Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc GiangMỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy. | |
Trang Chính Latest images Đăng ký Đăng Nhập |
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang. |
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Video, Album,Hát Cho Nhau Nghe Tri Âm Quán :: Thơ Luật |
***THƠ 7 CHỮ*** | |
| Tác giả | Thông điệp |
---|
Tri Âm QuánThành Viên Tích CựcTổng số bài gửi : 6340Reputation : 2Join date : 31/07/2013Đến từ : Thị Trấn Chũ | Tiêu đề: ***THƠ 7 CHỮ*** Mon May 12, 2014 6:53 pm | THƠ 7 CHỮ Luật thơ: "Nhất Tam Ngũ bất luận, Nhị Tứ Lục phân minh": Trong thơ bảy chữ, những tiếng 1, 3 và 5 không phải tuân thủ theo luật bằng trắc. Các tiếng 2, 4, 6 phải tuân thủ nghiêm ngặt theo luật bằng trắc. Luật thơ 7 chữ, ta chia làm 2 loại; luật vần bằng và luật vần trắc Căn cứ vào chữ thứ 2 của câu thứ nhất trong bài thơ ta có thể phân biệt được bài thơ đó làm theo luật bằng hay trắc. Nếu chữ thứ 2 của câu 1 trong bài bắt đầu bằng 1 vần bằng (B) thì bài thơ sẽ tuân thủ theo luật bằng. Nếu chữ thứ 2 của câu 1 trong bài bắt đầu bằng 1 vần trắc (T) bài thơ sẽ phải tuân thủ theo luật vần trắc. Các chữ 2, 4, 6 phải phân định rạch ròi. Nếu chứ thứ 2 là vần bằng (B) thì chữ thứ 4 là vần trắc (T) và thứ 6 là vần bằng (B) và ngược lại. Nếu chữ thứ 2 là vần trắc (T) chữ thứ 4 sẽ là bằng(B) và 6 là (T). (chữ thứ 2 và 6 giống nhau cùng 1 vần chữ thứ 4 ngược lại với 2 và 6 ). Trong thơ 7 chữ, các câu 1 và 4 niêm với nhau, câu 2 và 3 niêm với nhau, nghĩa là các câu 1 và 4 áp dụng luật bằng, trắc giống nhau, các câu 2 và 3 áp dụng cùng 1 luật bằng, trắc. Cách ngắt nhịp: 4/3 hoặc 3/4 Luật bằng: (Chữ thứ 2 của câu 1 trong bài là vần bằng) Các câu 1 và 4 Câu 1: B (Bằng), T (Trắc) , B (Bằng) Câu 2: T B T Câu 3: T B T Câu 4 B T B Ví dụ: Vô tình để gió hôn lên má Bẽn lẽn làm sao, lúc nửa đêm Em sợ lang quân em biết được Nghi ngờ tới cái tiết trinh em (Bẽn Lẽn – Hàn Mặc Tử) Luật Trắc: (Chữ thứ 2 của câu 1 trong bài là vần trắc) Câu 1: T B T Câu 2: B T B Câu 3: B T B Câu 4: T B T Ví dụ: Bên khóm thùy dương em thướt tha Bên này bờ liễu anh trông qua Say mơ vướng phải mùa hương ướp Yêu cái môi hường chẳng nói ra (Âm Thầm – Hàn Mặc Tử) Trong 1 bài thơ 7 chữ ta có thể vận dụng xen kẽ giữa hai loại luật bằng và luật trắc trong cùng 1 bài thơ. Mùa Xuân Chín Trong làn nắng ửng khói mơ tan Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng Sột soạt gió trêu tà áo biếc Trên giàn thiên lý - Bóng xuân sang. Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời Bao cô thôn nữ hát trên đồi: -Ngày mai trong đám xuân xanh ấy Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi Hổn hển như lời của nước mây Thầm thì với ai ngồi dưới trúc Nghe ra ý vị và thơ ngây Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng: -"Chị ấy năm nay còn gánh thóc Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?" Hàn Mặc Tử Gieo vần 1. Vần tréo (thường dùng) Nhiều khi trong thi đoạn