Thoái Hóa Cột Sống: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị - JEX

Bệnh thoái hóa cột sống

Thoái hóa có thể xảy ra ở bất kì vị trí nào trên cột sống, phổ biến nhất là phần thắt lưng

Thoái hóa cột sống là bệnh do tổn thương sụn, xương dưới sụn và dịch khớp, thường gặp ở người trung niên, cao tuổi; người lao động thuộc các ngành nghề như tài xế lái xe, nhân viên văn phòng, công nhân bốc vác, các tiểu thương tạp hóa và chợ hoặc những người có đặc thù công việc là phải ngồi thường xuyên, di chuyển, vận động trong thời gian dài (1)… Bệnh gây đau nhức ở vùng cột sống bị thoái hóa và có khi dọc theo dây thần kinh đến những vị trí khác như vai, đầu, cánh tay (thoái hóa đốt sống cổ) hoặc gây đau thần kinh tọa, chân bị đau, teo cơ (thoái hóa cột sống thắt lưng).

Cột sống được cấu thành từ 33 – 35 đốt sống, trải dài từ cổ đến xương cụt. Bất kỳ nơi nào trên xương sống đều có thể bị tổn thương dẫn đến thoái hóa, thế nhưng cột sống cổ và cột sống thắt lưng là hai vị trí dễ mắc phải căn bệnh này nhất.

Đốt sống cổ bao gồm 7 đốt sống (C1-C7), đảm nhiệm vai trò vô cùng quan trọng là nâng đỡ phần đầu, điều khiển cử động xoay, giữ thăng bằng cơ thể và bảo vệ hệ thống dây thần kinh dẫn truyền tín hiệu từ não tới các bộ phận khác. Chính vì phạm vi hoạt động lớn, nên cột sống cổ thường mắc phải các bệnh xương khớp nghiêm trọng, đặc biệt là thoái hóa cột sống cổ.

Khi các đốt sống cổ bị thoái hóa sẽ làm toàn bộ vùng vai, hai cánh tay đau nhức, tê mỏi và yếu cơ. Đôi khi, thoái hóa cột sống cổ còn khiến người bệnh căng cứng và ngứa ran quanh khớp cổ.

Đảm nhiệm chức năng nâng đỡ và tạo đường cong cơ thể, 5 đốt sống ở thắt lưng (L1-L5) cũng là những đối tượng dễ bị thoái hóa trên cột sống. Cột sống thắt lưng bị thoái hóa gây ra những triệu chứng đặc trưng là đau âm ỉ không dứt (nhất là khi cử động); yếu cơ hai chân; mất thăng bằng và cứng cơ cạnh cột sống.

  • Thoái hóa đốt sống ngực

Thoái hóa đốt sống ngực là bệnh ít phổ biến nhất so với thoái hóa cột sống thắt lưng và thoái hóa cột sống cổ tuy nhiên bệnh thường để lại những ảnh hưởng rất nghiêm trọng với sức khỏe nếu không được điều trị. Bệnh có thể gây hẹp ống sống ở phần trên và giữa của lưng, dẫn đến chèn ép tủy sống và rễ thần kinh, tê tay chân, rối loạn dáng đi…

Thoái hóa cột sống xảy ra khi đĩa đệm, vòng sợi (những sợi sụn xoắn thành vòng chạy từ thân đốt sống này đến thân đốt sống khác), dây chằng… bị tổn thương nặng, khiến cấu trúc cột sống bị hư hỏng. Theo các chuyên gia, thoái hóa cột sống xảy ra khi hệ miễn dịch bị rối loạn, làm sản sinh ra nhiều chất gây viêm tấn công cột sống. Và những yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng này đó là:

  • Quá trình thoái hóa tự nhiên (thoái hóa do tuổi tác), ảnh hưởng đến mọi bộ phận của cơ thể.

  • Cột sống bị chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, va chạm thể thao nhưng không được điều trị đúng cách.

  • Thừa cân béo phì gia tăng áp lực lên cột sống (nhất là cột sống thắt lưng).

  • Làm những công việc dùng nhiều sức và phải khuân vác nặng (thợ xây dựng, nông dân, công nhân bốc vác… )

  • Ngồi hoặc đứng quá lâu (dân văn phòng, thợ may, người bán hàng… )

  • Thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá…

  • Tập luyện thể chất không đúng kỹ thuật hoặc quá sức (tập tạ).

  •  Mất cân bằng dinh dưỡng, đặc biệt là những chất thiết yếu cho xương khớp.

  • Một số thói quen sinh hoạt không tốt như ngồi cong lưng, lệch vai, khi ngủ gối quá cao…

  • Bệnh lý nền như dị tật cột sống bẩm sinh, khối u cột sống.

