Thịt Rùa Có Tác Dụng Gì?

 

Giá trị của thịt rùa

Rùa còn được gọi là kim quy, nguyên chư. Rùa có nhiều loại khác nhau, ở Việt Nam có loài rùa vàng, rùa nắp, rùa quạ, rùa hôi, rùa dém...

Thịt rùa từ lâu vẫn được coi là thực phẩm có nhiều công dụng chữa bệnh và chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng. Theo Đông y, thịt rùa có vị ngọt mặn, tính đại hàn, không độc vào kinh can, thận, tỳ, tâm nên có nhiều công dụng chữa bệnh như hen suyễn, tim mạch, tăng huyết áp, ho lâu ngày, suy dinh dưỡng trẻ em, thiếu máu, suy nhược, hội chứng mãn kinh, ngực sườn đau tức, mất ngủ, ra mồ hôi trộm, trĩ…

Thit rua co tac dung gi

Thịt rùa có tác dụng gì? Thịt rùa có giá trị dinh dưỡng cao

Theo nghiên cứu hiện đại, trong thịt rùa có thành phần dinh dưỡng phong phú: giàu protein, gelatin, lipid, đường, Ca, P, Fe, acid nicotinic và các sinh tố A, D.

Mai rùa có vị ngọt, tính hàn, không độc, bổ âm dưỡng huyết, trị sốt rét, ho, lỵ, thận âm hư, hoả bốc, di tinh, bạch đới, rong huyết... Trong nghiên cứu hoá học, các sản phẩm của rùa chứa nhiều axit amin, chất khoáng, vitamin cần thiết cho cơ thể giúp bồi bổ cơ thể và chữa bệnh hiệu quả.

Có thế lấy tiết rùa bằng cách hứng tiết rùa vào bát. Sau đó, dùng rượu rùa để bổ dưỡng trị bệnh. Rượu pha tiết rùa tác dụng bổ dưỡng cùng với  các loại rượu pha tiết rắn hổ mang hay rượu ngâm ngọc dương.

 

Tác dụng của thịt rùa

Huyết rùa

Dùng huyết rùa với đường lượng vừa ăn. Ngày 2 lần. Mỗi lần 4 thìa. Chủ trị viêm phế quản khó thở, ho khan.

Để bổ máu chữa thiếu máu dùng được cả huyết rùa biển 100ml uống nóng. Tuần vài lần, không hạn chế liệu trình. Kinh nghiệm ở Bình Định dùng rượu huyết rùa tỷ lệ 2 huyết 1 rượu.

Thit rua co tac dung gi 3

Thịt rùa có tác dụng gì? Huyết rùa có tác dụng bổ máu

Thịt rùa: Dùng làm thức ăn và dược thiện để bổ dưỡng và chữa một số bệnh

Bổ thận âm, an thần, ích trí: Rùa vàng 1 con (khoảng 240g làm sạch), hoàng tinh 30g, thiên môn đông 24g, ngũ vị tử 9g, táo đỏ vài quả bỏ hột. Tất cả cho vào nồi, thêm nước vừa đủ. Nấu lửa to cho sôi rồi giảm lửa, nấu tiếp khoảng 2 tiếng cho nhừ nêm gia vị.

Tư âm dưỡng huyết, ích tâm thận, bổ phế tạng: Thịt rùa 60g, bách hợp 30g, đại táo 10 quả bỏ hạt. Gia vị nấu chung. Ăn cái uống nước canh.

Tư bổ can thận chữa đau lưng mỏi gối, tăng huyết áp: Thịt rùa 10g, đỗ trọng 1-15g. Nấu chung ăn thịt, uống nước canh, bỏ bã đỗ trọng.

Tác dụng bổ thận ích tinh dưỡng huyết chữa người gầy yếu xanh xao thiếu máu, luôn mỏi mệt mất sức, sốt âm ỷ, ho lâu ngày: Thịt rùa 750g, chân giò heo hun khói 30g, thái miếng  thứ thịt trên xào rán phi hành mỡ gừng cho nhanh, cho vào nồi ninh chân giò để được canh hơi đặc, nêm mỳ chính, ăn cái uống nước canh.

Chữa gân cốt nhức mỏi: Thịt rùa 1 con vừa phải. Bột thiên hoa phấn, câu khởi tử mỗi thứ 6g, hoa hòe 15g. Nấu chung cho nhừ. Ăn thịt rùa, uống nước canh.