bốn câu, chỉ cần hai tiếng bình ở cuối câu hai và bốn vần với nhau, hai tiếng trắc cuối câu một và ba không cần: Vậy đó bỗng nhiên mà họ lớn, Tuổi hai mươi đến, có ai ngờ! Một hôm trận gió tình yêu lại: Đứng ngẩn trông vời áo tiểu thơ. Huy Cận Ta về cúi mái đầu sương điểm Nghe nặng từ tâm lượng đất trời Cảm ơn hoa đã vì ta nở Thế giới vui từ mỗi lẻ loi Tô Thùy Yên Mười ngón tay buồn chưa ráo lệ Một cung bạch ngọc náo trường CANH Tay run điệu múa hương rừng thắm Biển vọng hồi âm ngẩn mắt XANH. (Đàn Thu Tay Ngọc - Đinh Hùng) 2. 3 tiếng bằng bằng (Thường dùng) Các chữ cuối trong câu 1, 2, 4 gieo vần với nhau. Ta trút linh hồn giữa lúc đây Gió sầu vô hạn nuối trong cây - Còn em sao chẳng hay gì cả ? Xin để tang anh đến vạn ngày. (Trút Lnh Hồn – Hàn Mặc Tử) Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong, Hôm xưa em đến, mắt như lòng, Nở bừng ánh sáng. Em đi đến, Gót ngọc dồn hương, bước tỏa hồng. Huy Cận | LikeDislike |
| | | Tri Âm QuánThành Viên Tích CựcTổng số bài gửi : 6340Reputation : 2Join date : 31/07/2013Đến từ : Thị Trấn Chũ | Tiêu đề: Re: ***THƠ 7 CHỮ*** Mon May 12, 2014 6:54 pm | Hôm nay mình mới tìm được một bài thơ, hướng dẫn cách làm thơ 8 chữ, thấy hay hay đưa lên mọi người cùng tham khảo Cách Làm Thơ Tám Chữ Có ngươì hỏi cách làm thơ tám chữ Xin trả lời dễ lắm chứ ai ơi Nghĩ làm sao thì cứ viết nên lời Vì vần điệu không bó như thơ khác Cốt là nghe êm êm theo tiếng nhạc Mỗi một vần chỉ phải một lần thôi Hết hai câu lại được đổi âm rôì Bằng bằng hết lại đến phiên trắc trắc Cần âm điệu nghe sao đừng khúc mắc Đừng cho 5,6 chữ một âm đều Nên đổi thay bằng trắc thật là kêu Không nhất thiết câu đầu tiên phải trắc Vần thứ nhất câu 2 & 3 bắt cặp Rôì 4 & 5, 6 & 7 tiếp tục đi Câu cuôí cùng cũng chẳng bó buộc gì Vì chấm dứt mà không cần vần tiếp Thơ có hay còn nhờ ngôn ngữ đẹp Như bài này con cóc phải cười thôi Viết lông bông đùa một chút cho vui Để cho biết đó là thơ tám chữ À quên chứ, vần bằng còn hai thứ Hoặc dấu huyền hay không dấu đó nghe Trong hai câu liên tiếp phải đổi bè Huyền câu trước thì câu sau không dấu . Chủ topic có một bài viết rất hay về thể thơ 8 chữ. Nhân đây N sẵn đưa ra luôn một số công thức về loại thơ "lãng mạn" mà N nghĩ sẽ dễ dàng hơn trong việc "sáng tác"Sáng tác thơ 8 chữ : Không nhất thiết phải ràng buột luật bằng trắc hay cấu trúc ... Thế nhưng muốn thơ hay , bạn hãy áp dụng một số mẹo như sau :> Câu 1 .. Phải thật lãng mạn> Sáng tác như đang hát lên xuống nhịp nhàng .> Chữ thứ 6 nên vần với chữ thứ 8 câu trên ( ngược lại )> Câu 1 và 3 vần với nhau ... Câu 2 và 4 vần với nhau ( trong điều kiện khi câu 2 không vần với câu 1 )> Các chữ thứ 8 nên vần và hể câu trên có dấu thì câu dưới không dấu , hoặc trên Trắc thì dưới Bằng , hoặc trên Huyền thì dưới Sắc .. okGánh hàng rong , lệch vai đời ở trọ Ngày đục trong , ho xuống đếm tiền đồng Năm ấy đang xuân các phố đầy bông Mẹ gọi cha bằng câu thơ dang dởChúc các bạn luôn có thật nhiều sáng tác nha . Hướng dẫn cách làm thơ Mr. Nguyễn tôi mạo muội lập topic hướng dẫn cách làm thơ. Dù đã từng học qua, nhưng chưa chắc ai cũng nhớ Được sửa bởi Tri Âm Quán ngày Mon May 12, 2014 7:03 pm; sửa lần 1. | LikeDislike |
