến, Hội Đông y Việt Nam trả lời: Thịt chó giàu giá trị dinh dưỡng, tuy nhiên khi sử dụng nên kiêng một số thực phẩm.

Cụ thể:

- Kiêng thịt dê: Thịt chó tính cam ôn, dê tính đại nhiệt, khi hai thứ gặp nhau sẽ sinh ra chứng tích thực, thức ăn khó tiêu, sẽ tích nhiệt, sinh ra chứng tả lỵ.

- Kiêng tỏi và lòng trâu: Tỏi vị đại tân, rất cay, tính đại nhiệt. Lòng trâu vị ngọt, tính hàn cả hai thứ đều tương phản với thịt chó, nếu ăn lẫn dễ sinh đau bụng và tả lỵ.

- Kiêng cá chép: Cá chép tính vị cam có tác dụng hạ thủy khí. Còn thịt chó tính cam ôn có công năng sinh thủy khí và thấp nhiệt. Nếu ăn lẫn dễ sinh chứng hàn, nhiệt và kiết lỵ.

Ngoài ra, trong dân gian còn có quan niệm ăn thịt chó không nên uống nước chè bởi sinh ra độc tố, lâu dần sẽ gây ung thư. Vấn đề này thực hư thế nào còn phải nghiên cứu. Theo Đông y, thịt chó tính ấm nóng, giàu chất đạm mà chè lại có vị đắng, tính mát, chứa nhiều cafein và tanin. Về tính vị hai thứ này đã trái ngược nhau, hơn nữa cafein, tanin và protein (chất đạm) khi gặp nhau sẽ ức chế nhau, gây đông vón, khó tiêu hóa nên khi ăn, uống cùng nhau sẽ tạo cảm giác ậm ạch, khó tiêu và dễ sinh đầy hơi. Vì vậy, bạn không nên vừa ăn thịt chó vừa uống nước chè.

Thịt chó - Vị thuốc bổ

Theo Đông y, thịt chó (cẩu nhục) vị mặn, chua, tính nóng, không độc; có tác dụng bổ dưỡng, trợ dương, ích khí trừ hàn.

Thịt chó có chứa nhiều protid, lipid, Ca, P, Fe. 100g thịt cung cấp 348 calo. Xương chó có canxi dạng phosphat, carbonat. Thịt chó vừa là thực phẩm ngon, vừa là vị thuốc tốt cho người có máu hàn.

Món thịt chó ăn ngon, bổ.

Một số món ăn, bài thuốc từ thịt chó

Thịt chó hầm sơn dược kỷ tử: Thịt chó 500g - 1kg (làm sạch, thái lát); sơn dược, kỷ tử, mỗi thứ đều 60g, thêm gia vị trộn đều để 15 phút, thêm nước nấu hầm nhỏ lửa cho chín nhừ. Dùng cho các trường hợp thận dương hư suy (di tinh tảo tiết, đau lưng, mỏi gối lạnh chi thể...), người cao tuổi cơ thể suy nhược.

Cháo thịt chó đậu hạt: Thịt chó 500g (làm sạch thái lát), thêm gạo tẻ, đậu hạt nấu hầm nhừ, thêm gia vị, ăn nhiều bữa trong ngày. Dùng trong các trường hợp tỳ vị hư hàn, đầy trướng bụng, đau bụng.

Cháo thịt chó, thịt chó áp chảo: Thịt chó 500g thái lát nấu với gạo tẻ thành dạng canh, cháo, thêm gia vị hoặc nấu như món ăn thông thường dạng nhựa mận áp chảo với riềng, xả, gia vị. Dùng trong các trường hợp cổ trướng phù nề, sợ lạnh, rét run.

Thịt chó hầm đậu đen: Thịt chó 150g, đậu đen 40g cùng nấu chín nhừ, thêm gia vị thích hợp, cho ăn khi nóng liên tục trong 5 - 10 ngày. Dùng cho trẻ nhỏ đái dầm.

Ngoài thịt chó, các bộ phận khác như xương, mỡ, óc, tinh hoàn của chó đều là những vị thuốc chữa được nhiều bệnh

Xương chó (cẩu cốt): Vị ngọt, tính ấm, có tác dụng mạnh gân cốt, hoạt huyết, sinh cơ, chống loét.

