Thổ Phục Linh (khúc Khắc): Vị Thuốc Quý Trong Bài Thuốc Trị Gout ...
Có thể bạn quan tâm
Thổ phục linh (khúc khắc) là một trong những vị thuốc quý được sử dụng hiện nay. Tuy nhiên, công dụng và cách sử dụng cũng như có những lưu ý gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
4.9/5 - (275 bình chọn)- 1. Cây thổ phục linh (khúc khắc) là cây gì?
- 2. Thành phần hóa học
- 3. Mùi vị
- 4. Thu hái và chế biến
- 5. Phân bố
- 6. Công dụng
- 7. Cây khúc khắc có điều trị được bệnh gout không?
- 8. Bào chế thuốc chữa bệnh
- 8.1. Thổ phục linh trị triệu chứng phong thấp, đau nhức xương khớp, mỏi gối
- 8.2. Thổ phục linh (khúc khắc) trị bệnh thấp khớp
- 8.3. Thổ phục linh (khúc khắc) chữa đau thần kinh tọa
- 8.4. Thổ phục linh (khúc khắc) chữa bệnh tê thấp, đau nhức gân xương
- 8.5. Chữa phong thấp, bổ can thận, lưu thông khí huyết
- 8.6. Thổ phục linh chữa bệnh vẩy nến
- 8.7. Khúc khắc giúp kích thích tiểu tiện
- 8.8. Chữa nổi mề đay, mụn nhọt, chốc lở
- 8.9. Chữa giang mai, ngứa dai dẳng
- 8.10. Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng
- 8.11. Chữa ho do viêm họng hoặc viêm amidan cấp
- 8.12. Chữa liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên do nhiễm khuẩn
- 8.13. Khúc khắc chữa quai bị
- 9. Lưu ý khi sử dụng
- 10. Lời khuyên từ chuyên gia
1. Cây thổ phục linh (khúc khắc) là cây gì?
Cây khúc khắc có rất nhiều tên gọi như thổ phục linh, cậm cù, linh phạn đoán, sơn lỳ lương, dây khum, kim cang, hồng thổ linh, thổ tỳ giải, sơn trư phấn, dây chắt, mọt hoi đòi (theo dân tộc Dao), tơ pớt (theo dân tộc Kho).
Tên khoa học: Smilax glabra Roxb.
Họ: Kim cang (Smilaccaceae)
Cây thổ phục linh (khúc khắc) là cây dây leo sống lâu năm, dài 4-5m, có cây dài tới 10m, có nhiều cảnh, mảnh, không có gai. Lá mọc so le, có hình bầu dục thuôn, đầu nhọn dài khoảng 5-12cm, rộng 1-5cm. Tán lá đơn độc có 20-30 hoa nhỏ màu xanh nhạt, hoa đực và hoa cái riêng rẽ. Quả mọng, hình cầu, gần như 3 cạnh, có 3 hạt, khi chín có màu đỏ đến tím đen. Rễ củ hình thù không nhất định.
2. Thành phần hóa học
Trong Thổ phục linh (khúc khắc) có những thành phần hóa học như:
Trong lá và ngọn non:
- Nước 83,3%
- Protein 2,4%
- Glucid 8,9%
- Xơ 2,2%
- Tro 1,2%
- Caroten 1,6%
- Vitamin C 18%
Trong thân rễ, phần được sử dụng để làm dược liệu
- Tinh bột
- Sitosterol
- Stigmasterol
- Smilax saponin
- Tigogenin
- β-sitosterol
- Tannin
- Chất nhựa
- Tinh dầu
3. Mùi vị
Khúc khắc (thổ phục linh) có vị hơi ngọt, nhạt, hơi chát, tính bình, có tác dụng khi đi vào các kinh Can, Vị
4. Thu hái và chế biến
Bộ phận thường dùng là thân rễ, một số người gọi là củ khúc khắc hoặc củ thổ phục linh. Thân rễ này được thu hái quanh năm nhưng để đạt dược tính tốt nhất thường vào mùa hè. Củ có hình trụ dẹt, kích thước không đồng đều, có các chồi và rễ con mọc ra như mấu. Mặt ngoài có màu nâu, lát cắt bên trong có màu trắng hoặc nâu đỏ nhạt, hình dáng hơi tròn dài. Sờ vào có chất bột, lát cắt hơi dai và khó bẻ gãy, nhúng nước hơi trơn và dính.