| | | Tri Âm QuánThành Viên Tích CựcTổng số bài gửi : 6340Reputation : 2Join date : 31/07/2013Đến từ : Thị Trấn Chũ | Tiêu đề: Re: ***THƠ 7 CHỮ*** Mon May 12, 2014 7:01 pm | 1.THƠ LỤC BÁT * Bảng Luật : b B t T b B (vần 1) b B t T b B (vần 1) t B (vần 2) b B t T b B (vần 2) b B t T b B (vần 2) t B (vần 3) * Ghi chú : - B : phải là bằng (các chữ có dầu huyền hoặc không dấu) - T : phải là trắc (các chữ có dấu sắc, hỏi, ngã, nặng) - b : nên là bằng, nhưng không bắt buộc - t : nên là trắc, nhưng không bắt buộc - Chữ cuối của câu Lục (câu có 6 chữ) phải vần với chữ cuối của câu Bát (câu có 8 chữ) đứng liền trước nó và vần với chữ thứ 6 của câu Bát đứng liền sau nó. Lưu ý: Thơ Lục Bát chính thể luôn ngắt nhịp chẵn, nghĩa là ngắt nhịp ở chữ thứ 2-4-6 trong câu. Bài thơ Lục Bát bắt đầu bằng câu có 6 chữ (câu Lục), tiếp theo là câu có 8 chữ (câu Bát), và cứ tiếp nối xen kẽ như vậy cho đến hết bài thơ, thông thường kết thúc ở câu Bát. Để âm điệu được hay thì ở câu Bát nên sử dụng chữ thứ 6 và chữ thứ 8 khác dấu nhau, nghĩa là : nếu chữ thứ 6 có dấu huyền thì chữ thứ 8 không dấu, và ngược lại ! Đây là thể thơ dễ làm, đơn giản: ví dụ:Giở trang lưu bủt C5 (xê năm) Nhớ về quá khứ tháng năm ở trường. Như Bình ; Quốc Bảo ; Huy Chương, Đức Phi ; Văn Thuận ; Cẩm Hương ; Tấn Thành. (Thơ của em á ) | LikeDislike |
| | | Tri Âm QuánThành Viên Tích CựcTổng số bài gửi : 6340Reputation : 2Join date : 31/07/2013Đến từ : Thị Trấn Chũ | Tiêu đề: Re: ***THƠ 7 CHỮ*** Thu May 15, 2014 11:30 am | 2. THƠ ĐƯỜNG LUẬT 1.a.Thất Ngôn Bát Cú Thơ Đường luật chia làm hai thể: thơ bát cú (Luật Thi) và thơ tứ tuyệt (tuyệt cú). 1.Bát Cú : Thơ Bát cú Có 2 Loại là Thất Ngôn và Ngũ Ngôn a. Thất Ngôn Bát Cú Thơ thất ngôn bát cú là loại thơ mỗi bài có 8 câu và mỗi câu 7 chữ, tức là chỉ có 56 chữ trong một bài thơ thất ngôn bát cú. Thơ thất ngôn bát cú có thể được làm theo hai luật: luật bằng và luật trắc. Về vần thì có hai loại: vần bằng và vần trắc. Tuy nhiên, các nhà thơ thường hay làm theo vần bằng, tức là luật bằng vần bằng và luật trắc vần bằng. - Luật Bằng Vần Bằng: là bài thơ bắt đầu bằng hai tiếng bằng và các tiếng ở cuối câu 1,2,4,6 và 8 phải vần với nhau và là vần bằng, chẳng hạn như trong bài họa của Phan Văn Trị đối với bài “Tôn Phu Nhân Qui Thục” của Tôn Thọ Tường, câu đầu của bài thơ này bắt đầu bằng hai tiếng bằng: “Cài trâm sửa áo vẹn câu tòng.” Các chữ cuối của câu 1, 2, 4, 6 và 8 gồm: “tòng, đông, hồng, sông, và chồng” đều là vần bằng và vần với nhau. Cách sắp đặt tiếng bằng trắc (luật thơ) trong các câu của bài thơ thất ngôn bát cú luật bằng vần bằng như sau: Luật Thơ B - B - T - T - T - B - B (vần) T - T - B - B - T - T - B (vần) T - T - B - B - B - T - T B - B - T - T - T - B - B (vần) B - B - T - T - B - B - T T - T - B - B - T - T - B (vần) T - T - B - B - B - T - T B - B - T - T - T - B - B (vần) Thí dụ:TÔN PHU NHÂN QUI THỤC (Bài họa của Phan Văn Trị) Cài trâm sửa áo vẹn câu tòng Mặt ngả trời chiều biệt cõi đông Ngút tỏa trời Ngô ùn sắc trắng Duyên về đất Thục đượm màu hồng Hai vai tơ tóc bền trời đất Một gánh cương thường nặng núi sông Anh hỡi Tôn Quyền anh có biết Trai ngay thờ chúa, gái thờ chồng - Luật Trắc Vần Bằng là bài thơ bắt đầu bằng hai tiếng trắc và các tiếng ở cuối câu 1, 2, 4 ,6 và 8 phải vần với nhau và phải là vần bằng, chẳng hạn như trong bài xướng “Tôn Phu Nhân Qui Thục” của Tôn Thọ Tường, câu đầu của bài thơ này bắt đầu bằng hai tiếng trắc: “Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng.” Các chữ cuối của câu 1, 2, 4, 6 và 8 gồm: “tòng, đông, hồng, sông, và chồng) đều là vần bằng và vần với nhau. Luật Thơ: T - T - B - B - T - T - B (vần) B - B - T - T - T - B - B (vần) B - B - T - T - B - B - T T - T - B - B - T - T - B (vần) T - T - B - B - B - T - T B - B - T - T - T - B - B (vần) B - B - T - T - B - B - T T - T - B - B - T - T - B (vần) Thí Dụ:TÔN PHU NHÂN QUI THỤC (Bài xướng của Tôn Thọ Tường) Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng Ngàn thu rạng tiết gái Giang Đông Lìa Ngô bịn rịn chòm mây bạc Về Hán trau tria mảnh má hồng Son phấn thà cam dày gió bụi Đá vàng chi để thẹn non sông Ai về nhắn với Châu Công Cẩn Thà mất lòng anh được bụng chồng | LikeDislike |
| | | Tri Âm QuánThành Viên Tích CựcTổng số bài gửi : 6340Reputation : 2Join date : 31/07/2013Đến từ : Thị Trấn Chũ | Tiêu đề: Re: ***THƠ 7 CHỮ*** Thu May 15, 2014 11:37 am | 2. THƠ ĐƯỜNG LUẬT (tt) 1.b. Ngũ Ngôn Bát Cú Thơ Đường luật chia làm hai thể: thơ bát cú (Luật Thi) và thơ tứ tuyệt (tuyệt cú). 1.Bát Cú : Thơ Bát cú Có 2 Loại là Thất Ngôn và Ngũ Ngôn -------------------------------------------------------------------------------- b. Ngũ Ngôn Bát Cú Thơ ngũ ngôn bát cú là loại thơ mỗi bài gồm có 8 câu và mỗi câu có 5 chữ, tức là chỉ có 40 chữ trong một bài thơ thuộc loại này. Thơ ngũ ngôn bát cú cũng theo qui luật về cách gieo vần như thất ngôn bát cú, tức là chỉ có một vần được gọi là độc vận và thường là vần bằng. Cũng giống như thơ thất ngôn bát cú, các vần trong bài ngũ ngôn bát cú được gieo ở cuối câu đầu và cuối các câu chẵn. Thơ ngũ ngôn bát cú cũng có luật bằng trắc như thất ngôn bát cú, tức là bài thơ theo luật bằng thì bắt đầu bằng hai tiếng bằng, bài thơ theo luật trắc thì bắt đầu bằng hai tiếng trắc. Cũng giống như thất ngôn bát cú, thường thường các nhà thơ làm thơ ngũ ngôn bát cú theo luật bằng vần bằng và luật trắc vần bằng. Không có mấy ai làm theo vần trắc. - Luật Bằng Vần Bằng và cách sắp đặt các tiếng bằng trắc: Luật Thơ B - B - T - T - B (vần) T - T - T - B - B (vần) T - T - B - B - T B - B - T - T - B (vần) B - B - B - T - T T - T - T - B - B (vần) T - T - B - B - T B - B - T - T - B (vần) Thí dụ:ĐƯỢC TIN BẠN ĐAU (Khải Chính tặng bạn Trần Quang Túc, 1966) Nghe tin bác