- Xương mình và xương chân chó (chó vàng là tốt nhất) ninh đến khi thành khối màu trắng, dễ vỡ, tán mịn, rắc lên vết bỏng chảy nước, đã rửa sạch và lau khô; đặt bông gạc và băng lại. Ngày làm 1 - 2 lần. Trường hợp mới bị bỏng, dùng bột xương trộn với dầu lạc trong cối sạch, liều lượng bằng nhau, bôi lên chỗ bỏng.

- Cao ngũ cốt: Xương chó kết hợp với xương bò, lợn, gà, khỉ, trăn nấu thành cao. Làm thuốc bồi dưỡng và phục hồi sức khoẻ.

Mỡ chó vị ngọt tính mát

Dương vật và tinh hoàn của chó: Vị mặn, tính nóng; có tác dụng ích tinh, tráng dương, tăng cường sinh dục. Chữa thiểu năng sinh dục, liệt dương, di tinh, đau lưng mỏi gối. Ngày dùng 4 - 12g, dạng bột, viên hay ngâm rượu. Dùng riêng hay kết hợp với kỷ tử, nhục quế và toả dương.

Sỏi dạ dày chó (cẩu bảo): Vị ngọt mặn, tính bình; có tác dụng giải độc, khai uất, cầm nôn. Ngày dùng 0,2 - 2g, tán bột mịn uống hay kết hợp với các thuốc khác.

Óc chó: Vị ngọt, tính bình; có tác dụng bổ dưỡng, an thần. Chữa thần kinh suy nhược, hay quên, mất ngủ.

Mỡ chó: Vị ngọt, tính mát, trơn nhày; có tác dụng làm se, chống loét. Lá sung tật khô, sao vàng tán mịn, trộn với mỡ chó. Bôi hàng ngày chữa bỏng.

Kiêng kỵ: Không dùng cho người sau các bệnh nhiễm khuẩn sốt nóng, viêm tấy, các trường hợp âm hư hỏa vượng. CẦY TƠ - MÓN ĂN HẤP DẪN CỦA CÁC QUÝ ÔNG

Thịt chó là món khoái khẩu của phần đông dân nhậu và cũng là món ăn dễ kiếm, dễ làm, bình dân cho các bà nội trợ. Vì sao “cầy tơ 7 món” lại hấp dẫn đến thế?

Phải nói rằng từ đầu tới chân chó đều có thể là nguyên liệu làm thuốc và đặc biệt có tác dụng cho việc tăng cường sinh lực, giúp phái mạnh thêm mạnh mẽ hơn trước mỗi cuộc yêu. Trong 100g thịt chó có tới 19g protein, 13 - 28,6g lipid và nhiều vitamin, khoáng chất… Thịt chó tính mặn, chua, nóng, có tác dụng bồi bổ, trợ dương, ích khí, trừ hàn. Thịt chó (cẩu nhục) có thể chế biến nhiều món như xào, hấp, nấu, kết hợp với các vị thuốc hồi, hạt sen, quế chi, riềng, trần bì, đẳng sâm sẽ giúp bạn tăng cường thể lực, chữa đau lưng, mỏi gối, yếu mệt…

Thịt chó giúp các quý ông thêm mạnh mẽ trước mỗi cuộc yêu (Ảnh: Internet)

Xương chó có nhiều canxi mang vị ngọt, tính âm có tác dụng mạnh gân cốt, hoạt huyết, sinh cơ. Đem xương chó kết hợp với xương khỉ, xương ngựa, xương trăn nấu thành cao dùng để bồi dưỡng và phục hồi sức khỏe. Cẩu thận và cẩu pín (tinh hoàn và dương vật) của chó là món ăn chữa liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm. Với tính mặn, vị hàn, cẩu thận và cẩu pín có tác dụng tăng cường sinh lực, ích tinh, tráng dương. Cách chế biến rượu tam cường gồm có thận chó (bầu dục) 2 quả, tinh hoàn chó 2 quả, dương vật chó 1-2 cái, cộng với các vị thuốc: đẳng sâm, đỗ trọng, ba kích thiên, đại táo, nhục thung dung, cẩu tích. Thận, tinh hoàn, dương vật chó rửa sạch, sấy khô. Cho tất cả các vị thuốc trên vào ngâm với 5 lít rượu, ngâm trong vòng 3 tháng rồi hạ thổ 20 ngày là dùng được. Công dụng bổ thận tráng dương, chữa liệt dương, di tinh, bạch đới, tinh trùng ít và yếu. Với những người bị nóng trong, thích ăn uống nguội lạnh, hay uống nước, táo bón, ăn không tiêu, tăng huyết áp, hay bị mẩn ngứa, mụn nhọt nên hạn chế thịt chó. Những người bị ung thư, bệnh tim mạch, người mới ốm dậy... cũng không nên ăn.