Dược liệu tươi khi đem về sẽ được rửa sạch, cắt hết rễ con xung quanh và được sơ chế theo nhiều cách như:
- Để nguyên đem phơi hoặc sấy khô cả củ
- Ngâm nước nóng vài phút và thái lát, phơi khô
- U3 3 ngày cho củ mềm và thái lát mỏng, đem phơi ngoài nắng hoặc sấy khô.
5. Phân bố
Hoa thổ phục linh (khúc khắc) thường nở vào tháng 5-6 hàng năm và ra quả từ tháng 7-10. Loài cây thân leo này mọc hoang, thường thấy ở nhiều nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia, Myanmar.
Ở Việt Nam, thường gặp ở các vùng đồi núi, rừng thưa, thung lũng, từ các tỉnh miền núi Tây Bắc, ở dọc dãy Trường Sơn cho tới các tỉnh Nam Trung Bộ như Khánh Hòa, Bình Thuận.
6. Công dụng
Theo Sức khỏe Đời sống, về mặt hóa học, trong thành phần thổ phục linh (khúc khắc) có diosgenin, β – sitosterol, dioscin, các hợp chất astibin, engeletin, quercetin, kaemferol, tannin, nhựa, tinh dầu, alcaloid, acid shikinic, acid ferulic, đường đa…
Về mặt sinh học, thổ phục linh (khúc khắc) có hoạt tính tác dụng trên một số bệnh như:
- Trị giun móc, sán lá gan nhỏ
- Chống viêm trên thực nghiệm trên mô hình gây phù bàn chân chuột bằng cao lin và mô hình u hạt thực nghiệm gây bằng amidan
- Tác dụng lợi tiểu
- Kháng histamin, làm giảm co thắt cơ trơn của ruột động vật thí nghiệm
- Hạ huyết áp
- Theo Y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, trừ thấp, trị các chứng đau nhức xương khớp, phong tê thấp, lở ngứa, giang mai, mụn nhọt, vảy nến, mề đay mẩn ngứa, rôm sảy…
: Bệnh Gout (gút) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị hiệu quả
7. Cây khúc khắc có điều trị được bệnh gout không?
Trong Lĩnh Nam bản thảo, danh y Hải Thượng Lãn Ông viết về củ khúc khắc (thổ phục linh) có tác dụng:
“Thổ phục linh là củ khúc khắc
Ngọt nhạt, tính bình chữa đắc lực
Mạnh gân, khỏe vị, thu miệng ghẻ
Đuổi phong, trừ thấp, rất có sức”.
Trong sách Trung Quốc thường dụng Trung thảo dược thái sắc đổ phổ, người Trung Quốc đã sử dụng khúc khắc từ rất lâu đời: “Thổ phục linh có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi quan tiết, trừ thấp, chứng cước khí (bàn chân phù nề, đau nhức), chứng gân cốt co rút, nhức mỏi đau tê, các quan tiết và các khớp không co duỗi được”.
Y học hiện đại cũng chỉ ra trong củ khúc khắc (thổ phục linh) có chứa astilbin, đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn hoạt động của acid uric trong máu, tăng sản hoạt dịch, giảm viêm, ngăn chặn xâm nhập tế bào vào màng hoạt dịch. Từ đó làm giảm quá trình ăn mòn sụn khớp.
Ngoài ra, chất catalase có thể giảm stress oxy hóa do tình trạng tăng acid uric máu. Trong lá và rễ cây khúc khắc có chứa tới 83,3% nước, 8,9 glucid, 2,2% chất xơ, 17% vitamin C, chất saponin, tanin, tigogenin, góp phần quan trọng vào tăng cường chức năng thận, lợi tiểu và đào thải lượng axit uric dư thừa.