bị đau Lòng thấy thật buồn rầu Tri kỷ xa vời quá Tri âm vắng bóng lâu Nghe danh tình cách mạng Kết bạn nghĩa vô cầu. Chúc bác mau bình phục Chung vai nguyện có nhau - Luật Trắc Vần Bằng và cách sắp đặt các tiếng bằng trắc trong các câu của bài thơ ngũ ngôn bát cú luật trắc vần bằng: Luật Thơ T - T - T - B - B (vần) B - B - T - T - B (vần) B - B - B - T - T T - T - T - B - B (vần) T - T - B - B - T B - B - T - T - B (vần) B - B - B - T - T T - T - T - B - B (vần) Thí dụ:DÒNG CẢM BIỆT (Toại Khang tặng Trình Xuyên, Hà Nội, 1990) Ôi lại người ra đi Chia tay có hạn kỳ Gia đình mừng tái hợp Lan trúc nhớ tương tri Song hạc mùa tung cánh Bốn phương ý kịp thì Cảm tình xanh viễn mộng Bút tiễn gót vân phi - Luật Bằng Vần Trắc, Luật Trắc Vần Trắc Còn có luật bằng vần trắc và luật trắc vần trắc cho một bài thất ngôn và ngũ ngôn bát cú nữa, tức là bài thơ bắt bầu bằng hai tiếng bằng hay hai tiếng trắc và các tiếng ở cuối câu 1,2,4,6 và 8 phải vần với nhau và là vần trắc. Loại thơ vần trắc này rất hiếm người làm nên không được trình bày ở trong phạm vi bài này. | LikeDislike |
| | | Tri Âm QuánThành Viên Tích CựcTổng số bài gửi : 6340Reputation : 2Join date : 31/07/2013Đến từ : Thị Trấn Chũ | Tiêu đề: Re: ***THƠ 7 CHỮ*** Thu May 15, 2014 11:53 am | 2. THƠ ĐƯỜNG LUẬT 2.a.Thất Ngôn Tứ Tuyệt Đây Là thể thơ thường được các cao nhân thời xưa sử dụng nhiều nhất... Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật gồm có 4 câu, mỗi câu 7 chữ, về phối thanh hay luật bằng trắc hoàn toàn giống thơ thất ngôn bát cú. Về gieo vần có 3 cách: Gieo vần vào tiếng cuối các câu 1-2-4 (tiếng cuối câu 3 bắt buộc thanh trắc) Ví dụ:Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son Bánh Trôi Nước - Hồ Xuân Hương Gieo vần chéo: Vào tiếng cuối các câu 1-3 (tiếng cuối các câu 2-4 phải là thanh trắc) hay các câu 2-4 (tiếng cuối các câu 1-3 phải là thanh trắc). Ví dụ:Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân. Gieo vần ôm: Tiếng cuối câu 1 vần với tiếng cuối câu 4, tiếng cuối câu 2 vần với tiếng cuối câu 3. Ví dụ:Tiếng đàn thầm dịu dẫn tôi đi Qua những sân cung rộng hải hồ Có phải A Phòng hay Cô Tô ? Lá liễu dài như một nét mi Nói chung thơ này giống với thơ thất ngôn bát cú. | LikeDislike |
| | | Tri Âm QuánThành Viên Tích CựcTổng số bài gửi : 6340Reputation : 2Join date : 31/07/2013Đến từ : Thị Trấn Chũ | Tiêu đề: Re: ***THƠ 7 CHỮ*** Thu May 15, 2014 11:59 am | Sưu tầm cách làm những loại thơ phổ biến nhất hiện nay. Thơ Lục Bát Lục bát là thể thơ đặc biệt của Việt Nam, mà truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất. Vần thơ lục bát có thể phân tách như sau: 2 4 6 bằng trắc bằng 2 4 6 8 bằng trắc bằng bằng Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát. Tiếng thứ 8 của câu bát vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo. Trong câu bát, tiếng 6 và 8 tuy cùng vần bình nhưng một tiếng có dấu huyền và một tiếng không có dấu. Thôn đoài ngồi nhớ thôn Ðông Một người chín nhớ mười mong một người Gió mưa là bệnh của trời Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng. Nguyễn Bính Bỗng dưng buồn bã không gian Mây bay lũng thấp giăng màn âm u Nai cao gót lẫn trong mù Xuống rừng nẻo thuộc nhìn thu mới về. Huy Cận Có hai ngoại lệ trong thơ lục bát: 1. Tiếng thứ 2 câu lục có thể là trắc, khi ấy nhịp thơ ngắt ở giữa câu. Người nách thước, kẻ tay đao Đầu trâu mặt ngựa, ào ào như sôi. Nguyễn Du 2. Tiếng cuối câu lục có thể vần với tiếng 4 câu bát, khi đó tiếng 2 và 6 của câu bát sẽ đổi ra trắc. Câu thơ sẽ ngắt nhịp ở giữa câu bát, như trong câu ca dao sau: Đêm nằm gối gấm không êm Gối lụa không mềm bằng gối tay em. | LikeDislike |
| | | Tri Âm QuánThành Viên Tích CựcTổng số bài gửi : 6340Reputation : 2Join date : 31/07/2013Đến từ : Thị Trấn Chũ | Tiêu đề: Re: ***THƠ 7 CHỮ*** Thu May 15, 2014 12:03 pm | Thơ Song Thất Lục Bát Đây cũng là một thể thơ đặc thù của VN, gồm hai câu bảy chữ và hai câu lục bát. Tác phẩm Chinh Phụ Ngâm đã được viết trong thể thơ này. Trong câu thất trên, tiếng thứ 3 là trắc, 5 bình, 7 trắc; trong câu thất dưới, tiếng thứ 3 là bình, 5 trắc, 7 bình. Hai câu lục bát thì theo luật thường lệ. Tiếng cuối câu thất trên vần với tiếng 5 câu thất dưới, tiếng cuối câu thất dưới vần với tiếng cuối câu lục, tiếng cuối câu lục vần với tiếng 6 câu bát. Và tiếng cuối câu bát vần với tiếng 5 của câu thất tiếp theo. Tuy nhiên, tiếng cuối câu bát cũng có thể vần với tiếng 3 câu thất, biến tiếng này đổi sang vần bình. Do đó, tiếng 3 trong câu thất trên có thể là trắc hay bằng. 3 5 7 trắc/bằng bằng trắc 3 5 7 bằng trắc bằng Chàng tuổi trẻ vốn giòng hào kiệt, Xếp bút nghiên theo việc đao cung. Thành liền mong tiến bệ rồng, Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời. Chí làm trai dặm nghìn da ngựa, Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao. Giã nhà đeo bức chiến bào, Thét roi cầu Vị, ào ào gió thu. Đặng Trần Côn | LikeDislike |
| | | Tri Âm QuánThành Viên Tích CựcTổng số bài gửi : 6340Reputation : 2Join date : 31/07/2013Đến từ : Thị Trấn Chũ | Tiêu đề: Re: ***THƠ 7 CHỮ*** Thu May 15, 2014 12:06 pm | Thơ Bốn Chữ Nếu tiếng thứ 2 bằng thì tiếng thứ 4 trắc; ngược lại, tiếng thứ 2 trắc thì tiếng thứ 4 bằng. 2 4 trắc bằng 2 4 bằng trắc Nhưng nhiều khi câu thơ cũng không theo luật đó. Cách gieo vần 1. Vần tiếp (ít dùng) Lính đóng ven rừng Giữa mùa nóng nực Uống cạn hố nước Thấy toàn đầu lâu Thịt rữa đi đâu Còn xương trắng nhỡn Trần Đức Uyển 2. Vần tréo Tôi làm con gái Buồn như lá cây Chút hồn thơ dại Xanh xao tháng ngày Nhã Ca Người từ trăm năm Về ngang sông rộng Ta ngoắc mòn tay Trùng trùng gió lộng Nguyễn Tất Nhiên 3. Vần ôm Em tan trường về Ðường mưa nho nhỏ Chim non giấu mỏ Dưới cội hoa vàng Phạm Thiên Thư 4. Vần ba tiếng (ít dùng) Sao biếc đầy trời Sầu trông viễn khơi Ðêm mờ im lặng Nhìn hạt sương rơi Khổng Dương Em là ánh trăng Vừa biếc vừa xanh Em là giấc mộng Ðêm xuân của anh Huyền Kiêu | LikeDislike |