Bà bầu không nên ăn thịt chó

Thịt chó tuy giàu năng lượng nhưng không tốt cho những phụ nữ đang mang thai. Một số loại thịt và hoa quả khác cũng không nên ăn.

Dưới đây là một số loại đồ ăn thức uống nên kiêng hoặc hạn chế dùng cho bà bầu:

- Các loại gia vị như ớt, tiêu, tỏi, dấm, hành, gừng... đều nên dùng ít.

- Hạn chế ăn thịt trâu, thịt chó, thịt ba ba vì đây là những loại thức ăn gây đầy bụng, lâu tiêu, không tốt cho việc tiêu hóa.

- Măng, quẩy, quả táo mèo, long nhãn... là những món ăn được cảnh báo có thể đem lại những nguy cơ cho thai nhi, nên hạn chế hoặc không ăn.

- Tôm, cua, sò, ốc, hến... bổ dưỡng những chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải vì chúng là thực phẩm dễ gây dị ứng. Lạc cũng dễ gây dị ứng, đặc biệt là dị ứng bào thai, nhất là nhóm người mắc chứng di truyền dị ứng với loại thực phẩm này.

- Các loại cá biển nước sâu như cá kiếm, cá mập, cá ngừ, cá mú… Đây là nhóm cá chuyên sống ở vùng nước sâu có hàm lượng thủy ngân cao, có thể gây sẩy thai, khuyết tật khi sinh hoặc làm cho não kém phát triển.

Ngoài ra, các bà bầu cũng cần kiêng rượu, bia, thuốc lá vì đây là những thứ gây hại cho thai nhi. 7 QUÁN THỊT CHÓ CỰC NGON GIẢI ĐEN CUỐI NĂM

Phải nói ngay từ đầu bài viết này không dành cho những bạn yêu quý những chú chó thông minh, dễ thương, xinh đẹp. Nhưng tôi biết, có nhiều người dù rất yêu chó, nhưng mà cũng rất thích thịt chó. Thôi dù có tranh luận rất nhiều, thì món thịt này cũng chỉ là một món ăn thông thường và phổ biến. Tôi biết, có những người "nghiện" thịt chó, nhưng đừng ăn nó nhiều nhé (dù nó được coi là món ăn may mắn) vì nó nhiều đạm, ăn vào sẽ gây nhiều nguy cơ mắc các chứng bệnh liên quan tới "bệnh nhà giàu". Thịt chó là một món “đặc sản bình dân” phổ biến lâu đời mà ta có thể bắt gặp ở khắp nơi. Người Việt ăn thịt chó không chỉ như thưởng thức một món ăn đơn thuần, thịt chó trong tâm thức người Việt còn được coi là một món ăn mang đến sự may mắn. Người Việt kiêng không bao giờ ăn thịt chó vào ngày đầu năm, đầu tháng, song lại rất tin rằng ăn thịt chó vào những ngày cuối năm, cuối tháng có thể xua đi vận đen đủi, mang đi hết những rủi ro cho gia chủ, để bước sang tháng mới, năm mới may mắn hơn.

