Thoát Vị Bẹn
Có thể bạn quan tâm
1. Tổng quan
Thoát vị bẹn là tình trạng các tạng trong ổ bụng chui qua ống bẹn hay các điểm yếu tự nhiên của thành bụng vùng trên nếp bẹn xuống dưới da hoặc xuống vùng bìu.
Thoát vị bẹn được gây ra khi có sự kết hợp của 2 yếu tố: yếu cơ thành bụng và tăng áp lực xảy ra tại chỗ thoát vị
2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Bẩm sinh ( do tồn tại ống phúc tinh mạc trong thời kì bào thai)
Mắc phải do cơ thành bụng bị yếu ( tuổi già, béo phì, vết mổ vùng bẹn, bệnh mất collagen trong mô…)
Yếu tố nguy cơ : các nguyên nhân làm tăng áp lực ổ bụng liên tục như :
+ Táo bón kinh niên
+ Ho dai dẳng kéo dài trong viêm phế quản mạn
+ Cổ chướng, các khối u lớn trong ổ bụng, u đại tràng …
+ Thai kì
3. Triệu chứng , biến chứng và chẩn đoán
Triệu chứng đầu tiên xuất hiện có thể không rõ ràng, bệnh nhân có thể có cảm giác tức nặng vùng bẹn. Về sau khi khối thoát vị to lên thì bệnh nhân thấy xuất hiện khối phồng vùng bẹn ( có thể một hoặc hai bên), biến mất khi nằm xuống hoặc tăng kích thước khi đứng, khi đi lại và khi ho, hắt hơi. Lúc đầu bệnh nhân có thể đẩy khối thoát vị lên ổ bụng một cách dễ dàng, sau nếu có biến chứng kẹt và nghẹt, thì khối không thể đẩy lên ổ bụng.
Đây là biến chứng nguy hiểm và phổ biến nhất của thoát vị bẹn: Khi đó bệnh nhân sẽ có cảm giác đau đột ngột và dữ dội vùng bẹn, sốt, mạch nhanh . Tại chỗ khối phồng thoát vị chuyển sang màu đỏ, tím hoặc sẫm.
Khi tình trạng này xảy ra mà không được cấp cứu kịp thời thì các tạng trong túi thoát vị ( quai ruột , mạc treo ) sẽ bị thiếu máu nuôi dưỡng dẫn đến hoại tử , có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Chẩn đoán thoát vị bẹn chủ yếu dựa vào lâm sàng. Ngoài ra sử dụng các biện pháp cận lâm sàng như : Siêu âm, XQ, CT-scan bụng - chậu để xác định rõ nội dung túi thoát vị , kích thước túi thoát vị, và tình trạng các quai ruột trong túi thoát vị. cũng như để chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý hay gặp ở vùng bẹn bìu như : Thoát vị đùi, tràn dịch màng tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh…
4. Điều trị
Phương pháp chủ yếu để điều trị thoát vị bẹn là phẫu thuật để cắt bỏ túi thoát vị đồng thời tái tạo lại thành bụng vững chắc hơn.
Phương pháp điều trị bảo tồn ( sử dụng dải đeo túi thoát vị , mặc quần chật..) chỉ đặt ra đối với trẻ nhỏ ( <6 tuổi) do ít bị nghẹt và ống phúc tinh mạc có thể bít lại hoặc bệnh nhân già yếu có bệnh lý kết hợp.
5. Phòng ngừa thoát vị bẹn
Với những đối tượng có yếu tố nguy cơ đã kể trên thì việc phòng ngừa thoát vị bẹn chủ yếu tập trung và việc hạn chế các yếu tố nguy cơ mắc bệnh như:
Có chế độ ăn nhiều chất xơ, dễ tiêu, tránh gây táo bón mãn tính
Không hút thuốc là để giảm nguy cơ ho mãn tính
Hạn chế những công việc phải mang vác nặng
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm tầm soát những bệnh lý có nguy cơ dẫn tới thoát vị bẹn.
Bs Vũ Thị Thu Lan khoa C7
Từ khóa » Thoát Vị Bẹn Xuống Bìu
-
Bệnh Thoát Vị Bẹn Là Gì? Làm Thế Nào để điều Trị Dứt điểm?
-
Thoát Vị Bẹn ở Người Lớn Có Nguy Hiểm Không? | Vinmec
-
Bệnh Thoát Vị Bẹn - Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Thoát Vị Bẹn Có Nguy Hiểm Không? | Columbia Asia Hospital - Vietnam
-
Thoát Vị Bẹn ở Người Lớn Có Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân Do đâu?
-
Thoát Vị Bẹn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị | Medlatec
-
Những điều Cần Biết Về Bệnh Thoát Vị Bẹn - FAMILY HOSPITAL
-
Thoát Vị Bẹn Có Nguy Hiểm Không Và Nên Chữa Như Thế Nào?
-
Chữa Thoát Vị Bẹn Bằng Thuốc Có Hiệu Quả Không? | TCI Hospital
-
Điều Trị Thoát Vị Bẹn Bằng Phương Pháp Mổ Nội Soi đặt Lưới Nhân Tạo ...
-
Thoát Vị Bẹn ở Trẻ Em: Biểu Hiện Và Biến Chứng Thường Gặp
-
Thoát Vị Bẹn ở Trẻ Em - Cần Phẫu Thuật Sớm | Bệnh Viện Quốc Tế Vinh
-
Chứng Sa Ruột Hay Thoát Vị Bẹn, Nghẹn Ruột - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
MỔ NỘI SOI ĐẶT LƯỚI NHÂN TẠO ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BẸN