Thoái Hóa Cột Sống Thắt Lưng L4-L5: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, điều Trị

Theo BS.CKI Kim Thành Tri, thoái hóa cột sống thắt lưng là một trong những bệnh xương khớp phổ biến và đang có xu hướng ngày càng “trẻ hóa”. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này ở bài viết sau đây để biết được những triệu chứng điển hình cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả.

thoai hoa cot song that lung
Cột sống lưng bị thoái hóa có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh

Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?

Thoái hóa cột sống thắt lưng (tên tiếng Anh – Lumbar Degenerative Disease) là bệnh lý xương khớp mãn tính tiến triển chậm, tăng từ từ về cấp độ, gây đau âm ỉ không dứt, yếu cơ hai chân, mất thăng bằng, và khiến người bệnh bị hạn chế khả năng vận động do cột sống thắt lưng bị biến dạng trong khi không có biểu hiện viêm.

Đảm nhiệm chức năng nâng đỡ sức nặng của cơ thể, tạo đường cong và hình thành bộ “áo giáp” để các cơ quan nội tạng trong cơ thể bám vào, 5 đốt sống ở thắt lưng (được ký hiệu từ L1 – L5) là đối tượng dễ bị “hao mòn” trên xương sống. Đặc điểm giúp phân biệt là các đốt sống thắt lưng là không có lỗ ngang như đốt sống cổ, và không có các hõm sườn trên mỏm ngang và thân như đốt sống ngực. (1)

Tổn thương cơ bản của thoái hóa đốt sống lưng là tình trạng sụn khớp, đĩa đệm ở cột sống thắt lưng bị thoái, đồng thời phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch cũng có những thay đổi về cấu trúc do đĩa đệm mất nước, già cỗi.

Theo thống kê từ Viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ ghi nhận rằng, có khoảng hơn 85% tổng số người trên 60 tuổi mắc phải bệnh lý này.

banner khai trương tâm anh quận 8 mb

TS.BS Tăng Hà Nam Anh, Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết: “Trong bệnh thoái hóa cột sống lưng, có 2 vị trí bị ảnh hưởng nhiều nhất là đốt sống L4-L5 và L5-S1 – bởi đây là 2 “địa điểm” chịu áp lực về tải trọng cơ thể lớn nhất, cũng là nơi có chức năng giữ ổn định cho cột sống mỗi khi cơ thể vận động và di chuyển. Do vậy, lâu ngày 2 vị trí này nhanh chóng bị lão hóa nhất.”

cot song nang do toan bo co the
Cột sống thắt lưng là khung đỡ toàn bộ cơ thể

Nguyên nhân của thoái hóa cột sống thắt lưng

Cần lưu ý rằng, thoái hóa đốt sống lưng không phải là bệnh khớp có viêm nhiễm mà là do quá trình lão hóa, khi sụn khớp và đĩa đệm phải chịu áp lực lớn kéo dài gây tổn thương, giảm hoặc mất tính đàn hồi của đĩa đệm và xơ cứng dây chằng bao khớp, khiến cho cột sống thắt lưng bị biến dạng. Thắt lưng bị thoái hóa là hậu quả của nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể: (2)

  • Tuổi tác: là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh này. Theo thời gian, chức năng và cấu trúc xương khớp dần bị suy giảm. Đến một giai đoạn nhất định, tế bào sụn ở cột sống sẽ bị mất dần độ đàn hồi và khả năng chịu lực.
  • Tính chất công việc: người thường xuyên làm việc mang vác nặng, ngồi hoặc đứng quá lâu ở một tư thế,… khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh và mạnh hơn, từ đó có nguy cơ khởi phát bệnh.
  • Vận động sai tư thế: ngồi làm việc sai tư thế, nằm ngủ sai tư thế,… những tư thế vận động sai vừa gây áp lực đến cột sống, đặc biệt là vùng cổ và lưng, vừa ảnh hưởng tiêu cực đến các chức năng nội tạng trong cơ thể.
  • Dinh dưỡng không cân đối: Người có chế độ dinh dưỡng kém hay bị rối loạn chức năng trao đổi chất trong cơ thể sẽ có nguy cơ mắc các bệnh cơ xương khớp cao hơn người bình thường.
  • Các yếu tố khác: di truyền, dị tật bẩm sinh, thừa cân, béo phì, chấn thương, người đã từng phẫu thuật,…

