Thơ Là Gì? Thi Sĩ Là Gì ? Nghĩa Của Từ Thi Sĩ Trong Tiếng Việt

Tôi nhớ mang máng có ai đó đã nói câu này: “Một đất nước may mắn có nhiều thi sĩ.”

*

Tuổi già mỗi sớm mai thức dậy cùng mặt trời, nắng lấp lóa như thủy tinh, một tuổi già hạnh phúc được thoát vòng kiềm tỏa của nhân gian. (Hình minh họa: Greg Schneider/Unsplash)

Tôi không có cách nào để biết hay có thể đo lường chính xác bao nhiêu may mắn một đất nước có nhiều thi sĩ sẽ đem lại cho dân chúng của họ nhưng tôi chắc rất nhiều người sẽ đồng ý với tôi là thi sĩ có một tâm hồn thật đẹp, thật phong phú và thật đáng yêu.

Đang xem: Thi sĩ là gì

Nước Việt Nam của tôi có một thời được gọi là thời tiền chiến, khi nhà thơ Xuân Diệu hạ bút viết trong bài “Cảm Xúc” của ông:

“Là thi sĩ nghĩa là ru với gióMơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”

Nếu chỉ có vậy thì xem ra thi sĩ chả được tích sự gì trong cuộc sống nhân gian vốn được xem là hình ảnh của loài ong cần cù nhả mật, ai cũng bận rộn để sinh tồn. Nhưng hãy khoan vì ông viết tiếp:

“Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây,Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến”

Thì ra thi sĩ có tâm hồn rộng mở, như cây đàn muôn dây sẵn sàng rung lên giai điệu; có trái tim như lữ quán bên đường “tha hồ muôn khách đến” và sẵn sàng chia sẻ:

“Tay ấp ngực dò xem triều máu lệ,Nghìn trái tim mang trong một trái timĐể hiểu vào giọng suối với lời chim,Tiếng mưa khóc, lời reo tia nắng đọng”

Tâm hồn thi sĩ là cái lọc tinh vi và sáng tạo, mỗi cảm xúc nhận vào và trả ra là một hóa thân. Tâm hồn thi sĩ là cây cọ vẽ vạn hoa, hạt lệ giữa trời hay mắt ai mưa rơi, lời yêu thương trên môi người hay tia nắng đọng đầu ngày?

“Nếu hương đêm say dậy với trăng rằm,Sao lại trách người thơ tình lơi lả?” (Xuân Diệu)

Thi sĩ hồn nhiên và tinh khiết, là sự mô phỏng đời thường trên thượng tầng thanh khí. Hạnh phúc hay khổ đau, nhờ thi sĩ, cùng long lanh như ngọc, cùng êm ái như không hề thương tích.

Cuối năm 2020 rồi, hãy mời thi sĩ mang thơ hiền hậu đến nhà để tiễn đưa một năm nhiều biến cố ảm đạm. Hãy nói về hạnh phúc để có nguyên một năm thương yêu thay chỗ cho năm cũ, độc giả nhé!

Cho tới nay, tôi không biết có bao nhiêu thi sĩ đã làm thơ cảm khái vì hạnh phúc và gọi đúng tên nó ngoài Xuân Diệu và bạn tôi, nhà thơ Trần Mộng Tú.

XEM THÊM: Spam Nghĩa Là Gì - Ý Nghĩa Và Những Hình Thức Chính Của Spam

Và, đây là Xuân Diệu:

“Cô Hạnh Phúc, gớm, đợi chờ cô mãiXây dựng cô sứt mẻ những bàn tayTrật bả vai, rỏ máu những lông màyNhưng cô đến, cả huy hoàng trên trán.”

Hạnh phúc với ông là “nửa kia” của người đàn ông. Thật ra, hạnh phúc đâu chỉ có một dung nhan mà hạnh phúc thiên hình vạn trạng. Ai cũng đi tìm, ngay cả khi bắt gặp, nhưng nào đã có ai định hình được hạnh phúc? Tôi muốn mượn hai câu thơ rất nhiều người thuộc của thi sĩ Nguyên Sa, không để miêu tả hạnh phúc nhưng để nói về tính cách của hạnh phúc:

“Em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết,Trời chợt mưa, chợt nắng chẳng vì đâu…”

Có khi nó là mùi thơm của chăn gối vừa giặt. Có khi nó là bước chân đi lại trên cái sân ga hàng không gợi nhắc một cái hẹn vẫn còn nguyên chờ đợi ngày nào. Có khi nó là mấy đóa hồng nở rộ buổi sớm mai trong khung cửa sổ vừa kéo rèm và bên ngoài nắng vàng rực rỡ. Có khi nó là một thức giấc giữa đêm trong căn phòng yên lặng, quơ tay phía nào cũng có những cuốn sách đọc nửa chừng và núm bật đèn ngay ở đầu giường. Có khi nó là mùi cà phê thật ấm của ai đó dậy sớm thoảng từ gian bếp vào tận chỗ nằm… Nó thoắt biến thoắt hiện, xâm chiếm và bốc hơi.