Nguyên nhân khiến cột sống bị thoái hóa

Khuân vác nặng sai tư thế là một trong những nguyên nhân khiến cột sống dễ bị tổn thương, dẫn đến thoái hóa

Ngoài những yếu tố chính và yếu tố gia tăng nguy cơ thoái hóa cột sống đã liệt kê, người sinh ra với hệ xương khớp yếu ớt cũng dễ bị thoái hóa hơn người bình thường. Mỗi người có thể sẽ mắc phải căn bệnh thoái hóa cột sống bởi những lý do không giống nhau, thế nên xác định nguyên nhân gây bệnh càng cụ thể, giải pháp điều trị đưa ra càng hiệu quả.

Thoái hóa xương khớp nói chung và thoái hóa cột sống nói riêng là một trong những bệnh lý nghiêm trọng. Nếu không được điều trị đúng sớm và đúng hướng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, phải kể đến là:

  • Biến dạng cột sống

  • Thoát vị đĩa đệm

  • Gai cột sống

  • Đau dây thần kinh tọa

Những biến chứng này không chỉ khiến người bệnh chịu cảm giác đau nhức dai dẳng mà còn gây chèn ép dây thần kinh (tủy sống), làm mất cảm giác, hạn chế vận động, thậm chí dẫn đến liệt chi vĩnh viễn. Bên cạnh việc ảnh hưởng trực tiếp đến hệ vận động, thoái hóa cột sống còn khiến người bệnh bị đau cổ, đau đầu, tay, lưng và có thể mất kiểm soát tiểu tiện nếu kết hợp thêm thoát vị đĩa đệm.

Thoái hóa cột sống làm suy giảm rõ rệt cả về sức khỏe, lao động lẫn tinh thần của người bệnh. Vậy nên, ngay khi nhận thấy vùng dọc sống lưng bị đau nhức, tê mỏi bất thường trong nhiều ngày (bao gồm cả hai tay và hai chân), bạn cần đến bệnh viện chuyên khoa thăm khám để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Tiến trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể là nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa cột sống. Do đó, chăm sóc và bảo vệ xương khớp chắc khỏe dài lâu là cách phòng ngừa hay nói đúng hơn là làm chậm thoái hóa xương cột sống hiệu quả nhất.

Để duy trì hệ xương khớp vững chắc và dẻo dai theo thời gian, bạn cần chú ý những vấn đề sau đây:

  • Bổ sung tinh chất thiên nhiên có tác dụng hỗ trợ kích thích tế bào sụn sản xuất các chất căn bản (Collagen và Aggrecan) để tái tạo sụn và xương dưới sụn, tăng cường chất lượng dịch khớp. Từ đó, hỗ trợ, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, làm chậm quá trình thoái hóa cột sống. Quan trọng nhất là có thể giúp hỗ trợ ngăn chặn sản sinh các chất gây viêm giúp bảo vệ xương khớp chắc khỏe từ bên trong.

    Những tinh chất chuyên biệt dành cho xương khớp có những khả năng trên được chuyên gia đánh giá cao hiện nay là Collagen Type 2 không biến tính & Collagen Peptide, Eggshell Membrane, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… có trong JEX thế hệ mới (sản xuất tại Mỹ).

  • Tập luyện thể chất đều đặn mỗi ngày với cường độ phù hợp với thể trạng. Không nên tập nhiều giờ liên tục, cho đến khi xương khớp đau mỏi mới dừng lại.

  • Xây dựng thực đơn dinh dưỡng cân đối, chú trọng nhóm thực phẩm giàu canxi, collagen, vitamin D…

  • Thay đổi thói quen chưa tốt như đứng hay ngồi một chỗ quá lâu, liên tục nhìn vào màn hình (điện thoại, vi tính), dùng laptop khi nằm, xoay (vặn) cổ, thắt lưng quá mạnh…
  • Nghỉ ngơi để xương khớp thư giãn và hồi phục sau khi làm việc quá sức hoặc khuân vác nặng.

  • Điều trị dứt điểm các bệnh xương khớp khác theo phác đồ của bác sĩ.

  • Chú ý an toàn khi tham gia giao thông, trong khi lao động hoặc vui chơi, giải trí.

Và không được quên thăm khám bác sĩ ngay khi nhận thấy bả vai, hai tay, dọc xương sống, thắt lưng và hai chân đau mỏi, tê nhức nhiều ngày. Thăm khám và chẩn đoán đau nhức xương khớp sớm, điều trị kịp thời sẽ ngăn chặn chuyển biến nặng thành thoái hóa.

