Thoát Vị Bẹn Có Nguy Hiểm Không Và Dấu Hiệu Của Bệnh Là Gì?

1. Tìm hiểu về bệnh thoát vị bẹn

Ở bé trai, trong thời kỳ thai nhi phát triển trong bụng mẹ, tinh hoàn được hình thành và phát triển trong ổ bụng. Cho đến khoảng tháng thai thứ 7 trở đi, tinh hoàn mới dần di chuyển xuống bìu và ổn định tại đây. Để đảm bảo cho quá trình di chuyển này, ống tinh phúc mạc được hình thành từ nếp phúc mạc bị kéo dãn nhưng sẽ đóng lại khi tinh hoàn đã di chuyển xuống bìu.

Thoát vị bẹn gây hình thành khối bất thường ở bụng

Thoát vị bẹn gây hình thành khối bất thường ở bụng

Tuy nhiên do nguyên nhân nào đó mà ống phúc tinh mạc không đóng lại, các cơ quan ở ổ bụng có thể di chuyển theo ống hở này xuống vùng bụng dưới. Tuy nhiên do kích thước nhỏ mà các cơ quan ổ bụng này sẽ bị kẹt tại ống bẹn đẫn đến chèn ép bó mạch tinh hoàn, giảm máu nuôi đến tinh hoàn cũng như chèn ép lên các cơ quan ổ bụng.

Trường hợp bị tắc nghẹt nhưng không mổ kịp thời có thể dẫn đến hoại tử cơ quan ổ bụng, nguy hiểm hơn gây nhiễm trùng phúc mạc và tử vong. Biến chứng xảy ra đột ngột, khó có thể dự đoán được.

Thoát vị bẹn có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người lớn, trong đó bé trai có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn. Song vẫn có trường hợp người cao tuổi, người lớn tuổi do cơ thành ổ bụng yếu mới dần phát triển bệnh.

Thoát vị bẹn thường gặp hơn ở nam giới

Thoát vị bẹn thường gặp hơn ở nam giới

Có hai dạng thoát vị bẹn thường gặp bao gồm:

Thoát vị bẹn gián tiếp

Đây là bệnh khi tạng thoát vị đi qua ống phúc tinh mạc, hay còn gọi là thoát vị bẹn bẩm sinh

Thoát vị bẹn trực tiếp

Đây là bệnh khi tạng thoát vị đi qua điểm yếu ở thành bẹn, hình thành theo thời gian khi cơ thành phúc mạc yếu. Thể bệnh này phổ biến ở các đối tượng như: người bị táo bón kéo dài, người làm việc gắng sức, tiểu khó, ho nặng kéo dài,…

2. Chuyên gia tư vấn: thoát vị bẹn có nguy hiểm không?

Khi khối thoát vị bẹn hình thành, người bệnh sẽ cảm nhận được sự tăng kích thước của khối thoát vị, điều này sẽ khác nhau với mỗi người bệnh. Bệnh tiến triển tự nhiên song vẫn gây cảm giác khó chịu, đau tức cho người bệnh khi phải làm việc gắng sức hoặc khi đi vệ sinh,…

Nếu can thiệp sớm, thoát vị bẹn ở trẻ em và người lớn đều không nguy hiểm. Tuy nhiên nếu phát hiện, điều trị muộn, người bệnh có thể phải đối diện với những biến chứng nguy hiểm như:

2.1. Thoát vị nghẹt

Đây là biến chứng nguy hiểm nhất và phổ biến nhất khi cơ quan ổ bụng bị thoát vị nhưng tắc nghẹt tại vùng cổ túi hoặc bị xoắn. Vì vậy dù di chuyển cơ thể, các tạng này cũng không trở lại ổ bụng được, lưu thông máu kém có thể dẫn đến hoại tử. Bệnh nhân sẽ cần phẫu thuật sớm để giải phóng nội tạng bị tắc nghẹt, tránh hoại tử nặng và lan ra các cơ quan ổ bụng khác.