Hạnh phúc với tôi không vất vả, trầy trụa, không đau mỏi, không huyết lệ như với nhà thơ Xuân Diệu. Nó như những sợi len nhiều màu trong tấm dệt không bao giờ hoàn tất của thần thoại Hy Lạp.

Thi sĩ Trần Mộng Tú có một cách nhìn khác về hạnh phúc. Năm 2014, trong bài thơ “Hạnh Phúc Trong Veo,” bà hỏi, có chút xem nhẹ, có chút hờn dỗi:

“Có ai biết hạnh phúc là gì nhỉnhận bao nhiêu mới được gọi là thừamất bao nhiêu mới được than là thiếuđong từng âu trong sáng nắng chiều mưa”

Trong một bài thơ khác, đã lâu, có lẽ hơn một thập niên trước, thi sĩ viết: “Nắng ở đây hiếm hoi như hạnh phúc.” Như thế là vì ở những thời điểm khác nhau trong cuộc đời mỗi người, chúng ta thường có cách nhìn khác nhau về hạnh phúc.

Xem thêm: Zenfone 3 Max Có Tốt Không Trâu Như Xưa, Có Bao Nhiêu Phiên Bản Asus Zenfone 3

Khi còn trẻ, năng lực và quỹ thời gian còn nhiều, như một người rủng rỉnh trong túi sự giàu có, ta có nhiều lựa chọn. Là ưu điểm. Nhưng nhược điểm là những lựa chọn ấy bị nhiều khuôn khổ trói buộc mà ta không ngờ.

XEM THÊM: Tác Dụng Của Hoa Tam Thất Có Tốt Không Nên Dùng, Nụ Hoa Tam Thất Có Tác Dụng Gì

Ở bên này quả đồi, hạnh phúc trên những tầng mây cao, ngước nhìn, ngỡ như tay với tới nhưng mây bay đi. Ở bên kia đồi, đường xuống trở lại điểm khởi hành, mọi thứ của ngày qua đã sau lưng, hai bàn chân mỏi thong thả dẫm lên cỏ mềm và mắt chạm vào những bông hoa bé nhỏ vươn ra từ những kẽ đá. Ngồi xuống nghỉ ngơi, bỗng nghe trong thinh không dội khẽ vào lòng rưng rưng tiếng cỏ cây lao xao đùa vui trong gió. Cả tâm hồn như tấm lụa xổ tung, nhẹ tênh, bay lên, bay lên. Ôi chao, chả lẽ hạnh phúc là đây? Thường hằng và chan hòa đến vậy?

Đọc thơ bạn tôi, cảm nhận được phần thưởng của tuổi già bên kia đồi. Một tuổi già được thoát vòng kiềm tỏa của nhân gian, được phóng thích khỏi ngục tù của chính mình, không còn phải so đo có nhiều hay có ít, trời nắng hay trời mưa, khi đã buông bỏ hết không mong chờ, khát khao gì nữa thì sao hạnh phúc như lúa gạo ngoài đồng, đong hoài, đong hoài…?

*

Hạnh phúc đâu chỉ có một dung nhan mà hạnh phúc thiên hình vạn trạng. (Hình minh họa: Robert Collins/Unsplash)

“Tôi thổi nỗi buồn theo mây buổi sángtrên vai chiều, buồn nhớ chỗ tìm vềtôi lấy thơ phủi buồn như phủi bụinên cuối ngày rụng hết nỗi nhiêu khê”

Tuổi già mỗi sớm mai thức dậy cùng mặt trời, nắng lấp lóa như thủy tinh, cả châu thân bừng bừng như đóa hoa rào rạt bung nở hết mọi cánh. Hóa ra hạnh phúc đích thật nhất là khí trời trong thiên nhiên bao la, vô tận.