Bài liên quan Những ai không nên ăn giá đỗ?Những ai không nên ăn giá đỗ? Ung thư tuyến giáp không nên ăn gìUng thư tuyến giáp không nên ăn gì Nước yến sào loại nào tốt?Nước yến sào loại nào tốt? Món ăn từ con nhum biển tốt cho sức khoẻMón ăn từ con nhum biển tốt cho sức khoẻ

Lao phổi, ho ra máu: Rùa 1 con vừa phải làm sạch với sa sâm, bạch cập mỗi thứ 10g. Nấu chung ăn thịt rùa với canh. Hoặc sa sâm với đông trùng hạ thảo đều 10g.

Già yếu thận hư gây đi tiểu nhiều lần ban đêm, són đái: Rùa 1 con vừa phải, một ít thịt chó nạc, gừng, hành, vỏ quýt, rượu, gia vị đủ dùng. Nấu sôi hạ lửa ninh nhừ ăn.

Bổ thận tráng dương, bổ khí huyết: Thịt rùa 200g, thịt dê 200g, đảng sâm 12g, đương quy 10g, câu kỷ tử 10g, rượu 20g, hạt tiêu bột 4g, đường phèn 15g, gừng 10g, hành, muối, mỳ chính.

Thit rua co tac dung gi 4

Thịt rùa có tác dụng bổ thận tráng dương, bổ khí huyết

Sa tử cung: Thịt rùa 120g thái miếng, thăng ma 12g cho vào túi vải. Nấu chung với 750ml nước, nấu sôi hạ lửa cho chín nhừ. Ăn thịt uống canh bỏ bã thuốc, ngày 2 lần.

Ho dai dẳng kinh niên, phong thấp co quắp chân tay: Thịt rùa trộn men rượu, cất thành rượu uống.

Đầu rùa

Chữa lòi dom, sa tử cung: Đầu rùa 2 cái sấy khô nghiền thành bột, chia 2 lần sáng tối. Uống với nước sôi liền 1 tuần.

Bổ thận tráng dương: Đầu cổ rùa 1 cái phơi khô tán bột nấu với mỳ sợi, gia vị ăn ngày 1 lần, ăn liền 5 ngày.

Chân rùa

Chữa đau mắt đỏ: 4 cái chân rùa, đường trắng lượng vừa phải. Chân rùa nấu thành keo, cho đường vào. Ăn ngày 1 thang, liền trong nhiều ngày.

Trứng rùa: Để bổ dưỡng nấu chín ăn, uống rượu trắng với một lượng vừa phải.

Gan rùa: Nấu chín ăn chữa chảy máu đường ruột, trĩ.

Chú ý: Bài viết này chỉ nói phần rùa làm thức ăn uống. Rùa có phần yếm rùa (dưới bụng rùa) tên quy bản là một dược liệu làm thuốc quan trọng của Đông y, không thuộc phạm vi bài này.

Tuy vậy, thịt rùa có tính đại hàn nên người có chân tay lạnh hay đi ngoài lỏng thì không nên dùng, không phối hợp với những thức ăn lạnh khác (rau cải, lá dâu, sò, nghêu…).

Thit rua co tac dung gi 2

Thịt rùa có tác dụng gì? Những người bị chân tay lạnh hay đi ngoài lỏng không nên ăn

Các sản phẩm của rùa có tính hoạt huyết cao nên những người có tiền sử xuất huyết dạ dày, đường ruột, phụ nữ rong kinh, rong huyết… không nên dùng.

Khi chế biến thịt rùa, cần làm tăng độ nhiệt (như om, rang…) hoặc thêm gia vị như gừng, hạt tiêu để giảm bớt tính hàn. Khi mổ rùa, không để mật bị vỡ dây vào thịt.

Rùa là động vật quý hiếm nằm trong danh sách có nguy cơ diệt chủng cần được bảo vệ. Do đó chỉ nên dùng khi thật cần thiết và thực hiện các kế hoạch nuôi phát triển tạo nguồn cung cấp dồi dào hơn.

  • Thịt lươn có tác dụng gì?
  • Đậu ván trắng có tác dụng gì?
  • Lá mơ lông có tác dụng gì?
  • Mai mực có tác dụng gì?
  • Lá sung có tác dụng gì?

Từ khóa » Thịt Và Trứng Rùa Biển Có Tác Dụng Gì