| | | Tri Âm QuánThành Viên Tích CựcTổng số bài gửi : 6340Reputation : 2Join date : 31/07/2013Đến từ : Thị Trấn Chũ | Tiêu đề: Re: ***THƠ 7 CHỮ*** Thu May 15, 2014 12:09 pm | Thơ Năm Chữ Cũng giống như thơ bốn chữ: nếu tiếng thứ 2 trắc thì tiếng thứ 4 bằng, hay ngược lại. Nhưng cũng có nhiều trường hợp không phải vậy. Hôm nay đi chùa Hương Hoa cỏ mờ hơi sương Cùng thầy me em dậy Em vấn đầu soi gương Nguyễn Nhược Pháp Cách gieo vần 1. Vần tréo Hôm nọ em biếng học Khiến cho anh bất bình, Khẽ đánh em cái thước Vào bàn tay xinh xinh Nguyễn Xuân Huy Trước sân anh thơ thẩn Đăm đăm trông nhạn về Mây chiều còn phiêu bạt Lang thang trên đồi quê Hàn Mặc Tử 2. Vần ôm Em không nghe rừng thu, Lá thu kêu xào xạc, Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô? Lưu Trọng Lư 3. Vần ba tiếng bằng Tuyết rơi mong manh buồn Ga Lyon đèn vàng Cầm tay em muốn khóc Nói chi cũng muộn màng. Cung Trầm Tưởng Đưa em về dưới mưa Nói năng chi cũng thừa Phất phơ đời sương gió Hồn mình gần nhau chưa? Nguyễn Tất Nhiên | LikeDislike |
| | | Tri Âm QuánThành Viên Tích CựcTổng số bài gửi : 6340Reputation : 2Join date : 31/07/2013Đến từ : Thị Trấn Chũ | Tiêu đề: Re: ***THƠ 7 CHỮ*** Thu May 15, 2014 12:11 pm | Thơ Sáu Chữ Cách gieo vần 1. Vần tréo Quê hương là gì hở mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hở mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều Đỗ Trung Quân 2. Vần ôm Xuân hồng có chàng tới hỏi: -- Em thơ, chị đẹp em đâu? -- Chị tôi tóc xõa ngang đầu Đi bắt bướm vàng ngoài nội Huyền Kiêu Nếu bước chân ngà có mỏi Xin em tựa sát lòng anh Ta đi vào tận rừng xanh Vớt cánh vông vàng bên suối Đinh Hùng | LikeDislike |
| | | Tri Âm QuánThành Viên Tích CựcTổng số bài gửi : 6340Reputation : 2Join date : 31/07/2013Đến từ : Thị Trấn Chũ | Tiêu đề: Re: ***THƠ 7 CHỮ*** Thu May 15, 2014 12:16 pm | Thơ Bảy Chữ Trong thơ bảy chữ, vần những tiếng 1, 3 và 5 không kể. Tiếng 2, 4 và 6 có thể phân tích như sau: 2 4 6 bằng trắc bằng 2 4 6 trắc bằng trắc Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi! Long lanh tiếng sỏi vang vang hận: Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người Xuân Diệu Nhiều khi không lại như thế: Sao anh không về chơi thôn Vĩ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc, Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Hàn Mặc Tử Cách gieo vần 1. Vần tréo (thường dùng) Nhiều khi trong thi đoạn bốn câu, chỉ cần hai tiếng bình ở cuối câu hai và bốn vần với nhau, hai tiếng trắc cuối câu một và ba không cần: Vậy đó bỗng nhiên mà họ lớn, Tuổi hai mươi đến, có ai ngờ! Một hôm trận gió tình yêu lại: Đứng ngẩn trông vời áo tiểu thơ. Huy Cận Ta về cúi mái đầu sương điểm Nghe nặng từ tâm lượng đất trời Cảm ơn hoa đã vì ta nở Thế giới vui từ mỗi lẻ loi Tô Thùy Yên 2. Vần ba tiếng bằng (thường dùng) Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong, Hôm xưa em đến, mắt như lòng, Nở bừng ánh sáng. Em đi đến, Gót ngọc dồn hương, bước tỏa hồng. Huy Cận Dĩ vãng nào xanh như mắt em? Chao ôi! Màu tóc rợn từng đêm! Hàng mi khuê các chìm sương phủ Vời vợi ngàn sao nhạt dáng xiêm. Đinh Hùng Em ở thành Sơn chạy giặc về Tôi từ chinh chiến cũng ra đi Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì Quang Dũng | LikeDislike |