Cột sống chính là bộ phận phải chịu đựng nhiều áp lực từ sức nặng của cơ thể và các hoạt động lao động, sinh hoạt khác. Việc nắm bắt được những nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống thắt lưng vô cùng quan trọng, là yếu tố sẽ giúp người bệnh phòng tránh cũng như đưa ra phác đồ điều trị bệnh lý này hiệu quả nhất.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc thoái hóa đốt sống lưng

  • Người trung niên và lớn tuổi: 2 đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất;
  • Những người làm công việc văn phòng thường xuyên tiếp xúc với máy tính, công nhân may, công nhân bốc vác, tài xế lái ô tô,…
  • Người thừa cân, béo phì;
  • Người gặp tai nạn giao thông hoặc va đập khiến cột sống bị tổn thương;
  • Người có chế độ dinh dưỡng không khoa học và ít vận động;
  • Có người thân mắc các bệnh lý về thoái hóa cột sống.

Theo thống kê, tại Việt Nam có đến hơn 80% số người ở độ tuổi trên 50 mắc phải vấn đề về vôi hóa cột sống hoặc thoái hóa cột sống, trong đó nữ giới có tỷ lệ mắc cao hơn ở nam giới.

Triệu chứng của thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống là bệnh lý xương khớp mãn tính có tốc độ tiến triển khá chậm, không có biểu hiện cụ thể trong giai đoạn đầu. Do vậy, để nhận biết bệnh sớm là tương đối khó khăn. Triệu chứng rõ ràng nhất là các cơn đau nhức khởi phát từ vị trí bị thoái hóa. Cụ thể: (3)

banner subs ctch content
  • Đau dữ dội, đau âm ỉ làm hạn chế khả năng vận động của sụn khớp. Cơn đau lưng sẽ tăng lên khi vận động, thời tiết thay đổi,…
  • Đau vùng lưng dưới, lan xuống mông và hai chi dưới làm người bệnh không cúi được.
  • Mất thăng bằng và đi lại khó khăn.
  • Yếu ở tay hoặc chân, sự phối hợp giữa tay và chân kém.
  • Đau vùng gáy, lan xuống hai bả vai và cánh tay, gây tê cẳng tay và ngón tay.
  • Khó kiểm soát bàng quang và ruột.
  • Nghe thấy tiếng lục cục khi cử động cột sống thắt lưng, nhất là khi xoay người.

Khi bị thoái hóa đốt sống thắt lưng, các cơn đau xương khớp có thể âm ỉ trong nhiều ngày, cường độ đau tăng lên khi vận động và giảm đi khi người bệnh nghỉ ngơi. Càng ở giai đoạn nặng, triệu chứng của thoái hóa cột sống lưng sẽ càng nặng nề hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi hoạt động của bệnh nhân.

lam viec sai tu the
Làm việc sai tư thế là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống thắt lưng

Bệnh thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không?

Theo TS.BS Tăng Hà Nam Anh, Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM: “Thoái hóa đốt sống lưng là bệnh lý phổ biến nhất trong các bệnh về cột sống. Bệnh tuy không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng làm giảm chức năng của hệ thần kinh và chất lượng sống của người bệnh. Có thể gây tàn phế, mất khả năng tự phục vụ sinh hoạt cá nhân, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội nếu không được điều trị kịp thời.”

Biến chứng nguy hiểm của thoái hóa đốt sống lưng là:

  • Đau dây thần kinh tọa: các cơn đau chèn ép lên rễ thần kinh gây cơn đau nhức vùng thắt lưng, có xu hướng lan xuống vùng hông, cẳng chân khiến người bệnh gặp khó khăn trong di chuyển.
  • Thoát vị đĩa đệm, bệnh gai cột sống;
  • Biến dạng cột sống: gây cong, gù, gây mất thẩm mỹ;
  • Chèn ép tủy sống;
  • Teo cơ;
  • Tàn phế, bại liệt: là hậu quả của thoái hóa đốt sống cổ nghiêm trọng nhất.
  • Gây trở ngại thị lực: đây là rủi ro nguy hiểm, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như: mắt sưng đau, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, thị lực giảm mạnh, thậm chí là mù.