Theo triết lý đó mà cứ “đến hẹn lại lên”, vào thời điểm cuối mỗi tháng, các hàng quán thịt chó lại đông nghịt khách đến “giải xui”, hay đơn giản chỉ là đến để thưởng thức cái món ăn độc đáo, giàu đạm, mang hương vị thơm ngon ngây ngất. Và càng đông hơn nữa nếu đó là dịp cuối năm. Các cá nhân, đơn vị, tập thể, hội nhóm… cùng không hẹn mà gặp nhau tại chiếu nhậu. Hà Nội có đến hàng nghìn địa điểm phục vụ món ăn này. Từ nhà hàng sang trọng cho tới bình dân, và cả vỉa hè dã chiến nữa. Trong cái mê hồn trận ấy, người ta cần có một hoa tiêu dẫn đường. Mất kha khá thời gian “theo đuôi” cậu bạn sành ăn, nhậu khỏe, tôi được dẫn tới một vài địa điểm mà theo cậu ta là “đỉnh cao” của nghệ thuật chế biến “cầy tơ”. 1. Thịt chó Anh Tú, Nhật Tân ( nhớ tìm quán Anh Tú nhà kính) Hà Nội ngoài 36 phố phường, thì còn có thêm rất nhiều phố đặc trưng, trong đó không thể không nhắc tới phố Nhật Tân. Nếu nói với người từ người khác tới Hà Nội về con phố này, ngoài sự nổi tiếng về hoa đào thì có lẽ tên gọi dân dã mà mọi người hay nhắc tới đó là... phố chó! Ở Nhật Tân có rất nhiều hàng thịt chó, rất đa dạng và phong phú, nhưng nổi tiếng vẫn chỉ có vài hàng, điển hình như quán Anh Tú. Bạn tôi kể vào thời hưng thịnh, “liên hiệp thịt chó” Nhật Tân có đến trên dưới 25 cửa hàng cùng chen chân hoạt động, trong đó đã có đến gần chục quán Anh Tú Béo nhái thương hiệu của nhau khiến thực khách đến đây thực sự rơi vào “ma trận” giữa những lời chào mời rót mật. Ảnh sưu tầm Thời gian qua đi, khẩu vị khách hàng ngày một tinh tế hơn, làm ăn khó khăn cộng thêm việc phải cạnh tranh với rất nhiều quán chó khác mà “liên hiệp” chỉ còn lại vài hàng hoạt động trầm lắng. Những khách quen như anh bạn tôi cũng nhận xét thịt chó Nhật Tân không còn được như xưa. Thịt chó Nhật Tân là một trong những nơi bán món này lâu đời ở Hà Nội. Thịt chó có vẻ hơi già nên khi ăn có phần bã và dai. Nhưng dồi và mắm tôm thì vẫn là "số zách". Dồi của Anh Tú thơm, vị đậm, ngon, chắc và giòn. Nhai đến đâu, cái ngọt ngọt, bùi bùi lan tỏa tới đó. Dồi nóng chấm mắm tôm ngon càng thêm phần đậm đà, ấn tượng. 2. Thịt chó Chiếu Hoa – Nguyễn Khang (nay là Mơ hoa quán) Chiếu Hoa cũng là quán chó “lão làng” trong giới cầy tơ Hà thành. Tại Chiếu Hoa, thực khách có nhiều sự lựa chọn bởi thực đơn khá phong phú. Tới Chiếu Hoa, có ba món không thể bỏ qua, đó là: đùi chó nướng, chân chó và chó xáo măng. Ảnh sưu tầm Chiếc đùi chó rán vàng ruộm, thơm phức “đốt mắt” thực khách ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Sau đó chinh phục ngay cả những khuôn miệng khó tính nhất bằng lớp da giòn tan, vị mềm, thơm ngậy của thịt. Cắn ngập răng để cái nước chó béo ngậy xối thẳng vào vòm họng, thêm tí hăng hăng của lá mơ nông, thơm thơm của lõi sả non, tê tê của miếng riềng thái mỏng, thêm tí cay cay của chén rượu mơ đặc sản nhà hàng. Tâm sự chén chú chén anh. Đời cũng chỉ “nhã” đến thế mà thôi. Chân chó và xáo măng ở đây ngon bởi măng tươi, không quá già, ăn với bún, chó luộc hay rựa mận đều rất thích hợp. Các món rựa mận, luộc hay rán đều khá đều tay nhưng không có gì đặc biệt. 3. Thịt chó Chó Ất Ngân, chợ Thái Hà – Đặng Tiến Đông Khác với các hàng thịt chó có nhiều chiêu thức khác, chó Ất Ngân chỉ tập trung vào năm món chính cơ bản nhất: dồi chó, chả chó, chó luộc, rựa