Mỗi hơi thở vào là ân sủng của đất trời ban cho sự sống, mỗi hơi thở ra là trút bỏ mọi phiền trược ẩn tàng sâu kín bên trong, đổi xấu, lấy tốt. Vậy nhưng con người đã tiêu xài phung phí của báu ấy cách nào? Đã bạc bẽo vong ân Tạo Hóa ra sao so với Ơn Cha, Nghĩa Mẹ, Công Thầy vốn là hình tượng cho mắt trần nhìn thấy để được nhắc nhở?

Dẫu thế nào, thi sĩ cũng thịt xương như mọi chúng sinh trong cõi nhân gian. Thi sĩ có thơ để “phủi buồn như phủi bụi” nhưng thi sĩ cũng lần mò trong tranh tối tranh sáng để cân đo hạnh phúc, để săm soi dày, mỏng, ngắn, dài và nặng, nhẹ, càng tinh nhạy, càng bầm dập, có khi thăng hoa, có lúc la đà, xót đau “thần tiên gãy cánh đêm Xuân…”

XEM THÊM: Hướng Dẫn Sử Dụng Camtasia, Từ A Đến Z Cho Người Mới Bắt Đầu

“như mọi người tôi cân đo hạnh phúccũng xăm soi dày mỏng với ngắn dàimiếng nào nặng dọc đường tôi để lại”

Khổ đau rèn luyện con người. Nghiệp nhẹ thì học nhanh, thành tựu nhiều, ra trường sớm. Tâm hồn thi sĩ là cánh diều bay bổng nên không có chỗ chở nặng. Bạn tôi khôn ra, bỏ lại bên đường sự trì trệ của xi măng, của đá sỏi:

“nhặt miếng nhẹ ghé vai mang cho dễ”

Không chỉ “ghé vai” miếng nhẹ, bạn tôi, sau cùng,

“chọn miếng trong nhìn tận đáy đam mê”

Tôi yêu cái hình ảnh “miếng trong nhìn tận đáy đam mê.” Tôi yêu cái trong trẻo, cái nhìn thấu suốt, cái choàng thức sáng láng, nhẹ nhõm ấy, là điểm đến bất ngờ của cuộc hành trình thăm thẳm trong bóng chiều đã ngả. Đáy hồ, đáy sông, đáy biển, đáy vực, đáy giếng, nhiều người có thể đến, đã đến, thậm chí đã đến để yên nghỉ ở đấy nhưng đáy đam mê như thi sĩ bạn tôi đã chạm vào, thật ra, là cái trong veo vô tận như tựa đề bài thơ của thi sĩ.

“hạnh phúc tôi trong như ly nước lọcnước trong veo ngửa cổ uống nồng nànnhẹ như mây nên vướng hoài trong tócnheo mắt nhìn đời gửi tiếng cười khan” (tmt, 7/2014)

Cuối cùng, chúng tôi đồng ý với nhau, hạnh phúc như ly nước lọc. Không mùi. Không vị. Không màu sắc. Trong veo. Nên mênh mông, bát ngát. Cảm nhận hay cảm giác ly nước ấy thế nào là tùy người uống, lúc nào, ở đâu, một mình hay với ai, nồng nàn (như thi sĩ) hay nhạt nhẽo (như đa phần nhân loại vô tâm và vô tình). Câu trả lời thế nào, ngẫm cho cùng, thực chất cũng là hư không trong veo.

Xem thêm: Phí Cà Thẻ Tín Dụng – Dịch Vụ Cà Thẻ Tín Dụng Lấy Tiền Mặt

Nhạc sĩ Từ Công Phụng trong bài “Trên Ngọn Tình Sầu,” phổ thơ Du Tử Lê, đã kêu lên, choáng ngợp: “Hạnh phúc tôi, hạnh phúc tôi từ những ngày con nước về… Ngoài trời mưa mau, ngoài trời mưa mau, tay vuốt mặt khôn cùng…” Với ông, hạnh phúc bỗng dưng, cũng đến bất ngờ như mưa lũ, đắm chìm và tràn trề hoan lạc.

Ào ạt, thỏa thuê hay chỉ là ngụm nước lọc dè xẻn, hạnh phúc có mặt khắp nơi, gần gũi với con người trong từng hơi thở, là tất cả nhưng cũng không là gì cả. Trong veo. Chỉ là chúng ta vẽ ra chân dung nó theo tưởng tượng của mình, đặt tên cho nó theo sở thích mình nên mãi mốt kiếm tìm mà không nhận ra nó thôi!

Từ khóa » Thi Sĩ Là Nghĩa Gì