Thoát Khỏi Tiêu Cực Tuổi 30 - VnExpress

Độc giả  Thien Luong nói về những chênh vênh trong cuộc sống khi một người bước sang độ tuổi 30: Ai đi qua độ tuổi 30 cũng đều có tâm sự riêng, đều có một thời gian cảm thấy chênh vênh. Tôi diễn đạt một cách nôm na là thời kỳ quá độ của tuổi thanh niên chuyển sang giai đoạn trưởng thành.

Nó là khoảng thời gian mà con người ta đang định hướng một hướng đi cho mình. Cảm xúc đó thường rất hay gặp ở những người này khi họ còn cô đơn hay đơn giản là khi họ đơn độc một mình. Độ tuổi quá độ này thường nằm trong khoảng từ 25-35 tuổi.

Sớm hay muộn tùy hoàn cảnh điều kiện của mỗi người. Nếu vượt qua khoảng thời gian này bạn tìm cho mình một chính kiến, một quan điểm sống, một lập trường cho riêng mình thì bạn đã chiến thắng.

>> Công việc tốt, thu nhập ổn nhưng tôi chán chường 3 năm qua

Không cần biết bạn có thu nhập ra sao, công danh sự nghiệp thế nào, chỉ cần có một thái độ tích cực với cuộc sống, không cần bám víu nương tựa vào ai, hãy là chính mình, sống thật với những gì mình có, tự yêu thương lấy bản thân mình. Rồi một ngày bạn sẽ chợt nhận ra mình vẫn là cô gái hồn nhiên yêu đời của ngày nào, những cảm xúc tiêu cực tự tan biến hết, bạn sẽ can đảm làm những gì bạn muốn mà không sợ điều này điều kia. Bạn sẽ tự chủ cho cuộc sống của mình mà không phụ thuộc vào người khác.

Độc giả Hoàng Tùy Phong nêu hai cách để vượt qua những tiêu cực ở tuổi 30:

Có câu: Chuyện xấu không xảy ra và đập tan trái tim bạn chỉ để bạn có thể đau khổ và bỏ cuộc. Chúng xảy ra, đập tan bạn và xây dựng bạn lại từ đầu để bạn có thể trở thành tất cả những gì mình đáng trở thành.

Có nhiều cách thoát khỏi những ám ảnh tiêu cực. Tựu trung có hai cách: tha lực và tự lực. Tha lực là mượn sức người ngoài. Bạn trông cậy ai đó, sự vật, sự việc, nhân duyên nào đó đem đến sự tích cực cho bản thân. Hẹn hò, kết bạn, đi đây đi đó, tìm công việc mới hay nơi ở mới.. đều là tha lực.

>> Tôi bỏ việc lương 50 triệu để vượt qua 'khủng hoảng tuổi 30'

Tự lực là dựa vào chính mình, tin vào bản thân, rằng tất cả mọi vấn đề đều là vấn đề của bản thân và chìa khóa để giải quyết mọi vấn đề nằm ở bản thân. Làm thế nào để phát triển tự lực? Nên ngừng so sánh bản thân với người khác. Ngừng cho rằng hạnh phúc hay bất hạnh là do người khác và ngoại cảnh. Hạnh phúc là trạng thái tâm lý và chỉ có thể tìm trong tâm mình. Thế mới nói: Hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau. Tiến bộ bạn có được không phải bởi bạn hơn người khác mà đến từ việc bạn vượt qua chính mình mỗi ngày.

Về mặt thực hành, nếu bạn có nhiều thời gian bên máy tính thì viết là cách thực hành dễ nhất. Viết là một phương tiện giải thoát. Bằng cách viết, chúng ta thoát khỏi những bóng ma quá khứ. Một lần viết là một lần đi tảo mộ, một lần trở về ngồi khóc bên nấm mộ thanh xuân. Một lần mãi mãi. Bởi vì từ đây kỷ niệm đã được phục sinh, đã nhận được đời sống riêng của nó. Và chúng ta có thể thanh thản ra đi: Chúng ta đã thanh toán xong với quá khứ.

>>Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.

Gục ngã ở tuổi 30 không phải là chấm hết Gục ngã ở tuổi 30 không phải là chấm hết Sống mòn- khủng hoảng tâm lý tuổi 30 'Sống mòn'- khủng hoảng tâm lý tuổi 30

Từ khóa » Chênh Vênh Tuổi 32