| | | Tri Âm QuánThành Viên Tích CựcTổng số bài gửi : 6340Reputation : 2Join date : 31/07/2013Đến từ : Thị Trấn Chũ | Tiêu đề: Re: ***THƠ 7 CHỮ*** Thu May 15, 2014 12:19 pm | Thơ Tám Chữ Thể thơ này không có quy luật nhất định, có nghĩa là vần điệu tự do hơn. Thường thì trong câu ở cuối có tiếng trắc thì tiếng 3 trắc, tiếng 5 và 6 bằng; ở cuối có tiếng bằng thì tiếng 3 bằng, tiếng 5 và 6 trắc. Nhưng nhiều lúc cũng không như thế. Cách gieo vần 1. Vần tiếp Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé, Tôi sẽ trách -- cố nhiên -- nhưng rất nhẹ; Nếu trót đi, em hãy gắng quay về, Tình mất vui lúc đã vẹn câu thề Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở. Thơ viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ, Cho nghìn sau... lơ lửng... với nghìn xưa... Hồ Dzếnh 2. Vần tréo Hai đứa kéo nhau chạy vào mộng mị Giờ tắt thở nằm trên bãi hư vô Bầy ngựa chứng hàng thùy dương vó bão Gió đưa trăng lăn vào đá tiếng ru Tô Thùy Yên Em sẽ chết với mảnh hồn trống đó Chúa đứng đón em ở cửa thiên đường Con trả chúa trái tim hồng lãng mạn Dưới thế gian con dại dột cho chàng Trần Mộng Tú 3. Vần ôm Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường. Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương Tôi thay mực cho vừa màu áo tím. Nguyên Sa Không có em, chắc ngày mai anh chết Anh sẽ buồn, sẽ kết tội trần gian Nắng sẽ phôi pha, hoa sẽ úa tàn Cây thành phố hai hàng giăng nước mắt Vũ Thành Muốn cho thơ tám tiếng thêm âm điệu, một số nhà thơ thường vần tiếng 8 câu trên với tiếng 5 hay 6 câu dưới: Sàn gác trọ những tâm hồn bão nổi Những hào hùng, uất hận gối lên nhau Cao Tần | LikeDislike |
| | | Sponsored content | Tiêu đề: Re: ***THƠ 7 CHỮ*** |
| | ***THƠ 7 CHỮ*** | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang |
Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết | Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Video, Album,Hát Cho Nhau Nghe Tri Âm Quán :: Thơ Luật | |
|
| Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Video, Album,Hát Cho Nhau Nghe Tri Âm Quán :: Thơ Luật | |
|
|
Chuyển đến: Chọn Diễn Đàn||--Tin Tức Cập Nhật| |--Hướng Dẫn Sử Dụng Đăng Ký Thành Viên Diễn Đàn| |--, Giao Lưu Làm Quen Kết Bạn| |--Thảo Luận| |--CLB Cây Cảnh| |--Căn Bản Phật Pháp| |--Góp Nhặt Các Bài Pháp| |--Pháp Âm Thường Chuyển| |--Giới Thiệu Đền,Chùa| |--Ăn Uống Dưỡng Sinh OhSawa| |--Các Đạo Khác| |--Gương Xưa Tích Cũ| |--Kiến Thức Tổng Hợp| |--Dịch Học, Phong Thủy| | |--Tổng Hợp Các Bài Văn Khấn| | | |--Nghi Lễ Phật Giáo| |--Mẹo Vặt Dân Gian| |--Video, Album,Hát Cho Nhau Nghe Tri Âm Quán| |--Thơ Luật| |--Karaoke| |--Kết Nối Yêu Thương |--Chân Tâm Phật Tử |--Những Người Bạn Tri Âm Quán |
| Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất |