Thơ Thiếu Nhi Chọn Lời Bình: Trời Xanh Của Mỗi Người

TRỜI XANH CỦA MỖI NGƯỜI

Bầu trời xanh của bà Vuông bằng khung cửa sổ Bà nhìn qua mỗi chiều Nhớ bao là chuyện cũ

Trời xanh của mẹ em Là vệt dài tít tắp Khi nhắc về bố em Mắt mẹ nhìn đăm đắm

Trời xanh của bố em Màu răng cưa nham nhở Trời xanh giữa đạn bom Rách còn chưa kịp vá

Trời xanh của riêng em Em chưa nhìn thấy hết Dài và rộng đến đâu Ai bảo dùm em biết?

Dài và rộng đến dâu

Lớn rồi em sẽ biết

Xuân Quỳnh

LỜI BÌNH

Nhà thơ nữ Xuân Quỳnh quê ở Phú Lương tỉnh Hải Dương mất năm 1988 khi mới 45 tuổi. Nhà thơ để lại cho đời nhiều tác phẩm văn học có giá trị trong đó có mảng thơ viết cho thiếu nhi của bà. Bài thơ: “Trời xanh của mỗi người” là một trong những bài thơ hay của bà dành cho các cháu. Bài thơ được viết ra khoảng trước năm 1975 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vào giai đoạn ác liệt nhất. Như mọi người thường nói với nhau ai cũng có một khoảng trời riêng của mình hay nói cách khác có một nơi để gửi gắm tâm hồn. Những lúc rỗi rãi hay đêm khuy thanh vắng họ lại gửi lòng mình vào khoảng trời riêng đó. Với người bà đã cao tuổi bước đi không còn vững nữa, thường ngày bà chỉ ngồi trên giường nhìn qua ô cửa sổ để hồi tưởng lại tất cả. Với bà sau khung cửa đó là ký ức, đó là những nốt trầm lan tỏa trên mặt sóng thời gian, không gian của cuộc đời. Khoảng trời qua khung cửa nhỏ nhoi đó chứa đầy những kỹ niệm, những hồi ức buồn vui mà bà đã nếm trải, đã chịu đựng trong suốt cả cuộc đời: “Bầu trời xanh của bà/ Vuông bằng khung cửa sổ/ Bà nhìn qua mỗi chiều/ Nhớ bao là chuyện cũ.” Những chuyện cũ đó luôn như ngọn lửa ấm âm ỉ cháy trong trái tim bà, đồng hành cùng bà giúp bà bước tiếp những tháng ngày còn lại. Còn khoảng trời xanh của mẹ lại là một “vệt dài tít tắp”. “Trời xanh của mẹ/ Là vệt dài tít tắp.” Một khoảng không gian rông lớn hơn của bà nhiều. Trong cái vệt dài tít tắp đó có thể là hình ảnh người bố của em và cũng là người chồng trăm quý ngàn thương của mẹ đang ở nơi bom rơi đạn nổ, Có thể đó là hình ảnh bịn rịn phút chia tay nhau kẻ đi ra trận người ở lại hậu phương của người mà mẹ em đã gửi gắm cả cuộc đời mình. Những xúc cảm nội tâm đôt ngột dâng trào “ Khi nhắc về bố em/ Mắt mẹ nhìn đăm đắm.” Cái nhìn đăm đắm không rứt ra được đó hướng về phía xa tít của bầu trời nơi người chồng hay một nửa cuộc đời chị, người chiến sĩ trăm quý ngàn thương đang chiến đấu diệt thù cứu nước ngoài mặt trận. Cái nhìn đăm đắm của mẹ buộc người đọc phải suy tư, phải liên tưởng rộng hơn xa hơn gây ấn tượng mạnh và biểu cảm hơn với người đọc.

Khoảng trời xanh của mỗi người ( Ảnh: Song Phương)

Còn khoảng trời xanh của bố em, người chiến sỹ đang chiến đấu ngoài mặt trận giữa nơi bom cày đạn xé: “Trời xanh của bố em/ Màu răng cưa nham nhở”. Màu xanh quen thuộc đó biến mất theo từng tiếng nổ của cuộc giao tranh. Luồng suy nghỉ duy nhất của bố em lúc này là phải đánh thắng kẻ thù ngay trước mặt để bảo vệ mình bảo vệ tổ quốc. Phải cố gắng hết mình để vá lại bầu trời xanh đó: “Trời xanh giữa đạn bom/ Rách còn chưa kịp vá” . Nó như một lời trăng trối giữa người sống và người chết giữa chiến trường khốc liệt. Người chiến sỹ cầm súng không có một phút thảnh thơi để gửi lòng mình về với hậu phương, về với vợ con yêu dấu của mình. Khổ cuối của bài thơ được viết ra một cách tự nhiên: “Trời xanh của riêng em/ Em chưa nhìn thấy hết/ Dài và rộng dến đâu/ Ai trả lời em biết.” và cũng tự mình tìm ra câu trả lời thỏa đáng: “Dài và rộng đến đâu/ Lớn rồi em sẽ biết.” Nhà thơ Xuân Quỳnh đã lựa chọn hình ảnh với sức gợi của ngôn ngữ biểu cảm viết thành công bài thơ thiếu nhi “Trời xanh của mỗi người.” Bốn khổ của bài thơ như bốn mệnh đề riêng biệt, giàu hình tượng được bỏ ngỏ để người đọc suy ngẫm tự tìm lấy câu trả lời cho riêng mình.

9-4-2019 Nguyễn Văn Thanh

Từ khóa » Bài Thơ Trời Xanh Của Mỗi Người