Thoái Hóa Khớp Gối Là Gì, Có điều Trị Dứt điểm được Không?

Thoái hóa khớp gối là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây hạn chế vận động, thường xảy ra ở người cao tuổi. Nếu không phát hiện, điều trị sớm bệnh có thể gây ảnh hưởng đến khả năng vận động thậm chí tàn phế.

bệnh cơ xương khớp

Thoái hóa khớp vùng gối tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều bất tiện cho người bệnh.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Thoái hóa khớp gối là gì? Bao gồm mấy giai đoạn?
    • 1.1 Bệnh thoái hóa khớp gối là gì?
    • 1.2. Bệnh thoái hóa khớp gối bao gồm mấy giai đoạn?
  • 2. Nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh
    • 2.1. Thoái hóa khớp gối nguyên phát
    • 2.2. Thoái hóa khớp gối thứ phát
    • 3.1. Triệu chứng thông thường của bệnh
    • 3.2. Đối tượng nguy cơ mắc bệnh
  • 4. Bệnh thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không?
  • 5. Thoái hóa khớp gối có điều trị dứt điểm được không?
  • 6. Phải làm gì khi nghi ngờ mắc bệnh?

1. Thoái hóa khớp gối là gì? Bao gồm mấy giai đoạn?

1.1 Bệnh thoái hóa khớp gối là gì?

Khớp gối nằm ở vị trí đầu trên xương chày, đầu dưới xương đùi, mặt sau xương bánh chè và nhờ sụn khớp bao phủ. Đây là khớp chịu tác động của trọng lượng toàn bộ cơ thể và là khớp vận động nhiều nhất. Chính vì vậy, khớp gối rất dễ bị thoái hóa, nhất là ở phụ nữ cao tuổi (80% trường hợp mắc bệnh).

Thoái hóa khớp gối xảy ra khi toàn bộ khớp gối bao gồm sụn, xương dưới sụn, màng hoạt dịch, dây chằng, gân cơ quanh khớp bị tổn thương. Trong đó tổn thương ở phần sụn hay gặp do khi vận động, khớp được trượt trên bề mặt của các sụn.

Biểu hiện thoái hóa khớp thường gặp là biến đổi bề mặt sụn khớp, biến đổi bề mặt khớp, xơ hóa xương dưới sụn, gai xương. Lâu ngày nếu không điều trị kịp thời có thể gây tổn thương khớp, hẹp khe khớp khiến người bệnh đau đớn, khó khăn khi vận động.

1.2. Bệnh thoái hóa khớp gối bao gồm mấy giai đoạn?

Thoái hóa khớp đầu gối phát triển qua 4 giai đoạn theo sự tổn thương của khớp gối. Giai đoạn thoái hóa được phát hiện trên hình ảnh chụp X Quang. Bao gồm:

  • Thoái hóa khớp gối độ 1: Khe khớp còn bình thường, có thể xuất hiện gai xương nhỏ.
  • Thoái hóa khớp gối độ 2: Hẹp khe khớp nhẹ, có gai xương nhỏ.
  • Thoái hóa khớp gối độ 3: Hẹp khe khớp rõ rệt hơn, nhiều gai xương, đầu xương có thể biến dạng.
  • Thoái hóa khớp gối độ 4: Hẹp khe khớp nhiều, có thể toàn bộ khe khớp, có gai xương kích thước lớn, đặc xương dưới sụn, đầu xương bị biến dạng rõ rệt.
nguyên nhân gây thoái hóa khớp

Để điều trị bệnh cần tìm căn nguyên gây thoái hóa khớp thường gặp.

2. Nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh

Có nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh như do tuổi tác, cân nặng, di truyền, chấn thương…nhưng tựu chung lại căn bệnh này được chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính như sau.