Để xác định chính xác nguyên nhân và đánh giá chi tiết mức độ thoái hóa cột sống, bác sĩ sẽ áp dụng các kỹ thuật chuẩn đoán hiện đại như(2):

  • Xét nghiệm hình ảnh: Chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI).

  • Siêu âm nội soi khớp.

  • Xét nghiệm dịch khớp.

Dựa trên nguyên nhân, mức độ thoái hóa và tình trạng sức khỏe của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Thoái hóa cột sống là bệnh mãn tính chưa có thuốc cải thiện dứt điểm. Tuy vậy, nếu được phát hiện sớm và cải thiện đúng cách, bệnh hoàn toàn có thể được kiểm soát tốt, giảm đau nhức cột sống hiệu quả, làm chậm quá trình thoái hóa, hạn chế nguy cơ phải phẫu thuật, ngăn ngừa tàn phế.

Điều trị không phẫu thuật

Bệnh thoái hóa cột sống có thể cải thiện dưới dạng bảo tồn (tức là điều trị không phẫu thuật) với các chỉ định:

  • Dùng thuốc điều trị thoái hóa cột sống theo hướng dẫn của chuyên gia.

  • Dùng các sản phẩm giúp tăng cường tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn, hỗ trợ cải thiện hiệu quả bệnh thoái hóa khớp.

  • Tập vật lý trị liệu để giúp cải thiện sức cơ giúp khớp vững chắc, tăng khả năng lưu thông máu đến cột sống.

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt như không mang vác vật nặng trên lưng, vai; hạn chế đứng, ngồi lâu ở một tư thế; ăn uống cân bằng để tránh bị thừa cân giảm áp lực lên cột sống.

Bài tập vật lý trị liệu thoái hóa cột sống

Các bài tập vật lý trị liệu vừa tăng sức mạnh cho các cơ vừa giảm cơn đau thoái hóa cột sống hiệu quả

Điều trị bằng phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật cần phải thực hiện khi cải thiện bảo tồn không mang lại tác dụng. Tuy nhiên, phẫu thuật cũng có thể để lại nhiều biến chứng như gây liệt hoặc thậm chí tử vong, nên bạn cần lựa chọn bệnh viện uy tín để được phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống an toàn và hiệu quả.

Liên quan đến bệnh lý thoái hóa cột sống, có 3 vấn đề mà công chúng đặt câu hỏi nhiều nhất đó là:

Bệnh thoái hóa cột sống có chữa khỏi được hoàn toàn không?

Như đã chia sẻ ở phần điều trị, bệnh thoái hóa cột sống chưa có thuốc chữa trị dứt điểm hoàn toàn. Nhưng, chúng ta có thể làm chậm quá trình thoái hóa và hạn chế nguy cơ phải phẫu thuật cột sống bằng việc chữa trị sớm và đúng cách tại chuyên khoa cơ xương khớp của bệnh viện tên tuổi.

Người bệnh thoái hóa cột sống nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Một thực đơn phong phú, đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng, đặc biệt là nhóm chất quan trọng cho xương khớp như canxi, collagen, vitamin D, magie, kali… Bạn có thể tham khảo chế độ ăn uống khoa học dành cho người bệnh thoái hóa xương khớp tại đây: Thoái hóa cột sống nên ăn gì kiêng gì?

Người bệnh thoái hóa cột sống có nên tập thể dục không?

Nhiều người lầm tưởng, khi xương khớp bị đau nhức thì phải ngay lập tức ngừng tập luyện thể dục thể thao, mà không biết rằng khi chúng ta dừng vận động, hoạt động của xương khớp bị gián đoạn, chất bôi trơn giữa các đốt sống bị suy giảm sẽ khiến các triệu chứng thoái hóa gia tăng. Bởi vậy, người bệnh thoái hóa cột sống vẫn nên tập luyện thể dục, tăng cường sức mạnh cho cơ bằng các động tác phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bải tập cho người thoái hóa cột sống

Duy trì tập luyện thể chất bằng các bài tập thoái hóa cột sống(nhẹ nhàng hoặc mạnh mẽ) theo chỉ dẫn của bác sĩ giúp cột sống chắc khỏe hơn

Thoái hóa cột sống là bệnh xương khớp nghiêm trọng và ai cũng có nguy cơ mắc phải. Chính vì lẽ đó, chúng ta nên quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe xương khớp mỗi ngày bằng những điều nhỏ bé nhưng thiết thực, như là bổ sung dưỡng chất chuyên biệt có trong JEX thế hệ mới để hỗ trợ nuôi dưỡng tế bào sụn, tế bào xương từ bên trong.

Box mua hàng Jex

Nút mua hàng Jex

Từ khóa » Thoái Hóa Cột Sống Cổ Có Chữa được Không