Như vậy, củ khúc khắc có tác dụng trong việc điều trị bệnh gout thông qua hai cơ chế: làm giảm sưng viêm ở các khớp đồng thời đào thải acid uric ra bên ngoài cơ thể.
8. Bào chế thuốc chữa bệnh
8.1. Thổ phục linh trị triệu chứng phong thấp, đau nhức xương khớp, mỏi gối
Bài thuốc 1:
- Khúc khắc 20g, dây đau xương, cốt toái bổ, tục đoạn, cẩu tích mỗi vị 12g
- Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống
- Nên uống trước bữa ăn 1 giờ
Bài thuốc 2:
- Khúc khắc 20g, cỏ nhọ nồi, hy thiêm mỗi vị 16g, ngưu tất, ngải cứu, thương nhĩ tử mỗi vị 12g
- Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống
Bài thuốc 3:
- Khúc khắc 20g, lá lốt, hy thiêm, ngưu tất mỗi vị 12g
- Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống
8.2. Thổ phục linh (khúc khắc) trị bệnh thấp khớp
Chuẩn bị:
- Khúc khắc, thạch cao, hy thiêm, ké đầu ngựa, ngạch mễ mỗi loại 20g
- Ý dĩ, chi mẫu, liên kiều, đan sâm, tang chi, phòng phong, bạch thược mỗi vị 12g
- Xương truật, quế chi mỗi loại 8g
- Kê huyết đằng, tỳ giải, ngân hoa mỗi loại 16g
- Cam thảo 6g
Cách thực hiện: Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 2-3 lần uống.
8.3. Thổ phục linh (khúc khắc) chữa đau thần kinh tọa
- Sử dụng khúc khắc 30g, khoan cân đằng 20g, ngưu tất nam 20g, tầm gửi dâu 20g, cốt toái bổ 10g
- Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống
8.4. Thổ phục linh (khúc khắc) chữa bệnh tê thấp, đau nhức gân xương
Bài thuốc 1:
- Thổ phục linh 20g, ráng bay 10g, củ ráy rừng, đương quy mỗi loại 8g, bạch chỉ 6g
- Sắc mỗi ngày 1 tháng, chia làm 2-3 lần uống
- Nên uống hết trong ngày
Bài thuốc 2:
- Khúc khắc 50g, thịt lợn nạc 100g
- Khúc khắc gọt vỏ, thái miếng vừa ăn, thịt lợn băm nhỏ
- Nấu chín thành canh, hạn chế nêm nếm gia vị
- Nên uống hai lần trong ngày, ăn hết cả nước lẫn cái
8.5. Chữa phong thấp, bổ can thận, lưu thông khí huyết
- Củ khúc khắc, cà gai leo, cỏ xước, thiên niên kiện mỗi loại 300g; lá lốt 800g, quế chi 100g
- Phơi khô tất cả dược liệu trên sau đó tán bột và ngâm cùng 5 lít rượu trắng 40 độ.
- Sau 10 ngày có thể đem ra sử dụng
- Mỗi lần uống 30ml, ngày uống 2 lần.
8.6. Thổ phục linh chữa bệnh vẩy nến
Cách 1:
- Chuẩn bị 80g thổ phục linh (khúc khắc), hạ khô thảo nam (cây cải trời) 120g
- Đem hai vị này sắc với 2 lít nước đến khi còn một nửa
- Chia thuốc làm 4 lần uống sáng, trưa, chiều, tối
- Nên kiên trì thực hiện trong 1-2 tháng để cảm nhận công dụng của vị thuốc.
Cách 2:
- Chuẩn bị: thổ phục linh 40g, hà thủ ô, đương quy, mỗi vị 20g, khương hoạt, ké đầu ngựa, sinh địa, mỗi vị 16g; huyền sâm, uy linh tiên, mỗi vị 12g
- Sắc các nguyên liệu trên với lượng nước vừa đủ, đến khi cạn ½ thì tắt bếp
- Chia đều uống hết trong ngày, mỗi ngày uống 1 thang.
8.7. Khúc khắc giúp kích thích tiểu tiện
- Sử dụng 10-20g khúc khắc khô sắc nước uống
- Nên uống hàng ngày như trà giúp lợi tiểu
8.8. Chữa nổi mề đay, mụn nhọt, chốc lở
Cách 1:
- Dùng 15g thổ phục linh, sài đất 40g, kim ngân 20g, sinh địa 20g, ké đầu ngựa 15g, cam thảo dây 15g sắc với lượng nước vừa đủ
- Khi nước cạn còn một nửa, tắt bếp, chia làm 2 lần uống trong ngày
- Nên sử dụng mỗi ngày 1 thang từ 5-7 ngày để thấy công hiệu.
Cách 2:
- Sử dụng thổ phục linh, kim ngân hoa, ý dĩ, mai mức, hoạt thạch, da con chồn hương, bồ cu vẽ với lượng bằng nhau, sắc nước uống trong ngày.
Cách 3:
- Chuẩn bị thổ phục linh, kim ngân, bồ công anh, mỗi vị 12g; mã đề, cam thảo nam, mỗi vị 10g, ké đầu ngựa, hoa kinh giới mỗi vị 8g
- Sắc các nguyên liệu trên với lượng nước vừa đủ, đến khi cạn còn ½ chia đều uống trong ngày, mỗi ngày sử dụng một thang.
8.9. Chữa giang mai, ngứa dai dẳng
Cách 1:
- Thổ phục linh 40g, vỏ núc nác 30g, ké đầu ngựa, cam thảo dây mỗi vị 15g. Sắc uống ngày 1 thang
Cách 2:
- Thổ phục linh 40g, hà thủ ô 16g, vỏ núc nác 16g, ké đầu ngựa 12g, gai bồ kết đốt tồn tính 8g. Sắc uống ngày 1 thang
Cách 3:
- Khúc khắc (sao) 40g, bồ kết 7 hạt. Sắc uống thay nước chè hằng ngày
8.10. Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng
- Thổ phục linh, bồ công anh, mỗi vị 16g; nghệ vàng, kim ngân mỗi vị 12g, lá độc lực, vỏ bưởi bung, mỗi vị 8g.
- Sắc uống ngày 1 thang.
8.11. Chữa ho do viêm họng hoặc viêm amidan cấp
- Thổ phục linh 12g, sài đất 20g, sinh địa, cam thảo dây, mạch môn, mỗi vị 12g; kim ngân hoa.
- Sắc uống ngày một thang.
8.12. Chữa liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên do nhiễm khuẩn
- Khúc khắc 12g, kim ngân hoa, bồ công anh, mỗi vị 16g; ké đầu ngựa, xuyên khung, đan sâm, ngưu tất, mỗi vị 12g.
- Sắc uống ngày một thang.
8.13. Khúc khắc chữa quai bị
- Thổ phục linh 12g, sài đất 20g, bồ công anh 16g, kinh giới, kim ngân, mỗi bị 12g, sài hồ 10g, chỉ xác, cam thảo nam, mỗi vị 8g, bạc hà 6g
- Sắc các nguyên liệu trên với lượng nước vừa phải, đến khi cạn còn ½ thì tắt bếp
- Chia nhỏ bữa uống hết trong ngày, mỗi ngày 1 thang.
9. Lưu ý khi sử dụng
Thổ phục linh hay khúc khắc là một trong những vị thuốc quý được sử dụng không chỉ trị bệnh xương khớp, đặc biệt bệnh gout mà còn được dùng trong điều trị bệnh ngoài da như vảy nến, ung nhọt, giang mai, lở loét miệng, mề đay, mẩn ngứa. Trong quá trình sử dụng cần lưu ý một số trường hợp sau:
- Người can thận âm hư và người bị dị ứng với thành phần của khúc khắc hay bất kì chất nào có trong thảo dược này nên cân nhắc khi sử dụng.
- Bà bầu, phụ nữ đang cho con bú cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn trước khi áp dụng.
- Nên liệt kê các loại thuốc đang sử dụng để tránh tương tác thuốc nếu có.
