Thoái Hóa Cột Sống M47 Là Gì Nguy Hiểm Hơn Bạn Nghĩ

Thoái hóa cột sống m47 chỉ tình trạng tổn thương ở cột sống thắt lưng với những cơn đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng tới khả năng vận động thông thường của người bệnh. Nếu không được chữa trị triệt để bằng những biện pháp phù hợp, thoái hóa cột sống m47 có thể dẫn đến một số biến chứng khó lường.

Thoái hóa cột sống m47 là gì?

M47 trong giải phẫu là phần cột sống thắt lưng, do đó, thoái hóa cột sống m47 chính là thoái hóa cột sống thắt lưng. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó nhiều nhất là người già. Tuy nhiên, hiện nay, không ít người trẻ cũng mắc bệnh bởi thói quen sinh hoạt là làm việc thiếu khoa học.

Thoái hóa cột sống m47 là gì?

Thoái hóa cột sống m47 gây ra những cơn đau đớn ở vùng thắt lưng, ảnh hưởng đến khả năng vận động thông thường của người bệnh. Để hạn chế sự hình thành và tiến triển của bệnh, bạn có thể xây dựng và duy trì một chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý cũng như tuân thủ những chỉ định của bác sĩ. 

Triệu chứng thoái hóa cột sống m47

Thoái hóa cột sống m47 thường có tiến triển chậm, dưới đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh: 

  • Đau lưng: Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên của thoái hóa cột sống thắt lưng. Cơn đau thường có tính chất âm ỉ hoặc dữ dội, đau nặng hơn khi người bệnh thực hiện các động tác như vặn người, ưỡn người sâu, nâng vật nặng hoặc hoạt động với cường độ cao. Trong trường hợp tổn thương chèn ép lên rễ thần kinh, các cơn đau có xu hướng lan xuống vùng bẹn, đùi, chân, bàn chân,…
  • Cứng khớp cột sống: Việc sụn khớp bị mài mòn có thể dẫn đến ma sát xương và gây sưng ở các đốt sống m47, tình trạng này phổ biến hơn sau khi người bệnh ngủ dậy hoặc ngồi quá lâu.
  • Cột sống m47 phát ra âm thanh: Đôi khi người bệnh có thể nghe thấy âm thanh nhỏ phát ra khi cúi hoặc ưỡn lưng. Đây có thể là hệ quả của việc sụn khớp bị hao mòn, khiến các đốt sống cọ xát với nhau khi vận động và gây ra âm thanh. 
  • Sưng cột sống thắt lưng:  Đây cũng là một triệu chứng của thoái hóa cột sống m47 tuy nhiên không quá phổ biến, có khả năng tự cải thiện.
  • Mất sự linh hoạt ở lưng: Người bệnh có thể gặp khó khăn khi cử động thắt lưng hoặc không thể chuyển động lưng linh hoạt như bình thường. 

Ngay khi nhận thấy một trong những triệu chứng của bệnh, bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống m47

Một số nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống m47 có thể bao gồm:

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao, quá trình thoái hóa diễn ra càng nhanh, lớp sụn bảo vệ khớp bị mài mòn và dẫn đến thoái hóa.
  • Thoái hóa đĩa đệm: Tổn thương đĩa đệm ở vùng cột sống thắt lưng cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa cột sống m47. Khối thoát vị chèn ép lên các rễ thần kinh gây đau cho người bệnh ở vùng cột sống thắt lưng.
  • Thừa cân, béo phì: Một số nghiên cứu chỉ rằng những người thừa cân có nguy cơ mắc thoái hóa cột sống m47 cao gấp 5 lần người bình thường. Bởi trọng lượng cơ thể chèn ép lên các khớp, thúc đẩy quá trình mài mòn sụn khớp dẫn đến thoái hóa.
  • Chấn thương: Chấn thương do tai nạn lao động, tai nạn giao thông khi không được điều trị triệt để cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống m47. 
  • Di truyền: Bệnh cũng liên quan tới một số gen nhất định. Bởi vậy, nếu trong gia đình có thành viên mắc thoái hóa cột sống m47, thì con cái cũng có thể gặp phải những triệu chứng của bệnh. 