mận và xáo măng. Nhưng cũng chính bởi sự chuyên môn hóa này mà món nào món đó đều ngon “ra trò”. Thịt chó non tơ, thơm ngon, ít mỡ nên món luộc ở đây dù đơn giản cũng đã chinh phục được vô số thực khách. Rất dễ ăn, dễ vào rượu lại không gây cảm giác ngấy. Chả chó cũng là một món cứng tay của nhà hàng. Từng miếng chả được tẩm ướp gia vị vừa đủ, đậm đà, vuông vắn, được nướng vừa lửa, và vừa chạm đến độ ngon nhất khi miếng thịt giòn lớp vỏ bên ngoài, lại mềm bên trong, đưa vào miệng thì xộc lên thơm lừng, lưu giữ hương vị mãi chưa dứt. Tôi, anh bạn cùng hai đồng chí bạn nữa, đủ thành một mâm, một dồi, một luộc, một chả, một xáo măng, một rựa mận, thêm chai nếp cái hoa vàng. Vậy là sung sướng. 4. Thịt chó quán Thảo – Núi Trúc Sinh sau đẻ muộn hơn các đàn anh, nhưng quán Thảo cũng nhanh chóng trở thành điểm trú chân thường xuyên của các tín đồ “cẩu nhục” trên khắp Hà Nội. Ưu điểm đầu tiên của quán là sạch, hoặc chí ít cũng sạch hơn 3 địa điểm vừa nêu bên trên. Quán cũng chỉ kinh doanh 5 món chính: dồi, luộc, chả, xáo, rựa, trong đó món chả chó nổi bật hơn hẳn và trở thành món “đinh” hút khách của quán. Miếng chả vừa ăn, nướng vừa lửa nên da mềm, thịt ngọt. Lượng riềng dùng để tẩm ướp và rắc lên mâm vừa đủ để khiến thực khách không khó chịu và bị ám mùi riềng, thịt chó béo vừa đủ nên khi nướng lên, phần mỡ và phần thịt quện vào nhau đầy mê hoặc. Nghe các đàn anh thủ thỉ, tới quán phải thử qua cái thức uống cay cay quen thuộc với bất kỳ hàng chó nào: rượu mơ mới có thể tận hưởng hết cái “phiêu” mà món ăn “quốc hồn quốc túy” này mang lại. 5. Thịt chó Kỳ Đồng – Dịch Vọng hậu, Cầu Giấy Khác với những quán thịt chó “truyền thống”, món ăn được bày theo đĩa, tại quán chó Kỳ Đồng, các món ăn được bày biện rất đẹp mắt và hấp dẫn. Tất cả các món ăn được xếp chung vào một chiếc mẹt. Riêng món rựa mận được cho vào niêu đất để đảm bảo món ăn được giữ nhiệt lâu. Ngoài ra thì quán còn có chiêu độc hút khách: chả cuốn lá na. Món chả lá na được làm từ phần thịt thăn và ức chó băm nhỏ, ướp sả và gia vị vừa đủ, kẹp với gan cuốn mỡ chài xung quanh, để lên than quạt nhẹ tay, nướng vừa nhiệt đến khi lá na vàng thì thịt cũng vừa chín tới. Một mẹt đồ đầy đủ thích hợp cho nhóm khách 5 – 6 người. Quán có 2 tầng với 2 không gian riêng biệt, tầng 1 là ngồi bàn ghế bình thường, tầng 2 là ngồi bàn kiểu Nhật. Còn riêng với tôi thì thịt chó phải có chiếu tranh. Nên chúng tôi thường ngồi tầng 2 cho thoải mái co duỗi. 6. Lẩu chó 24 - Hà Đông Khi Hà Nội được mở rộng, dân nhậu sành sòi lại mách nhau "à thế là Hà Nội lại thêm nơi để nhậu thịt chó!". Ở phố Thanh Bình hay trên đường vào làng lụa Vạn Phúc có rất nhiều quán thịt chó khá ngon. Trong mùa đông này, ngoài những món thịt chó truyền thống, thì món lẩu thịt chó trở thành món "cầy thứ 8" rất hút khách. Có một điều khá thú vị, món lẩu này lại có nguồn gốc từ... miền Nam với cách làm tương đối cầu kỳ. Nước dùng được ninh từ xương chó. Thịt chó để nhúng lẩu là ngoại thịt đùi, nạc. Thịt thái ô bàn cờ vuông chừng 2 cm rồi nêm nếm gia vị hành, muối, sả, ngũ vị hương, riềng. Khác với các món lẩu khác, thịt chó không nhúng sống vào nổi lẩu mà được xào qua rồi đổ vào nồi lẩu cho chín mềm. Sau đó thêm các loại thực phẩm như đậu nành rang, măng tươi... Lẩu chó ăn kèm với bún, bánh mì.