Thoát vị bẹn có thể gây tắc nghẹt nội tạng nguy hiểm

Thoát vị bẹn có thể gây tắc nghẹt nội tạng nguy hiểm

2.2. Biến chứng thoát vị kẹt

Ngoài thoát bị nghẹt, thoát vị kẹt cũng là biến chứng thường gặp nhưng ít nguy hiểm hơn khi các tạng thoát vị xuống dưới ổ bụng nhưng không đẩy lên được. Từ đó khối thoát vị sẽ tồn tại lâu dài, gây cảm giác vướng víu cho người bệnh và tăng nguy cơ chấn thương.

Nếu không can thiệp, biến chứng chấn thương thoát vị có thể gây nguy hiểm cho tính mạng khi nội tạng bị vỡ, chảy máu, nhiễm trùng,…

2.3. Biến chứng đến sức khỏe sinh sản

Với nam giới bị thoát vị nghẹt, khối thoát vị có thể chèn ép lên các mạch máu nuôi đến tinh hoàn, khiến cơ quan sinh sản này nhận được ít máu nuôi hơn. Từ đó người bệnh có thể gặp phải các vấn đề về sức khỏe sinh sản và tình dục, khiến bệnh nhân tự ti hơn.

Thoát vị bẹn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

Thoát vị bẹn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

Để phòng ngừa các biến chứng này, cần phát hiện và điều trị bệnh sớm, củng cố cơ ổ bụng để ngăn ngừa thoát vị hình thành và dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân không nên chủ quan kể cả thoát vị bẹn chưa gây triệu chứng hay biến chứng nào, biến chứng có thể xảy ra đột ngột và nguy hiểm khiến người bệnh không kịp can thiệp xử lý.

3. Nhận biết dấu hiệu điển hình của thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn sẽ gây triệu chứng dễ nhận biết nhất là sự hình thành bất thường của khối phồng vùng bẹn bìu ở bé trai hoặc vùng gần âm hộ của bé gái. Khi khối thoát vị này hình thành, đa phần sẽ gây đau đớn, căng tức vùng bụng dưới. Khi đó, trẻ cũng thường hay khóc, khó chịu hơn nhất là khi rặn đại tiện hoặc vận động mạnh.

Khi nằm nghỉ ngơi, khối thoát vị bẹn có thể tự chui vào ổ bụng và biến mất, nếu không thì có thể khối thoát vị bẹn đã bị tắc nghẹt.

Cần đặc biệt lưu ý nếu bệnh nhân thoát vị bẹn có các dấu hiệu nặng cho thấy đã xảy ra tình trạng nghẹt, kẹt khối thoát vị như: xuất hiện khối phồng căng cứng, sờ thấy đau, cảm giác đau tức âm ỉ vùng bụng, nôn ói, rối loạn tiêu hóa,…

Khi gặp triệu chứng này, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế sớm để chẩn đoán điều trị, tránh các biến chứng nguy hiểm như hoại tử ruột, nhiễm trùng nguy hiểm đến tính mạng.

Khi có dấu hiệu bệnh, bác sĩ sẽ chẩn đoán thông qua thăm khám lâm sàng, thu thập thông tin triệu chứng cùng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh xác định. Sau đó, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật đưa tạng ổ bụng trở lại vị trí, khâu liền ngăn ngừa biến chứng nghẹt. Phẫu thuật nội soi đang được ứng dụng rộng rãi trong điều trị thoát vị bẹn, ít gây đau đớn và thời gian vết thương lành nhanh.

Trên đây là những thông tin trả lời cho thắc mắc thoát vị bẹn có nguy hiểm không. Có thể thấy, đây là bệnh lý có thể gây biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên nếu điều trị sớm sẽ không gây nguy hại gì đến người bệnh.

Phẫu thuật thoát vị bẹn người bệnh cần lựa chọn cơ sở y tế lớn, uy tín như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện 108, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Trong đó, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế được nhiều bệnh nhân tin tưởng và lựa chọn. Tùy vào tình trạng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp như phẫu thuật, mổ nội soi,.. Với đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị y khoa hiện đại cùng hệ thống phòng mổ vô khuẩn đạt yêu cầu của Bộ Y tế, chắc chắn người bệnh sẽ được tiếp cận với các phương pháp điều trị tối ưu.

Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Từ khóa » Thoát Vị Bẹn Voz