Đáng lo ngại, hiện nay tình trạng thoái hóa cột sống lưng đang có xung hướng “trẻ hóa”. Nếu như trước kia, bệnh thường xuất hiện nhiều nhất ở độ tuổi 50 thì giờ đây đã có rất nhiều trường hợp người mắc phải căn bệnh này khi vừa bước qua 30.

Theo một báo cáo y khoa gần đây cho thấy, ai cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Tại Anh, mỗi năm các bệnh viện ghi nhận hơn 2.3 triệu trường hợp mắc chứng thoái hóa cột sống vùng thắt lưng đến khám. Đặc biệt, tỷ lệ người châu Âu mắc bệnh cao hơn người châu Á.

Chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng

Việc chẩn đoán thoái hóa cột sống là vô cùng cấp thiết với người xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Điều này giúp bác sĩ tìm ra được nguyên nhân cụ thể, từ đó đưa ra được phác đồ điều trị bệnh chính xác và hiệu quả nhất. Thông thường, người bệnh sẽ được bác sĩ khám các triệu chứng hiện có và chỉ định thực hiện một số các xét nghiệm lâm sàng, cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh. Trong đó bao gồm: (4)

  • Thực hiện chụp X-quang: Hình ảnh từ X-quang cho phép phát hiện những vị trí tổn thương nhỏ nhất ở các cột sống bị hẹp, hẹp lỗ liên hợp đốt sống, gai xương sống.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Công nghệ chụp chiếu chẩn đoán bệnh tật tân tiến bậc nhất hiện nay. Hình ảnh có được sau khi chụp MRI không những chỉ ra rõ ràng dấu hiệu thoái hóa hẹp đĩa đệm, gai xương… mà còn phân tích chi tiết trạng thái và mức độ thoái hóa cột sống giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chi tiết nhất.
  • Chụp CT cắt lớp: Đây cũng là xét nghiệm thường được bác sĩ chỉ định cho người bệnh nghi ngờ mắc thoái hóa cột sống để tìm được nguyên nhân gây ra và xác định chính xác vị trí tổn thương.

Cách điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng

Theo TS.BS Tăng Hà Nam Anh nhận định, thoái hóa cột sống lưng là “mối nguy hiểm tiềm tàng” nhưng hoàn toàn có thể chữa được nếu phát hiện và điều trị kịp thời. Hiện nay, trong điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng có xu hướng tập trung khắc phục triệu chứng, làm chậm quá trình lão hóa. Một số phương pháp hỗ trợ đẩy lùi thoái hóa cột sống phổ biến:

1. Điều trị bằng thuốc

  • Sử dụng thuốc Tây: Tùy vào tình trạng bệnh mà dùng phối kết hợp các loại giảm đau, chống viêm, giãn cơ cho phù hợp. Một số loại thường được kê đơn là paracetamol, tramadol, Efferalgan – codein, opioid (giảm đau); Diclofenac,  Meloxicam, Celecoxib, Etoricoxib (thuốc chống viêm không chứa steroid dạng uống hoặc bôi); eperisone, tolperisone (thuốc giãn cơ); corticoid (tiêm ngoài màng cứng trong trường hợp đặc biệt).
  • Thuốc có tác dụng làm chậm tiến trình lão hóa: Piascledine, Glucosamine sulfate, chondroitin sulphate, Thuốc ức chế IL1…
  • Thuốc thảo dược: Lá lốt, ngải cứu, , dây đau xương, cỏ xước, cây mần ri…

2. Làm vật lý trị liệu

Xoa bóp, bấm huyệt, kéo giãn cột sống, chiếu tia hồng ngoại, chườm nóng, tập cơ dựng lưng… có tác dụng tăng cường tuần hoàn và lưu thông máu hiệu quả, đồng thời còn ngăn chặn được các biến chứng như teo cơ, liệt chi hiệu quả.