Ngoài món lẩu chó thì ở quán này bạn có thể thưởng thức các món thịt chó truyền thống cũng khá ngon, sạch sẽ.

Thịt chó nướng

Đĩa thịt thập cẩm với thịt hấp, dồi, gan nướng lá na hấp dẫn

Rượu mận nóng hổi. Nguồn ảnh: muachung.vn

7. Thịt chó Việt Trì

Ở Hà Nội, ngoài những phố thịt chó nổi danh, hàng, quán thịt chó có tiếng thì còn xuất hiện thêm "đặc sản" thịt chó đến từ Việt Trì (Phú Thọ). Có 2 điểm bán món thịt chó này ở Hà Nội, một ở phố Nguyễn Chí Thanh, một nằm trên phố Nguyễn Trãi.

Cũng vẫn là bảy món đặc trưng như mọi nơi nhưng thịt chó Việt Trì lại có sức hấp dẫn rất riêng bởi hương vị đậm đà và khả năng chế biến đạt đến độ chuyên nghiệp. Chọn nguyên liệu được coi là khâu mấu chốt quyết định, không sử dụng những loại chó nuôi tăng trọng là đặc điểm quan trọng của thịt chó Việt Trì, đặc biệt chó nuôi gầm nhà sàn của các vùng dân tộc miền núi đã được trưng dụng và được thực khách sành ăn rất ưa chuộng, kế đến là khâu chế biến được coi là bí quyết gia truyền...

Ảnh sưu tầm

Vì thế, thịt chó ở đây khá mềm, thơm, không sẫm màu như một số vùng khác. Đặc biệt những món như dồi, món nướng không bị khô. Món chân chó tẩm hấp lại mang đến một dư vị đậm đà khó tả với màu vàng ngậy và độ mềm, thơm vừa tới. Món xương hầm đu đủ mang đến một cảm nhận khác về sản vật vùng trung du miền núi...

Những quán thịt chó ngon ở Hà NộiNhững món ăn kinh dị nhất Việt NamThực phẩm tốt cho tinh trùngBí quyết làm món giả cầy ngonKiêng kị trong chế biến thực phẩm Các thức ăn kỵ nhau bạn nên biết để tránhMón ăn trị bệnh yếu sinh lý

(st)

Ẩm thực - Nội trợ

Bài liên quan

Cách chiên thịt cốt lết ngon tuyệt cú mèo Khử mùi hôi của thịt dê cực kì đơn giản Thịt ba chỉ nấu đông ngon miệng cho ngày Tết Cách ướp thịt bò né cực chuẩn, cực ngon Thịt chó có tính hàn hay nóng? Ăn bao nhiêu trứng 1 tuần là đủ với từng đối tượng? Thịt gà ăn với rau cải có kỵ nhau không?

Có thể bạn quan tâm

Cách móc áo gile cho bé trai đẹp vô cùng Hướng dẫn tự uốn tóc tại nhà đơn giản mà đẹp Trang phục đặc trưng của Miền Bắc Cách trang điểm môi như Thủy Tiên cực đẹp Làm kem dưỡng da từ nghệ an toàn, hiệu quả Làm sao để đầu hết gầu nhanh mà không tốn kém Trang phục truyền thống của dân tộc Dao Cách làm móng tay nhanh dài cực hiệu quả Những kiểu tóc đẹp của đàn ông Áo màu bã trầu trang nhã cho ngày giao mùa

Hỏi đáp - Bình luận

Gửi hỏi đáp - bình luận

Mạng xã hội dành cho phụ nữ của công ty cổ phần PhunuNet/VOG (Vietnam Online Group). Công ty cổ phần Vietnam Online Group: Địa chỉ: Tầng 7 - 32 phố Huế - Hà Nội - Email liên hệ: contact@phununet.com VP PhunuNet: Phòng 201, Tầng 2, Số 2, Ngõ 59 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội - Điện thoại: (+84-4) 3 224 7544 Mã số doanh nghiệp: 0101791319 Giấy phép số 2558/GP-TTĐT do Sở TT-TT HN cấp. Giấy phép MXH số: 240/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 12/6/2015.

Từ khóa » Thịt Chó Có Béo Ko