2.1. Thoái hóa khớp gối nguyên phát

Các yếu tố nguyên phát là nguyên nhân chính gây ra những tổn thương ở khớp gối và dẫn đến bệnh thoái hóa khớp. Bao gồm:

  • Di truyền: Người thân cận huyết như cha mẹ ruột, anh chị em ruột từng mắc bệnh thoái hóa khớp gối thì nguy cơ cao hơn.
  • Tuổi tác: Khi tuổi tác tăng cao, việc di chuyển khiến sụn bao khớp gối ma sát, xói mòn, khả năng chịu lực và đàn hồi kém. Bệnh thường xuất hiện ở người trên 60 tuổi, trong đó gần 80% người trên 75 tuổi.
  • Nội tiết (đái tháo đường, mãn kinh): Nội tiết tố giảm theo thời gian, đặc biệt ở cơ thể phụ nữ cũng là yếu tố góp phần gây ra căn bệnh thoái hóa khớp.

2.2. Thoái hóa khớp gối thứ phát

Nếu thoái hóa khớp vùng gối nguyên phát hay gặp ở người cao tuổi thì nguyên nhân thứ phát lại có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bao gồm:

  • Bẩm sinh: Hay còn gọi là thoái hóa khớp gối thứ phát bẩm sinh, thường gặp là khớp gối quá duỗi, khớp gối quay ra ngoài, khớp gối quay vào trong,…
  • Giới tính: Căn bệnh hay gặp ở nữ giới do liên quan đến hormon estrogen.
  • Tăng cân quá nhanh: Tăng cân nhanh, béo phì, thừa cân làm tăng áp lực đè nén lên xương khớp.
  • Chấn thương, vận động quá sức: Lao động nặng, chơi thể thao sai cách, tập luyện quá mức có thể gây tổn thương đến gân, sụn, dây chằng, túi hoạt dịch quanh khớp làm trục khớp thay đổi.
  • Ít vận động: Lười tập thể dục cũng không tốt vì dễ khiến cơ xương khớp thiếu sự linh hoạt, dẻo dai, lỏng lẻo.
  • Dinh dưỡng không hợp lý: Ăn uống thiếu chất làm dịch khớp ít tiết chất nhờn, uống nhiều rượu bia khiến sụn khớp bị phá hủy. Đặc biệt là việc thiếu vitamin D tổng hợp canxi cũng gây ra nguy cơ mắc bệnh.
  • Bệnh lý: Hệ miễn dịch bị phá hủy và các tổn thương viêm tại khớp cũng có liên quan đến căn bệnh này, ví dụ như viêm khớp thấp, Gout, viêm cột sống dính khớp…
  • Lạm dụng thuốc Corticoid: Corticoid dùng trong việc chống dị ứng, ức chế miễn dịch, kháng viêm nhưng nếu quá lạm dụng có thể gia tăng nguy cơ mắc thoái hóa khớp.
dấu hiệu thoái hóa khớp

Những cơn đau ở khớp khi thay đổi tư thế rồi tăng dần tần suất, số lượng là dấu hiệu điển hình của bệnh.

3. Dấu hiệu điển hình và đối tượng hay mắc bệnh

3.1. Triệu chứng thông thường của bệnh

  • Đau khớp gối tăng lên khi vận động hoặc thay đổi tư thế: đi bộ nhiều, leo cầu thang… Lúc đầu chỉ là các cơn đau nhức đầu gối và tăng dần về tần suất.
  • Khớp gối sưng to, căng cứng về buổi sáng ngủ dậy, mất linh hoạt, khó thay đổi tư thế do viêm hoặc tràn dịch khớp.
  • Chân lệch trục, người bệnh sẽ đi kiểu chân chữ X hoặc chữ O, và có thể mất chức năng vận động.