- Khúc khắc kỵ với nước trà, khi sử dụng chung có thể gây nên tình trạng rụng tóc.
- Những người bị đái tháo đường không nên sử dụng bởi trong khúc khắc có chứa hàm lượng tannin nhất định, có thể gây rối loạn tiêu hóa, kích ứng niêm mạc ruột và dạ dày.
- Khúc khắc có tác dụng lợi tiểu mạnh, do vậy không nên sử dụng với các loại thuốc điều trị bệnh khác.
- Thổ phục linh có thể kết hợp với hà thủ ô để chữa bệnh giang mai. Do đó người bệnh không phải lo lắng về việc củ khúc khắc có uống với củ hà thủ ô được không.
10. Lời khuyên từ chuyên gia
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, khúc khắc không khó tìm và được áp dụng trong rất nhiều bài thuốc. Tuy nhiên người bệnh khi sử dụng không nên thần thánh hóa công dụng của củ khúc khắc đồng thời nên kết hợp chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh, đặc biệt với người bệnh gout.
Cụ thể với trường hợp đẩy lùi bệnh gout, cần chú ý một số điểm sau:
- Kiên trì sử dụng thuốc, nếu không có tác dụng khi đã uống đủ liều nên ngưng sử dụng thuốc
- Nếu phát hiện bất thường khi uống củ khúc khắc bạn cũng nên dừng thuốc và tham khảo ý kiến của chuyên gia
- Kết hợp chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh như:
- Hạn chế các thực phẩm giàu đạm, nhiều nhân purin trong các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản.
- Không uống nhiều bia rượu, nước giải khát và thực phẩm giàu chất béo
- Tăng cường chế độ xanh trong ăn uống bằng việc bổ sung rau củ quả, vitamin C, tinh bột, ngũ cốc, thịt trắng…
- Nên uống nhiều nước để làm loãng lượng acid uric trong máu, tăng cường đào thải qua thận
- Tham gia các hoạt động thể dục thể thao phù hợp với người bệnh gout
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý
Trên đây là một số thông tin về cây thuốc khúc khắc, về công dụng và cách sử dụng trong điều trị bệnh gout. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng đau nhức, đi lại bất tiện do gout gây nên, vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn hỗ trợ.
XEM THÊM:
- Lá sói rừng – vị thuốc tiêu viêm, giảm đau mạnh như tân dược
- Cao gắm chữa bệnh gút – Không phải ai cũng biết công dụng tuyệt vời này!
- 5+ Lý do người bệnh gút tin dùng Viên Gout Tâm Bình
Từ khóa » Cây Khúc Khắc Chữa Dược Những Các Loại Bệnh Gì
-
Cây - Củ Khúc Khắc Có Tác Dụng Gì? Hình Ảnh & Cách Dùng
-
Bật Mí Bí Mật Tác Dụng Của Củ Khúc Khắc
-
Khúc Khắc Có Tác Dụng Tiêu độc
-
22+ Tác Dụng Của Cây Khúc Khắc Vị Thuốc ít Ai Biết
-
Củ Khúc Khắc: Tác Dụng Chữa Bệnh Và 10 Bài Thuốc Hay Nên Biết
-
Củ Khúc Khắc Có Tác Dụng Gì? Chữa Bệnh Gì? Cách Ngâm Rượu Củ ...
-
Cây Khúc Khắc Là Cây Gì? Cây Khúc Khắc Ngâm Rượu Có Tác Dụng Gì?
-
CÔNG DỤNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG CỦ KHÚC KHẮC
-
Củ Khúc Khắc - Thuốc Nam Tây Nguyên
-
Cây Khúc Khắc Xóa Tan Nỗi Lo Các Bệnh Về Khớp
-
Củ Khúc Khắc Có Tác Dụng Gì
-
Củ Khúc Khắc Ngâm Rượu Chữa Bệnh Xương Khớp Hiệu Quả
-
2 Cách Ngâm Rượu Khúc Khắc Tốt Nhất
-
[5] Cây Khúc Khắc Có Mấy Loại ? Cách Nhận Biết, Cách Trồng