Thoái hóa cột sống m47 có nguy hiểm không?

Mặc dù không nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng, nhưng thoái hóa cột sống m47 nếu không được điều trị sớm có thể dẫn tới một số biến chứng như: 

  • Hạn chế khả năng vận động: Những cơn đau kéo dài khiến người bệnh đau đớn, do đó, họ thường có xu hướng hạn chế đi lại để ngăn ngừa những cơn đau. 
  • Hẹp ống sống thắt lưng: Tình trạng này xảy ra khi lỗ mở xương cho rễ thần kinh cột sống ở lưng dưới bị thu hẹp. Lúc này, người bệnh có thể cảm thấy ngứa ran, yếu ớt, tê lan tỏa từ lưng đến mông, đùi, chân và bàn chân.
  • Tổn thương tủy sống: Các gai xương phát triển bên trong cột sống và đâm vào tủy xương làm cho người bệnh gặp phải các cơn đau.
  • Biến dạng cột sống: Trong trường hợp thoái hóa cột sống m47 không được điều trị triệt để có thể dẫn đến cong vẹo cột sống hoặc trượt thân đốt sống.
  • Bại liệt: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất mà người bệnh cần quan tâm. 

Chẩn đoán thoái hóa cột sống m47

Để chẩn đoán thoái hóa cột sống m47, bác sĩ phải tiến hành các thăm hỏi cận lâm sàng thông thường và một số xét nghiệm cần thiết. Cụ thể:

  • Bác sĩ hỏi người bệnh về tiền sử bệnh, những triệu chứng cụ thể cũng như các loại thuốc đang điều trị nếu có để đưa ra những đánh giá ban đầu.
  • Dựa trên tình hình thực tế, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm hình ảnh cần thiết như chụp X – quang, chụp CT, chụp cộng hưởng từ MRI.
  • Một số trường hợp, các loại thuốc cục bộ sẽ được tiêm vào các khớp hoặc dây thần kinh gần khu vực bị đau để xác định mức độ tổn thương. 

Điều trị thoái hóa cột sống m47 như thế nào?

Một số phương pháp thường được sử dụng trong điều trị thoái hóa cột sống m47 bao gồm:

Vật lý trị liệu:

Các bài tập vật lý trị liệu có thể tăng cường sức mạnh ở cơ lưng và hỗ trợ điều trị các triệu chứng thoái hóa cột sống. Cơ lưng khỏe mạnh, linh hoạt có thể hỗ trợ cột sống và giảm bớt áp lực lên đĩa đệm cột sống và các đốt sống, từ đó hạn chế sự tiến triển của bệnh theo chiều hướng nghiêm trọng hơn. 

Người bệnh cũng có thể áp dụng các động tác đơn giản ngay tại nhà để cải thiện các cơn đau ở lưng. 

Tác động nhiệt

Phương pháp tác động nhiệt gồm chườm nóng hoặc chườm lạnh sẽ có khả năng giảm viêm sưng, cứng khớp và đẩy lùi các cơn đau cấp tính.

Sử dụng thuốc điều trị

Một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị thoái hóa cột sống m47 sẽ là Acetaminophen, thuốc chống viêm không steroid, thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau gây nghiện. Mặc dù có thể hỗ trợ làm giảm các cơn đau nhưng các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ. Bởi vậy, khi sử dụng, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ định của bác sĩ.

Phẫu thuật

Trong trường hợp các phương pháp kể trên không đáp ứng nhu cầu điều trị, bác sĩ có thể sẽ chỉ định giải pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật có chi phí khá cao và có thể gây ra biến chứng nên người bệnh cần cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định. 

Trên đây là những thông tin về bệnh thoái hóa cột sống m47 cùng phương pháp điều trị phổ biến. Để hạn chế những biến chứng xảy ra, ngay khi có triệu chứng của bệnh bạn cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được điều trị càng sớm càng tốt. 

Từ khóa » Chẩn đoán M47