3.2. Đối tượng nguy cơ mắc bệnh

Từ các dấu hiệu điển hình và nguyên nhân gây bệnh nói trên, các chuyên gia liệt kê một số đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc thoái hóa khớp vùng gối:

  • Những người cao tuổi.
  • Những người hay lao động nặng, mang vác quá sức.
  • Những người thừa cân, béo phì, mắc bệnh mãn tính như đái tháo đường.
  • Những người từng bị chấn thương khớp gối như đứt dây chằng khớp gối, nứt xương khớp gối…

4. Bệnh thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không?

Tuy không phải là bệnh gây nguy hiểm đến tính mạnh nhưng bệnh thoái hóa khớp gối tạo ra những cơn đau mãn tính, khiến người bệnh suy giảm chức năng vận động ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống, sinh hoạt bình thường. Bệnh có thể dẫn đến nhiều vấn đề tâm lý lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, giảm năng suất lao động.

Nếu không phát hiện, điều trị kịp thời thì căn bệnh có thể tạo ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể:

  • Đi lại đau đớn, khó khăn
  • Cứng khớp, teo cơ
  • Biến dạng khớp gối, làm chi dưới cong vẹo
  • Vôi hóa sụn khớp
  • Tiểu đường, bệnh Gout, bệnh huyết áp, tim mạch…
  • Nặng nhất là bại liệt, tàn phế, cần dùng xe lăn hỗ trợ đi lại
điều trị thoái hóa khớp

Điều trị thoái hóa khớp gối hiện nay có 2 phương pháp chính là nội khoa và phẫu thuật.

5. Thoái hóa khớp gối có điều trị dứt điểm được không?

Thoái hóa các khớp xương, đặc biệt khớp gối là căn bệnh ai cũng có nguy cơ mắc phải. Nhưng thời điểm phát bệnh còn tùy thuộc vào thói quen vận động, công việc, cân nặng, cơ địa mỗi người. Vì căn bệnh có liên quan đến sự lão hóa tự nhiên của cơ thể nên việc điều trị dứt điểm khá là khó xảy ra. Tuy không thể khỏi bệnh triệt để nhưng bệnh nhân vẫn có thể điều trị làm giảm triệu chứng bệnh, phục hồi khả năng vận động khớp gối.

Tùy theo giai đoạn phát bệnh mà bác sĩ có thể áp dụng các biện pháp điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật. Điều trị nội khoa chủ yếu hướng dẫn các bài luyện tập, phòng ngừa tổn thương, giảm cân ở bệnh nhân thừa cân và dùng thuốc.

6. Phải làm gì khi nghi ngờ mắc bệnh?

Khi bản thân hoặc người nhà xuất hiện các dấu hiệu thoái hóa khớp như mô tả, hãy nhanh chóng tới các bệnh viện có chuyên khoa Cơ xương khớp để thăm khám cùng bác sĩ chuyên môn. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lâm sàng, kết hợp các phương pháp cận lâm sàng như điện tâm đồ, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ, siêu âm khớp, nội soi khớp…để xác định chẩn đoán và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp với từng mức độ bệnh.

Ngoài ra, để phòng ngừa và hỗ trợ hiệu quả cho việc điều trị thoái hóa khớp gối, bạn nên tham khảo một số lời khuyên sau đây:

  • Thường xuyên tập luyện đúng cách như đi bộ, đạp xe, bơi lội. Tránh các môn vận động mạnh, quá sức.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, giàu canxi và khoáng chất. Hạn chế rượu bia, chất kích thích, đồ dầu mỡ tăng cân.
  • Kiểm soát cân nặng tốt, tránh tăng cân.
  • Thay đổi tư thế sau mỗi 30 phút để tránh làm cơ khớp bị mỏi.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất về căn bệnh thoái hóa khớp gối, nguy cơ sức khỏe nếu mắc căn bệnh này. Khi nhận thấy dấu hiệu bất thường ở khớp gối xảy ra, chúng ta nên sớm đi gặp bác sĩ để chẩn đoán và nhận phác đồ điều trị phù hợp.

Từ khóa » đặc Xương Dưới Sụn