3. Phẫu thuật

Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp bệnh lý biến chứng nguy hiểm gây đau dây thần kinh tọa nghiêm trọng, thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh, hẹp ống sống chèn ép tủy sống… hoặc khi các phương pháp trị liệu khắc phục không cho kết quả như ý.

duy tri tap luyen the chat
Duy trì tập luyện thể chất bằng các bài tập theo chỉ dẫn của bác sĩ giúp cột sống chắc khỏe hơn

Chăm sóc bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng tại nhà

Xây dựng một kế hoạch chăm sóc phù hợp cho bệnh nhân được xem là rất cần thiết. Điều này sẽ giúp cải thiện, kiểm soát và ngăn ngừa nguy cơ phát sinh biến chứng. Một số cách đơn giản như sau:

  • Thay đổi chế độ ăn uống: Khi xương khớp đang gặp vấn đề thì việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng là rất cần thiết. Lúc này, người bệnh nên tăng cường bổ sung các loại rau có lá màu xanh đậm, sữa và các chế phẩm từ sữa, trái cây họ cam quýt, các loại cá béo,… Nên kiêng rượu bia, nước ngọt có gas, caffeine, thuốc lá, thức ăn nhanh, đồ hộp, đồ cay nóng,…
  • Áp dụng các giải pháp giảm đau tại nhà: chườm nóng, chườm lạnh, massage,… giúp khắc phục cơn đau tại nhà, tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.
  • Điều chỉnh thói quen sinh hoạt: người bệnh cần dành nhiều thời gian cho nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ giấc, không mang vác vật nặng, không duy trì các tư thế sai,…
  • Thiết lập chế độ tập luyện: Việc chăm chỉ tập luyện thể dục, thể thao sẽ khiến cho cơ xương và gân cốt được giãn ra, cải thiện chức năng vận động. Tuy nhiên, người bệnh cần lựa chọn những bài tập phù hợp, tránh tập các bài tập có động tác khó hay những môn thể thao vận động mạnh. Đi bộ, đạp xe, yoga… là những gợi ý tốt phù hợp với người bệnh thoái hóa cột sống lưng.

Phương pháp phòng ngừa thoái hoá cột sống thắt lưng

Để chủ động phòng tránh sớm bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng, các chuyên gia Cơ xương khớp ở Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khuyến cáo chúng ta nên thay đổi tư thế khi ngồi thường xuyên, tập vận động các khớp, tránh ngồi một chỗ quá lâu, tránh đứng nhiều, đứng lâu, mang vác nặng.

Nhân viên văn phòng phải ngồi nhiều có thể tận dụng giờ giải lao để thực hiện các bài tập thể dục nhẹ từ 5-10 phút có tác dụng thư giãn rất tốt cho cột sống cổ, thắt lưng. Ngoài ra, chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhiều rau xanh, sữa để cung cấp vitamin và canxi, tránh bia, rượu, thuốc lá, tránh thức khuya cũng góp phần giúp phòng ngừa căn bệnh này.

Bên cạnh đó, việc tập luyện cũng rất cần thiết nhằm giúp các cơ khớp tăng sức bền và hoạt động tốt hơn, kể cả những người đã bị thoái hóa cột sống. Những người dưới 40 tuổi hoặc bị thoái hóa cột sống nhẹ có thể chơi bất kỳ môn thể thao nào như đi bộ, thể dục dưỡng sinh, bơi lội. Điều quan trọng nhất là người bệnh cần thường xuyên tầm soát các vấn đề về xương khớp càng sớm càng tốt, để có những có biện pháp can thiệp kịp thời.

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và khoa Cơ xương khớp – Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ Cơ xương khớp giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; PGS.TS.BS Vũ Thị Thanh Thủy, TS.BS Chế Đình Nghĩa, ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, ThS.BS Nguyễn Quang Tôn Quyền; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng, TS.BS Văn Đức Minh Lý, ThS.BS.CKII Nguyễn Ngọc Tiệp, ThS.BS ThS.BS.CKI Đặng Khoa Học, ThS.BS Trần Thị Hoài Thanh, BS.CKI Kim Thành Tri, BS.CKI Lê Thanh Vương…

Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.

Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm, hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet, máy đo bàn chân bẹt và in 3D lót đế giày chuyên dụng, Robot lượng giá sức mạnh Dây chằng khớp gối… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…

BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – Quận 8:
    • 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
    • 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Thoái hóa cột sống thắt lưng hoàn toàn có thể được trị khỏi hoàn toàn nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nếu nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, bạn cần đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và tư vấn.

Từ khóa » Gãy đốt Sống Số 5